Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1063

Vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại cổ phần trong pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN LUẬT & CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH PHI PHA

LỚP: QUẢN TRỊ - LUẬT KHÓA: 34 KHOA: QUẢN TRỊ

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. VŨ THỊ THANH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này hoàn toàn do tôi thực hiện.

Các đoạn trích, số liệu, hình ảnh bên ngoài sử dụng trong khóa luận đều đƣợc tôi

trích dẫn nguồn đầy đủ. Một số nội dung trong khóa luận đƣợc tôi dịch trực tiếp từ

các nguồn tài liệu tiếng Anh và đã chú dẫn nguồn của văn bản gốc.

Nếu nhƣ có bất kỳ sai phạm nào, tôi xin tự chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng.

Tác giả khóa luận

Đinh Phi Pha

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCTD : Tổ chức tín dụng

NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM : Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3

4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4

6. Kết cấu.....................................................................................................................4

CHƢƠNG 1. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY……………...5

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề sở hữu chéo 5

1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo.....................................................................................5

1.1.2. Lợi ích và tác hại của sở hữu chéo ..................................................................7

1.1.2.1. Lợi ích ............................................................................................................7

1.1.2.2. Tác hại..........................................................................................................10

1.2. Sở hữu chéo và phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân

hàng ở Việt Nam.......................................................................................................14

1.2.1. Hiện tượng sở hữu chéo ở Việt Nam..............................................................14

1.2.2. Phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ..15

1.3. Sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam..................................................16

1.3.1. Khái niệm sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam ................................16

1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sở hữu chéo trầm trọng giữa các NHTMCP

tại Việt Nam hiện nay................................................................................................19

1.3.3. Thực trạng sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam ..............................22

1.3.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của sở hữu chéo ở các NHTMCP Việt

Nam 23

1.3.4.1. Những lợi ích về mặt kinh tế của sở hữu chéo.............................................23

1.3.4.2. Những tác động tiêu cực của sở hữu chéo ...................................................23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 25

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN

QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 26

2.1. Các quy định về việc góp vốn, mua cổ phần ....................................................27

2.2.Các quy định về sở hữu cổ phần .......................................................................29

2.3.Các quy định về trường hợp không được cấp tín dụng....................................33

2.3.1. Trường hợp không cấp tín dụng cho những tổ chức, cá nhân được quy định

tại khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD ......................................................................34

2.3.2. Quy định về việc không cấp tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực kinh

doanh chứng khoán mà tổ chức nắm quyền kiểm soát .............................................36

2.3.3. Quy định không được cho vay để góp vốn vào TCTD khác trên cơ sở nhận tài

sản bảo đảm bằng chính cổ phiếu của TCTD nhận vốn góp ....................................37

2.4.Giới hạn cấp tín dụng ........................................................................................38

2.5.Các quy định về người liên quan.......................................................................39

2.6.Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu......................................................42

2.7.Các quy định về công bố thông tin ....................................................................43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 46

CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ VẤN ĐỀ SỞ HỮU

CHÉO – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 47

3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý vấn đề sở hữu chéo.................47

3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vấn đề sở hữu chéo.........................................47

3.1.1.1. Khái quát lịch sử sở hữu chéo ở Nhật Bản...................................................47

3.1.1.2.Lý do dẫn đến việc giảm sở hữu chéo ở Nhật Bản .......................................49

3.1.1.3. Một số giải pháp làm giảm bớt sở hữu chéo của Nhật Bản .........................50

3.1.2. Kinh nghiệm của Đức......................................................................................51

3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc............................................................................54

3.1.4. Kinh nghiệm của Ý ..........................................................................................55

3.1.5. Kinh nghiệm của Mỹ .......................................................................................56

3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................57

3.2.1. Một số kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm quốc tế.......................................57

3.2.2. Một số giải pháp để giảm ở hữu chéo giữa các NHTMCP ở hiện tại ............58

3.2.3. Đề xuất một số sửa đổi trong các quy định của pháp luật Việt Nam .............59

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 60

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đối với một quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và hệ thống

các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) nói riêng luôn đóng một vai trò vô

cùng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các NHTMCP chính là cầu nối giữa

nơi có lƣợng tiền nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn để đầu tƣ sản xuất, kinh

doanh. Nói cách khác, NHTMCP chính là nơi bơm vốn vào nền kinh tế, giúp cho

các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội đƣợc tiến hành một

cách suôn sẻ. Khi các NHTMCP hoạt động tốt sẽ giúp nền kinh tế quốc gia ổn định

và phát triển thuận lợi. Nhƣng nếu các NHTMCP hoạt động không tốt thì không

những tác động xấu đến bản thân các NHTMCP này, mà còn ảnh hƣởng trực tiếp

đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thậm chí có

thể ảnh hƣởng dây chuyền lên tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì

xuất phát từ vai trò là một định chế tài chính trung gian nên bất cứ hành vi nào của

NHTMCP cũng có thể gây ảnh hƣởng đến nền kinh tế.

Theo Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 19/02/2013 về

Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng

theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 –

2020, vấn đề tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ

trọng tâm. Sở dĩ xuất hiện vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mà trọng tâm là

các TCTD, là do trong những năm trở lại đây, trong quá trình hoạt động của mình,

các NHTMCP bắt đầu bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế dẫn đến hàng loạt những hậu

quả đáng lo ngại. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất từ hoạt động của hệ

thống NHTMCP tại Việt Nam trong thời gian qua, đó là việc hình thành nên hàng

loạt các khoảng nợ xấu với quy mô khác nhau, mà phần lớn là khó có khả năng thu

hồi. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các khoản nợ xấu này, mặc dù chủ yếu là

do nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hay do việc sử dụng

vốn vay không hiệu quả, thì còn có một nguyên nhân là tác động sâu xa từ hệ quả

tiêu cực của sở hữu chéo ngân hàng.

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nói chung, và giữa các NHTMCP nói riêng

hiện đang đƣợc xem là một trong những nguyên nhân hình thành nên các khoản nợ

xấu khó thu hồi của các NHTMCP. Trong giai đoạn 2013 – 2015, cùng với mục tiêu

hàng đầu là xử lý nợ xấu, vấn đề cố gắng làm giảm sự phức tạp, chồng chéo của cấu

trúc sở hữu chéo ngân hàng cũng phải đƣợc tiến hành song song. Trên thực tế, sở

hữu chéo chính là câu hỏi khó khăn nhất trong bài toán tái cơ cấu. Bởi lẽ, để có thể

tái cơ cấu một cách hiệu quả, các cơ quan nhà nƣớc cần phải kiểm tra và tìm ra

đƣợc đƣờng đi của dòng vốn, mà trong ma trận sở hữu chéo, đƣờng đi này là vô

cùng phức tạp và không dễ để có thể lần ra đƣợc tận gốc.

Không những thế, bên cạnh việc các khoản nợ xấu của ngân hàng đã đƣợc thông tin,

vài năm gần đây, xuất hiện một số vụ bê bối liên quan đến một số ngƣời lãnh đạo

của các ngân hàng lớn trong việc thực hiện một số hành vi gây ảnh hƣởng xấu đến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!