Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề quyền lực trong tư tưởng của john locke và giá trị hiện thời của nó.
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1103

Vấn đề quyền lực trong tư tưởng của john locke và giá trị hiện thời của nó.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Tên đề tài:

VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC TRONG TƯ TƯỞNG

CỦA JOHN LOCKE VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI CỦA NÓ

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Ngọc Hân

Lớp : 12 SGC

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Khắc Sơn

Đà nẵng, tháng 5, 2016

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, em đã

nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy

cô.Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến

thầy Ngô Khắc Sơn người hướng dẫn và giúp đỡ em

rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận

này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Giáo

dục Chính trị trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, khoa

lý luận Chính trị và khoa kinh tế Chính trị của trường

Đại học kinh tế Đà Nẵng đã trang bị cho em những

kiến thức sâu sắc để hoàn thành tốt đề tài này.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận

em còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ từ

phía gia đình, bạn bè, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn

trong lớp. Do đó kết quả của đề tài này là lời cảm ơn

sâu sắc nhất của em gửi đến mọi người, là nguồn động

lực để em có thể tự tin vào các kiến thức mình đã thu

được sau khi tốt nghiệp

Mặc dù đã nổ lực cố gắng nhưng đề tài của em

vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các

thầy, cô đóng góp ý kiến, bổ sung cho khóa luận được

hoàn thiện hơn.

Sinh viên

Lê Thị Ngọc hân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 2

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2

4. Bố cục đề tài................................................................................................................ 3

5. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1:VỀ JOHN LOCKE VÀ QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKEVỀ

QUYỀN LỰC.................................................................................................................. 5

1.1. Về John Locke.......................................................................................................... 5

1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của John Locke ................................................................ 5

1.1.2. Hệ thống tư tưởng của John Locke ....................................................................... 9

1.2. Quan niệm của John Locke về quyền lực .............................................................. 13

1.2.1. Vấn đề quyền lực trong lịch sử tư tưởng............................................................. 13

1.2.1.1. Quan niệm về quyền lực trong lịch sử tư tưởng phương Đông ....................... 14

1.2.1.2. Quan niệm về quyền lực trong lịch sử tư tưởng phương Tây.......................... 18

1.2.2. Nội dung quan niệm về quyền lực của John Locke ............................................ 21

1.2.2.1. Quyền thực thi luật tự nhiên............................................................................. 21

1.2.2.2. Sự chuyển giao quyền thực thi luật tự nhiên.................................................... 25

1.2.2.3. Các loại quyền lực............................................................................................ 28

CHƯƠNG 2:GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC CỦA JOHN LOCKE.. 36

2.1. Giá trị lịch sử.......................................................................................................... 36

2.2. Giá trị hiện thời ...................................................................................................... 43

2.3. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng về quyền lực của J.Locke ở Việt Nam ............. 50

2.3.1. Quyền lực được quy định trong Hiến pháp Việt Nam........................................ 50

2.3.2. Vấn đề quyền lực hiện nay ở Việt Nam.............................................................. 54

KẾT LUẬN................................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 58

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền lực là vấn đề được nhiều nhà triết học, chính trị học quan tâm và

nghiên cứu.Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, dù muốn hay không, bất kỳ một

cá nhân nào đều phải tham gia vào những mức độ khác nhau của quyền lực.Có thể

nói quyền lực bao trùm tất cả các thành viên trong xã hội.Ởmỗigiai đoạn lịch sử,

quan hệ giữa người vớingười có sự thay đổi, chính vì thế mà quan hệ quyền lực

giữa họ cũng thay đổi.Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã quan tâm đến vai trò của

quyền lực, pháp luật trong việc thiết lập một xã hội có trật tự, kỷ cương. Có thể

khẳng định rằng, chính những tư tưởng đó đã đặt cơ sở nền tảng cho các quan niệm

triết học pháp quyền sau này.

Nhà triết học chính trị người Anh John Locke (1632-1704) là một trong

những người đã phát triển tư tưởng về quyền lực của các nhà triết học từ thời cổ đại

đến thế kỷ XVII. Là một nhà tư tưởng, nhà cách mạng, đồng thời là chứng nhân của

lịch sử đầy biến động ở châu Âu nói chung và lịch sử xã hội nước Anh nói riêng.

Đó là giai đoạn các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi (điển hình là

cách mạng tư sản Anh 1642-1689), đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ

nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành chủ

nghĩa tư bản không chỉ ở nước Anh mà còn trên phạm vi toàn Châu Âu và thế giới.

Thành tựu vĩ đại nhất của John Locke có thể nói đến là trong lĩnh vực triết

học chính trị, đặc biệt là những tư tưởng làm nền tảng cho chủ nghĩa tự do sau này.

Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con

người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Tư tưởng tự do và khế ước

xã hội của ông có ảnh hưởng trực tiếp đến Voltaire, Montesquieu, Rousseau,

Diderot… và là nền tảng tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. Những tư tưởng

ấy có giá trị vượt thời gian, ảnh hưởng to lớn đến cục diện Tây Âu và nước Mỹ thế

kỷ XVIII. Các quan điểm của John Locke cũng được Thomas Jefferson đưa vào

Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập trong bản Tuyên

ngôn là “quyền được mưu cầu hạnh phúc”: mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo

hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền

sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.

2

Những tư tưởng chính trị của John Locke chủ yếu được thể hiện trong tác

phẩm “Two Treatises ofGovernment” (Khảo luận thứ hai về chính quyền) xuất bản

năm 1689. Những quan niệm của ông trong tác phẩm này có một ý nghĩa lịch sử to

lớn, nó vẫn được coi như một tác phẩm đóng vai trò nền tảng lý luận cho cuộc

“cách mạng vinh quang” (1688). Những vấn đề mà Locke đặt ra trong tác phẩm

thực sự có ý nghĩa với đời sống chính trị đương thời. Khảo luận thứ hai về chính

quyền cùng với tư tưởng của John Locke là sự chuẩn bị tư tưởng cho quá trình

chuyển đổi lớn tại Châu Âu và Mỹ, mở ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng cho

những quan điểm chính trị – xã hội tiến bộ. Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về

chính quyền – Chính quyền dân sự”, J.Locke đã chỉ ra quá trình chuyển từ quyền

lực tự nhiên của con người đến quyền lực dân sự, những kiến giải về quyền lực

chính trị, quyền lực nhà nước, về quyền lực bạo chính và sự biến thể của một chính

quyền dân sự chân chính thành quyền chuyên chế tàn bạo. Quan điểm của ông còn

là sự manh nha cho việc phân tách quyền lực được Montesquieu đề cập trong tác

phẩm “Tinh thần pháp luật”.

Từ luận giải của các nhà tư tưởng trong lịch sử, đặc biệt là tư tưởng về

“quyền lực” của John Locke và từ thực tiễn chính trị của xã hội loài người, có thể

khẳng định rằng, vấn đề “quyền lực” có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực hoạt

động của con người (kinh tế, chính trị, xã hội). Từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Vấn

đề quyền lực trong tư tưởng của John Locke và giá trị hiện thời của nó” làm đề

tài khóa luận.

2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích và làm rõ quan niệm về quyền lực của Locke trong tác phẩm

“Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự”, những giá trị và mâu

thuẫn trong tác phẩm, từ đó chỉ ra ý nghĩa lịch sử của nó và ý nghĩa đối với Việt

Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: vấn đề “quyền lực” trong tác phẩm “Khảo

luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự”.

3

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính

quyền – Chính quyền dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch, Nxb Tri Thức ấn hành năm

2007.

- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận

nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ

yếu sau: phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp,

phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa...

4.Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận có

kết cấu gồm 2 chương (5 tiết).

5. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về “quyền lực” ở nước ta không còn là vấn đề mới và có thể kể

đến những công trình tiêu biểu sau:

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở

một số nước của Nguyễn Thị Hồi được nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội phát hành

năm 2005. Đây là công trình tương đối đầy đủ và hoàn thiện về tư tưởng phân

quyền và việc áp dụng nó trong tổ chức và hoạt động của một số bộ máy nhà nước

mang tính tiêu biểu hiện nay. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát

tư tưởng phân quyền của các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu,

Rousseau…

Luận văn Thạc sĩ Triết học của Nguyễn Thanh Dũng (1998). Tư tưởng về

Nhà nước, quyền lực nhà nước trong lịchsử triết học và quan điểm của Đảng ta về

xây dựng nhà nước Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ của Vũ Mạnh Toàn (2003), Vấn đề quyền lực trong triết học

xã hội của Béctơrăng Rátxen.

Nguyễn Thị Hoàn(2009), Quan niệm về nhà nước pháp quyền của

Ch.S.Mongtesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ

triết học,Viện triết học

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!