Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh
MIỄN PHÍ
Số trang
46
Kích thước
448.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
730

Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu.

Nhượng quyền kinh doanh - phương thức kinh doanh được đánh giá là

một trong những thành tựu lớn nhất của các nước phương Tây trong lĩnh

vực thương mại, đang thâm nhập vào Việt Nam trong quá trình Việt Nam

mở cửa thị trường và hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới. Franchising là

bước đánh dấu quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam thành một

thương trường đầy thách thức và tham vọng. Do vậy có thể khẳng định

nhượng quyền kinh doanh đang thực sự là một xu hướng. Tuy nhiên cũng

như tất cả các phương thức kinh doanh khác đang hiện hữu trong nền kinh

tế, nhượng quyền kinh doanh cũng có thể phát sinh những tác động tiêu cực

tới môi trường kinh doanh nếu như nó được phát triển một cách tự do, thiếu

kiểm soát và nhất là thiếu sự giám sát, quản lý từ phía Nhà nước.

Thực trạng nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam và các vấn liên

quan đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp Việt

Nam. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này. Do trình độ và thời gian

còn hạn chế, đề án còn nhiều điểm cần điều chỉnh, em mong nhận được sự

chỉ dẫn, đóng góp của thầy cô và các bạn.

1

Phần I

Lý thuyết về Nhượng quyền kinh doanh – Franchise

(Franchising).

1. Khái quát lịch sử hình thành và qúa trình phát triển của Franchise:

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh

nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy

nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền kinh

doanh) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào

giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp

đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình.

Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi

Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng,

khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự

đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để

nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những

năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành

công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh,

Pháp... Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận

thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan

trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải

pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng

dụng và khuyến khích phát triển.

2. Khái niệm Nhượng quyền kinh doanh:

Có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh

doanh. Nhượng quyền kinh doanh liên quan đến ít nhất hai chủ thể: người

phân phối biểu tượng hoặc thương hiệu và hệ thống doanh nghiệp gọi là

chủ thương hiệu (franchisor), và người nhận quyền (franchisee), phải trả

2

một khoản phí và thường là phí ban đầu cho cái quyền được kinh doanh

dưới tên tuổi và hệ thống của chủ thương hiệu. Hợp đồng kết hợp hai chủ

thể gọi là “hợp đồng nhượng quyền kinh doanh” .

Theo Luật Thương mại Việt Nam thì: “Nhượng quyền kinh doanh là

hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên

nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

theo các điều kiện dưới đây:

* Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách

thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với

nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh

doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

* Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận

quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) thì định nghĩa như

sau: “Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận ít nhất là hai người hay hai

đối tác, trong đó người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối

sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch, chương trình của chủ thương

hiệu. Hoạt đồng kinh doanh của người mua quyền phải triệt để tuân theo kế

hoạch tiếp thị, gắn liền mới mục tiêu của chủ thương hiệu. Bên mua (dùng

từ ‘thuê’ thì chính xác hơn) phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí

trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí franchise” . Hợp đồng cấp franchise này có

thời hạn xác định, thông thường từ 5-10 năm. Định nghĩa này được xem là

khá chuẩn và phù hợp với bản chất của từ franchise và hình thức kinh

doanh này hơn.

Tóm lại, có nhiều cách diễn giải về Franchise, nhưng chung quy lại

thì Franchise là hình thức mà đối với chủ thương hiệu là mở rộng được quy

mô của doanh nghiệp, còn với người nhận quyền kinh doanh thì được làm

chủ một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường, có đầy đủ sự giúp đỡ của

chủ thương hiệu.

3

3. Thành phần cơ bản hình thành nên một hệ thồng Franchise:

Nhà nhượng quyền ( Franchisor) là một cá nhân hay một tổ chức sở

hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh

doanh tối ưu… và tiến hành phương thức kinh doanh bằng cách nhượng

quyền cho một hay nhiều đối tác qua việc thực hiện các hợp đồng nhượng

quyền kinh doanh.

Nhà nhận quyền ( Franchisee) là cá nhân hay tổ chức kinh doanh

được bên nhượng quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử

dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, hệ thống các quy trình.. để kinh

doanh.

Phí nhượng quyền là khoản phí không hoàn lại mà nhà nhận quyền

phải trả cho nhà nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền được

hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tuỳ vào chiến lược kinh

doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của nhà

nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mứa phí này

cũng thay đổi tuỳ theo vùng miền địa lý.

Phí hoạt động hay phí vận hành là khoản phí mà nhận quyền phải

trả hàng tháng hoặc quý hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên

doanh thu tại địa điểm hoạt động của mình. Mức phí này tỷ lệ phần trăm

doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí

cố định. Tuỳ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhượng quyền mà mức

phí này cao thấp khác nhau.

Cẩm nang nhượng quyền là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn,

trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định

hướng các tôn chỉ hoạt động cũng như các chuẩn mực tạo tiền đề để các

yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển.

4. Các hình thức của Nhượng quyền kinh doanh:

Trong thực tiễn, mô hình nhượng quyền là một mô hình kinh doanh

có rất nhiều cách thức. Song, nếu chỉ căn cứ vào tính chất, mối quan hệ

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!