Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề nhận thức luận trong tác phẩm "bút kí triết học" của v.i.lênin.
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
566.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
896

Vấn đề nhận thức luận trong tác phẩm "bút kí triết học" của v.i.lênin.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TÁC PHẨM

“BÚT KÍ TRIẾT HỌC” CỦA V.I.LÊNIN

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Dương Đình Tùng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mỹ Hạnh

Lớp : 12SGC

Ngành : Sư phạm Giáo dục Chính trị

Niên khóa : 2012 - 2016

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này bản thân chúng tôi cần có sự nổ lực và cố gắng,

nhưng trước hết phải nói đến sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của Th.S Dương Đình

Tùng. Bằng tâm huyết và nhiệt tình của người giáo viên thầy đã tận tình hướng dẫn

giúp đỡ đưa ra những nhận xét đánh giá cho khóa luận của chúng em được hoàn

thiện.

Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Giáo

Dục Chính Trị - Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, Khoa Lý Luận Chính Trị - Đại Học

Kinh Tế Đà Nẵng, cùng toàn thể các bạn sinh viên trong khoa đã góp ý, giúp đỡ

cho chúng tôi hoàn thành khóa luận.

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia làm khóa luận, do hạn

chế về tri thức và hiểu biết, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

nhận được sự góp ý từ các thầy cô và các bạn sinh viên cùng những ai quan tâm

đến đề tài khóa luận này, để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.

Đà nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2016

Sinh viên: Trần Thị Mỹ Hạnh

Danh mục các từ viết tắt

Chữ cái viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ

CNDT Chủ nghĩa duy tâm

CNDV Chủ nghĩa duy vật

CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc

CNTB Chủ nghĩa tư bản

LSPBC Lịch sử phép biện chứng

PBC Phép biện chứng

PBCDV Phép biện chứng duy vật

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

V.I.Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và toàn thể nhân loại cần lao

trên thế giới – Người đã vận dụng thành công lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen

trong thực tiễn cách mạng Nga. Từ lập trường duy vật biện chứng, Lênin đã tổng

kết những thành tựu của khoa học tự nhiên, vạch trần sự xuyên tạc của Makhơ về

phạm trù vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, qua đó phát triển chủ nghĩa

duy vật biện chứng lên tầm cao mới.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX cùng với những biến đổi lớn về kinh tế, chính

trị - xã hội , khi CNTB phát triển thành CNĐQ sự bóc lột của giai cấp tư sản ở các

nước phương Tây ngày càng trở nên gay gắt. Do nhu cầu mở rộng thị trường, cướp

đoạt tài nguyên giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các

nước chậm phát triển ở Châu Á, Châu Phi, v.v. Từ đó những mâu thuẫn trên thế

giới ngày càng trở nên gây gắt, ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và giai cấp

Vô sản đã xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa CNĐQ phương Tây với các dân tộc

thuộc địa bị áp bức. Lúc này phong trào công nhân trên thế giới đòi hỏi phải có một

định hướng cách mạng khoa học để chống lại hệ tư tưởng của giai cấp Tư

sản.Trong giai đoạn này, khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lý học đã phát triển

nhanh chóng và trở thành cuộc cách mạng cận đại trong khoa học tự nhiên. Những

phát hiện mới trong vật lý học, đặc biệt việc phát hiện ra điện tử đã làm đảo lộn

nhiều khái niệm nguyên lý trong triết học và khoa học tự nhiên cụ thể là vật lý học,

cụ thể là khái niệm vật chất. Trước những biến đổi trên, với tinh thần sáng tạo và

sự kiên định của mình, Lênin đã bảo vệ, phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác và

nâng triết học Mác lên một tầm cao mới – trở thành triết học Mác - Lênin. Trong

các tác phẩm như: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; Bút kí

triết học; Bàn về phép biện chứng, v.v. Lênin đã đưa ra các tư tưởng triết học dựa

trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng đang diễn ra và những thành tựu

mới nhất của khoa học tự nhiên, bổ sung, phát triển phép biện chứng mácxit. Lênin

đã có những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và

nhân dân lao động toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho

2

hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc. Di sản Lênin để lại cho nhân loại tiến bộ

và vô cùng to lớn cả trên phương diện thực tiễn và lý luận.

Trong tác phẩm “Bút kí triết học”, Lênin tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc

thêm những quy luật, phạm trù của PBCDV. Ông phân tích sâu sắc về nguyên lý sự

thống nhất giữa PBC, logic học và lý luận nhận thức, chỉ ra nguồn gốc của nhận

thức.v.v. Vấn đề nhận thức luận trong tác phẩm “Bút kí triết học” đã trang bị cho

các nhà triết học duy vật biện chứng cách xem xét, đánh giá lịch sử tư tưởng triết

học một cách trung thực và nhận thức về sự vận động phát triển của khoa học tự

nhiên theo tinh thần liên hệ và phát triển. Những người mác-xít xem bút kí triết học

là một trong những tác phẩm mang nội dung sâu sắc, giúp họ vững vàng hơn trong

cuộc luận chiến tư tưởng của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Tư tưởng

triết học của Lênin trong bút kí triết học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng

để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Giá trị về nhận thức luận trong tác phẩm không chỉ trong giai đoạn Lênin, mà

ngày nay những tư tưởng đó vẫn đóng vai trò phương pháp luận trong nhận thức

khoa học, và đối với Việt Nam trong tiến trình xây dựng đất nước quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, việc nhận thức biện chứng về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội là

điều cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển của đất nước.

Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề nhận thức luận trong

tác phẩm Bút kí triết học của V.I.Lênin” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung nhận thức luận trong tác phẩm Bút ký

triết học, chỉ ra những đóng góp của Lênin đối với sự phát triển lý luận nhận thức

trong chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích trên đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:

Phân tích những nội dung triết học cơ bản trong tác phẩm “Bút ký triết học”.

Phân tích những nội dungnhận thức luận trong tác phẩm “Bút ký triết học”.

Làm rõ những đóng góp của Lênin trong tác phẩm “Bút kí triết học” về nhận

thức luận đối với sự phát triển của phép biện chứng duy vật.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề nhận thức luận trong tác phẩm “Bút kí triết học” của Lênin.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm “Bút kí triết học” của Lênin.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phép biện chứng duy được xem là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu trong

khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp các tư liệu có liên

quan, từ đó tiếp tục nhận thức và xác định các phạm trù, quy luật, để lựa chọn các

thuật ngữ để biểu đạt chính xác các khái niệm.

Phương pháp logic và lịch sử: nhận thức các vấn đề nghiên cứu theo đúng thời

gian, không gian nó diễn ra (nhận thức đúng quá trình ra đời, phát triển và tiêu

vong của các tư tưởng về nhận thức luận trong lịch sử). Sau đó thông qua phương

pháp logic để đi tìm bản chất, quy luật vận động phát triển của lý luận nhận thức từ

đó chỉ ra những đóng góp của Lênin đối với sự phát triển của phép biện chứng duy

vật.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích, chia các vấn đề nghiên cứu ra

từng bộ phận để đi sâu vào nhận thức các bộ phận đó. Sau khi hiểu được các bộ

phận cụ thể của vấn đề nghiên cứu bắt đầu liên kết thống nhất các bộ phận đã phân

tích lại để hiểu và nhận thức cái chỉnh thể của vấn đề nghiên cứu.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có nội dung

chính được trình bày trong 2 chương:

Chương 1: Khái quát về nhận thức luận và giới thiệu tác phẩm “Bút kí triết

học” của Lênin

Chương 2: Vấn đề nhận thức luận trong tác phẩm “Bút kí triết học” của Lênin

4

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong chủ nghĩa Mác - Lênin lý luận nhận thức là một trong những nội dung

cơ bản của phép biện chứng, đó là lý luận nhận thức duy vật biện chứng, tức học

thuyết về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan thông qua

hoạt động thực tiễn, lý giải bản chất con đường và quy luật chung của quá trình

nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn

của con người. Vì vậy, vấn đề lý luận nhận thức duy vật biện chứng được C.Mác,

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin quan tâm nghiên cứu, nội dung vấn đề này được thể hiện

trong một số tác phẩm của các ông.

Trong tác phẩm Lời nói đầu cho bản thảo kinh tế 1857- 1859, C.Mác đã vận

dụng và phát triển phép biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu những vấn đề về

kinh tế.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh (1878), Ph.Ăngghen đã hệ thống hóa tất cả

những nguyên lý triết học mácxit, luận chứng rõ ràng về các phạm trù, quy luật của

triết học mácxit, bao gồm cả những vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông

chống lại đường lối trung gian của Đuyrinh, bảo vệ nguyên tắc tính đảng của triết

học.Quan điểm duy vật biện chứng trong giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học

thể hiện một cách sâu sắc. Ông đã phát triển những luận điểm căn bản của triết học

duy vật, đưa ra định nghĩa kinh điển về vấn đề vật chất và phép biện chứng, về các

quy luật, các cặp phạm trù, v.v.

Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin

viết: trong thời kì của mình Mác và Ăngghen đã tập trung chú ý nhiều nhất để xây

dựng triết học duy vật về lịch sử tức là sử quan duy vật chứ không phải là lý luận

nhận thức duy vật. Tuy vậy, cần phải thấy rằng Mác và Ăngghen đã đặt nền tảng

ban đầu của lý luận nhận thức duy vật biện chứng. Sự phát triển của khoa học tự

nhiên cận đại, sự phá sản của những quan điểm vật lý cũ, cũng như quan điểm duy

vật siêu hình về vật chất, kết cấu của vật chất, v.v. Đòi hỏi phải xây dựng lý luận

nhận thức, phải nhận thức một loạt vấn đề về nhận thức luận. Trong tác phẩm Chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin đã xem xét các vấn đề về

lý luận nhận thức. Trên cơ sở phê phán học thuyết bất khả tri của chủ nghĩa Makhơ,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!