Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề miễn trừ tư pháp của cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
299.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1384

Vấn đề miễn trừ tư pháp của cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Nghiên cứu - Trao đổi

3/2012 247 1 248 3/2012

VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA CƠ QUAN

ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO TẠI NƯỚC NGOÀI

Ths. Lý Vân Anh*

Tóm tắt

Vấn đề miễn trừ quốc gia là một trong những lĩnh vực còn nhiều

tranh cãi trong luật pháp quốc tế và các quy tắc, thực tiễn đã có nhiều

thay đổi theo thời gian. Trong lĩnh vực này, Luật quốc tế ban đầu phát

triển chủ yếu dưới hình thức tập quán. Từ giữa thế kỷ 20, trong khuôn

khổ Liên Hợp Quốc, các quốc gia bắt đầu xây dựng các Công ước quốc

tế có quy định về các quyền miễn trừ, trong đó có miễn trừ tư pháp, góp

phần từng bước pháp điển hóa tập quán quốc tế về lĩnh vực này.

Bài viết này chủ yếu tập trung vào phân tích những bước phát triển

và nội dung của Luật quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của cơ quan đại

diện ngoại giao với tư cách là đại diện cao nhất của quốc gia tại quốc

gia nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả cũng dành một phần mô tả về sự tiến

triển và tình trạng hiện nay của Luật quốc tế về miễn trừ quốc gia nói

chung, trong bối cảnh thực tiễn và quan điểm của các quốc gia về vấn đề

này còn chưa thống nhất. Bài viết không đề cập tới vấn đề miễn trừ về

mặt hình sự do vấn đề này về bản chất sẽ khác với những gì sẽ được

phân tích trong bài viết.

* Giảng viên khoa Luật quốc tế, Học viện ngoại giao, hiện đang công tác tại Đại sứ quán

Việt Nam tại Cộng hòa Pháp.

Miễn trừ tư pháp là một trong các quy tắc về tố tụng được áp dụng

trong thủ tục tư pháp khi có tranh chấp xảy ra. Khi được viện dẫn trong

giai đoạn xét xử, miễn trừ tư pháp có thể dẫn tới việc Tòa không có thẩm

quyền đối với vụ tranh chấp, được gọi là miễn trừ xét xử,

1

hoặc quyền

này có thể được viện dẫn trong giai đoạn thi hành phán quyết của tòa,

được gọi là miễn trừ thi hành án.2

Trong Luật quốc tế, đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp

rất đa dạng, trước hết phải kể đến Quốc gia. Cùng với sự phát triển của

Luật quốc tế, thực tiễn và tập quán quốc tế cũng từng bước hình thành

các quy tắc về miễn trừ đối với tổ chức quốc tế và các thực thể khác như

các vùng lãnh thổ, cá nhân (người đứng đầu quốc gia, người đại diện

quốc gia, viên chức ngoại giao, lãnh sự) và cơ quan (cơ quan đại diện

ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan đại diện khác), với

phạm vi và mức độ rất khác nhau.

Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao (dưới đây gọi tắt

là CƯ Viên 1961) có một số quy định về quyền bất khả xâm phạm và ưu

đãi của cơ quan đại diện ngoại giao (CQĐD) (điều 22 về trụ sở, tài sản,

xe cộ của CQĐD; điều 24 về hồ sơ, tài liệu của CQĐD, điều 25, 27, 28

về các ưu đãi dành cho CQĐD).

Tuy nhiên, CƯ Viên 1961 không có quy định nào rõ ràng về quyền

miễn trừ tư pháp đối với CQĐD. Tương tự như vậy đối với các Công ước

có liên quan như CƯ Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, CƯ năm 1969 về

CQĐD của quốc gia bên cạnh các tổ chức quốc tế có tính toàn cầu, CƯ

1 Trong giai đoạn này, bên cạnh miễn trừ xét xử, còn có thể viện dẫn miễn trừ các biện

pháp cưỡng chế để đảm bảo đơn kiện

2 The Redress Trust, Immunité contre Responsabilité : Etude de la Relation entre

Immunité des Etats et la responsabilité pour torture et autres graves crimes

internationales, The Redress Trust, 12/2005, tr. 19.

, 3/2012: 247-268.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!