Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề ly hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
438.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1079

Vấn đề ly hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so

sánh với pháp luật một số nước trên thế giới

Bùi Thị Minh Nhã

Khoa Luật

Luận văn ThS. ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60

Người hướng dẫn: TS. Nông Quốc Bình

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu những vấn đề mang tính khái quát về ly hôn có yếu tố nước

ngoài nói chung và ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài. Với nội dung này, luận văn đi sâu phân tích nội dung những

quy định về ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so sánh với pháp luật của một số nước trên

thế giới để thấy rõ những điểm thành công và hạn chế của pháp luật Việt nam trong

vấn đề ly hôn. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn giữa công dân Việt

Nam với người nước ngoài thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, cụ thể là qua các

vụ việc. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp

luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Keywords. Luật hôn nhân và gia đình; Luật Quốc tế; Ly hôn; Pháp luật Việt Nam

Content

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con

người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ.

Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới

góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình,

nó là cơ sở cho Tòa án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt

lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng

không còn. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng

gia đình dân chủ, hòa thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về

quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly

hôn của hai vợ chồng.

Từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ

biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và

xây dựng hạnh phúc gia đình Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!