Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn Đáp Môn Thanh Toán Quốc Tế.pdf
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1361

Vấn Đáp Môn Thanh Toán Quốc Tế.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VẤN ĐÁP MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.Khái niệm thanh toán quốc tế và sự khác nhau giữa thanh toán quốc tế và thanh

toán quốc nội.

KN: theo Đinh Xuân Trình (1996) thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa

vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan

hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.

So sánh:

Giống nhau: đều nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trong hoạt động

kinh tế hoặc phi kinh tế.

Khác nhau:

Tiêu chí Trong nước Quốc tế

Phạm vi chỉ ở trong nước Vượt ra ngoài biên giới

quốc gia

Chủ thể Đơn giản hơn, ko có yếu

tố nước ngoài.

Phức tạp hơn và có yếu

tố nước ngoài, phải có

sự xuất hiện của các tổ

chức tài chính là trung

gian thanh toán.

Loại tiền tệ Nội tệ Ngoại tệ 1 trong 2 nước

hoặc cả 2

Công cụ và phương thức

thanh toán

Đơn giản hơn Phức tạp hơn bởi có sự

tham gia của các chủ thể

khác.

2.Những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán quốc tế? những đặc điểm về hoạt động

thanh toán quốc tế là gì.

Cơ chế cấu thành thanh toán quốc tế là quy định về:

- Chủ thể tham gia: ngân hàng trung ương( ngân hàng của các ngân hàng trong

hoạt động tiền tệ và tín dụng quốc tế, thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định

tín dụng quốc tế), ngân hàng TM ( chức năng trung gian thanh toán, trung

gian tín dụng, tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt),các

chủ thể khác( kinh doanh xuất nhập khảu, du lịch, bảo hiểm,… tham gia với

tư cách là người ủy thác cho NH phải thu và chi hộ).

- Lựa chọn tiền tệ.

- Các công cụ và phương thức đòi và chi trả tiền tệ.

Đặc điểm về hoạt động thanh toán quốc tế:

- Đặc điểm về các bên tham gia: nhà nước tham gia vào hoạt động thanh

toán nhằm quản lý nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật

về thanh toán quốc tế nhằm tạo môi trường pháp lý và có sự hợp tác của các

quốc gia để xây dựng môi trường pháp lý phù hợp.=> phức tạp hơn so với

chức năng quản lý hoạt động thanh toán nội địa. Các doanh nghiệp tham gia

phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu để ký kết các

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngân hàng thương mại là tổ chức được

phép cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật ( quy

định ở Việt Nam chỉ có ngân hàng thương mại mới được tham gia vào hoạt

động thanh toán quốc tế).

- Đặc điểm về nội dung của hoạt động TTQT. Hoạt động thanh toán quốc tế

có nội dung rất rộng, bao gồm việc mở tài khoản ngoại tệ, thực hiện dịch vụ

thanh toán, tổ chức và tham gia các thệ thống của các NHTM của các nước

khác nhau và việc mở tài khoản,sử dụng dịch vụ thanh toán của các DN XNK

ở các nước khác nhau.

- Đặc điểm về đồng tiền thanh toán. Đồng tiền thanh toán trong TTQT có

thể là nội tệ của nước mình hoặc là nội tệ của nước bạn hàng. Với các nước

có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đồng nội tệ chưa được tự do

chuyển đổi nên đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là ngoại

tệ.

3.Phân biệt các loại tiền tệ sử dụng trong thanh toán quốc tế và lưu ý khi sử dụng

chúng.

- Căn cứ vào phạm vi thì ta có:

Tiền tệ thế giới là tiền tệ được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận làm

phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không cần

phải có sự thừa nhận trong các hiệp định ký kết giữa các chính phủ.Đồng

tiền đó chính là vàng. ( Ngày nay vàng đang dần tách khỏi chức năng là tiện

tệ thế giới và trở thành 1 loại hàng hóa thông thường quý hiếm như các loại

khác, được sử dụng là dự trữ ngoại hối quốc gia và được sử dụng để đầu cơ)

Tiền tệ quốc tế là loại tiền tệ được sử dụng trong một khối kinh tế và được

hình thành trên cơ sở là các hiệp định ký kết giữa các quốc gia.

Tiền tệ quốc gia: là tiền tệ của từng quốc gia.

- Căn cứ vào khả năng tự do chuyển đổi.

Tiền tệ tự do chuyển đổi là loại tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối

kinh tế cho phép những ai thu nhập loại tiền tệ đó được tự do chuyển đổi sang

tiền tệ nước khác. Có 2 loại là chuyển đổi toàn bộ và chuyển đổi từng phần(

phụ thuộc 3 yếu tố là chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi và nguồn thu

nhập tiền tệ) những loại tiền tệ được tự do chuyển đổi hoàn toàn thông dụng

trên thế giới: USD,EUR,JPY,AUD,…)

Tiền tệ chuyển khoản là loại tiền tệ mà luật của nước hoặc khối nước quy

định những khoản thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được khi vào tài khoản mở tại

các ngân hàng chỉ định và sẽ được quyền chuyển khoản sang tài khoản chỉ

định của một bên khác ở cùng một ngân hàng hoặc khác ở nước khác khi có

yêu cầu mà không cần giấy phép. ( không được tự do chuyển đổi sang ngoại

tệ , trước đây có đồng RUP chuyển khoản).

Tiền tệ thanh toán bù trừ: là tiền tệ được quy định trong các hiệp định thanh

toán bù trừ hai bên ký kết giữa hai chính phủ. Không được chuyển đổi sang

tiền tệ nước khác, không được chuyển khoản chỉ ghi có, nợ trên tk cuối năng

sẽ tổng kết và bên nào nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do.

- Căn cứ vào hình thái của tiền.

Tiền mặt: thường là tiền giấy của ngân hàng trung ương phát hành.

Tỷ trọng trong thanh toán quốc tế nhỏ chưa đến 1% tổng lượng thanh toán

toàn cầu vì:

+ chi phí thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt là rất lớn so với sử dụng ngoại tệ

tính dụng( chi phí đóng gói, vận chuyển với số tiền lớn).

+ tốc độ thanh toán chậm, do đó khó tránh rủi ro tiền tệ có thể xảy ra khi bắt

đầu vận chuyển đến khi nhận tiền.

+ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nguồn thu ngoại tệ tiền mặt bất chính.

+ Vấn đề tiền giả.

Tiền tín dụng: là tiền ghi trên các tài khoản mở của các tổ chức tài chính

hoặc tín dụng. ưu điểm:

+ tốc độ thanh toán nhanh.

+ loại trừ được tiền giả trong lưu thông vì muốn ghi có trên tài khoản mở ở

nước ngoài thì hoặc là xuất khẩu hàng hóa hoặc là chuyển vàng vào nước

nắm giữ tài khoản đó để đổi ra ngoại tệ.

+ chi phí thấp

- Căn cứ vào mục đích sử dụng

Tiền tính toán:Là tiền được sử dụng để thể hiện tính giá cả và tính tổng giá

trị hợp đồng. muốn thực hiện chức năng này đồng tiền này cần :

+ được sử dụng thông dụng trong giao dịch quốc tế.

+ có tính ổn định.

- Tiền thanh toán là tiền được sử dụng để thanh toán các hợp đồng thương

mại hoặc vay nợ giữa các quốc gia.Việc sử dụng tiền tệ nào phụ thuộc:

+ Vị thế của quốc gia

+ Vị thế của đồng tiền đó.

+ Tập quán sử dụng

4.Phân loại các loại tiền và đặc điểm của chúng

Như câu 3

5.Tiền tự do chuyển đổi là gì? Cho ví dụ.

Tiền tự do chuyển đổi là tiền mà luật của nước hoặc nhóm kinh tế cho phép

những ai thu nhập loại tiền này có thể tự do chuyển đổi sang tiền tệ quốc gia

khác.Có 2 loại là tự do chuyển đổi hoàn toàn và không hoàn toàn( phụ thuộc vào

3 yếu tố là: chủ thể, mức độ chuyển đổi, nguồn thu nhập) Ví dụ như hoàn toàn

thì có là USD, JPY, EUR, AUD. Từng phần : PHP, TWD, THB.

6.Các quy định về thời gian trong thanh toán quốc tế.

Có 4 cách quy định là:

- Trả tiền trước: nhằm để cấp tín dụng ( người mua được hưởng chiết khấu cao

hơn, người mua có vị thế hơn người bán) hoặc trong trường hợp như 1 khoản

đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng( người bán có vị thế hơn người mua).

- Trả tiền ngay:

+ Trả tiền ngay khi giao hàng ở nơi chỉ định trên phương tiện vận tải: FCA,

FOB, CIF, CFR, CPT, CIP, DAP, DDP.

+ Trả tiền ngay khi giao hàng ở nơi chỉ định không trên phương tiện vận tải:

EXW, FCA, DAT, FAS.

- Trả tiền sau:

+ Trả tiền x ngày sau khi nhận được vận đơn.

+ Trả tiền x ngày sau khi xuất trình D/A

+ Trả tiền x ngày sau ngày nhận hàng.

+ Trả tiền x ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành.

- Kết hợp sử dụng tổng hợp các cách trên.

7.Phân biệt hai nhóm trong phương thức thanh toán thương mại quốc tế

- Phương thức thanh toán không kèm chứng từ thương mại: là phương thức mà

việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền không căn cứ vào các chứng

từ thực hiện nghĩa vụ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình để thanh toán

hay từ chối. có các phương thức sau: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu trơn, bảo

lãnh theo yêu cầu, tín dụng dự phòng.

- Phương thức thanh toán kèm chức từ thương mại là phương thức mà việc

thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền chỉ căn cứ vào chức từ thương mại

do người thực hiện nghĩa vụ đó xuất trình. Gồm có: Nhờ thu kèm chứng từ,

L/C, thư ủy thác.

8.Ngoại hối là gì? Các loại ngoại hối quy định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005?

Ngoại hối là một thuật ngữ để chỉ các phương tiện trong giao dịch quốc

tế.Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 thì các loại ngoại hối bao gồm:

- Ngoại tệ: là đồng tiền của 1 nước ngoài hoặc đồng tiền chung của 1 nhóm

nước.Ví dụ như: tiền của các nước, EUR, SDR (quyền rút vốn đặc biệt)

- Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ: séc, hối phiếu, thương phiếu,

thẻ ngân hàng

- Chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

đầu tư

- Vàng: vàng dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của của

người cư trú.

- Tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và

chuyển ra khói lãnh thổ việt nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc

tế.

9.Nguyên tắc quản lý ngoại hối các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn là gì?

Giao dịch vãng lai là những giao dịch làm tăng và/hoặc giảm tài sản chính

thuộc quyền sở hữu của Việt Nam với nước ngoài. Ví dụ như giao dịch thanh

toán, chuyển tiền có liên quan đến hoạt động XNK.

Nguyên tắc quản lý là tự do hóa trong khuổn khổ của Pháp lệnh ngoại hối

2005 của nước CHXHCN Việt Nam và những cam kết của Việt Nam sau khi

trở thành thành viên của Tổ chức WTO va những cam kết trong khu vực hoặc

song phương của chính phủ ViệtNam với chính phú khác.

Giao dịch vốn là những giao dịch làm tăng hoặc làm giảm tài sản chính

thuộc quyền sử dụng của Việt Nam với nước ngoài, còn quyền sở hữu tài sản

vốn đó vẫn thuộc về người cho vay hay người đầu tư.Ví dụ như: đầu tư gián

tiếp, đầu tư trực tiếp, vay nợ nước ngoài.

Nguyên tắc quản lý là khuyến khích dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào

Việt Nam, quản lý có hiệu quả các dòng vốn đầu từ của Việt Nam ra nước

ngoài.

10.Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ nước này được biểu diễn bằng một số tiền

tệ tệ nước kia.

Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là so sánh tính chung của tiền tệ. Và nó thay đổi

theo từng thời kỳ:

- Chế độ bản vị tiền vàng: ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá

hối đoái. Tiền được đúc bằng vàng

- Chế độ hối đoái vàng: cũng giống chế độ bản vị tiền vàng nhưng tiền lúc này

là giấy bạc

- Chế độ tiền bretton woods: cũng ngang giá vàng nhưng các đồng tiền nước

khác không được tự do chuyển đổi mà phải thông qua đồng USD.

- Chế độ hậu bretton woods: ngang giá sức mua của tiền tệ.

11.Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào đến thanh toán quốc tế?

Vì tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ ít nhất với một nước nên thay

đổi tỷ giá sẽ làm

12.Phương pháp yết giá ngoại tệ và ý nghĩa của nó?

a) Phương pháp yết giá trực tiếp và phương pháp yết giá gián tiếp.

Yết giá trực tiếp là phương pháp định giá ngoại tệ khi niêm yết được thể hiện

trực tiếp ra bên ngoài. Được sử dụng phổ biến trừ các nước Anh, ÚC, EU.

Mỹ vừa áp dụng yết giá trực tiếp với: GBP, AUD, EUR và áp dụng yết

giá gián tiếp với các đồng tiền còn lại.

Ví dụ tại Canada

USD/CAD = 1,2312/12315=> thể hiện rõ giá trị của ngoại tệ.

Yết giá gián tiếp là phương pháp định giá ngoại tệ khi niêm yết không được

thể hiện rõ ra bên ngoài.,

Ví dụ tại New york

USD/CAD = 1,2312/1,2315. => muốn tính giá trị ngoại tệ CAD cần thực

hiện phép chia.

b) Phương pháp yết giá kiểu châu Âu và kiểu Mỹ.

Phương pháp yết giá kiểu châu Âu coi tiền yết giá là tiền đừng trước, tiền

định giá là tiền đứng sau.

Phương pháp yết giá kiểu Mỹ coi tiền yết giá là tiền đứng sau, tiền định giá

là tiền đứng trước.

13.Phương pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó.

Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng còn muốn xác định tỷ giá giữa các đồng

tiền chưa được niêm yết yết tỷ giá. Thì thông qua phương pháp tính tỷ giá chéo

ta sẽ xác định được tỷ giả này.

a) Xác định tỷ giá của hai tiền định giá của hai cặp tỷ giá khác nhau.

Muốn xác định tỷ giá của hai tiền định giá của hai cặp tỷ giá khác nhau ta lấy

tỷ giá của đồng định giá chia cho tỷ giá của đồng yết giá. Muốn tìm tỷ giá

mua ta lấy tỷ giá mua chia cho tỷ giá bán.

b) Xác định tỷ giá của hai tiền yết giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau.

Ta lấy tỷ giá của đồng yết giá chia cho tỷ giá của đồng định giá. Muốn tìm tỷ

giá mua ta lấy tỷ giá mua chia cho tỷ giá bán.

c) Xác định tỷ giá của tiền định giá và tiền yết giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau.

Ví dụ ta có tỷ giá của EUR/JPY và JPY/VNĐ và ta muốn tìm tỷ giá của

EUR/VNĐ thì BID RATE= BID RATE x BID RATE, ASK RATE= ASK

RATE x ASK RATE.

14.Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở?

Lạm phát.

Cung cầu ngoại tệ

Lãi suất.

Các yếu tố khác( kỳ vọng, sở thích,…)

( đọc sách xem nó tăng, giảm thì tác động như thế nào vì có thể hỏi thêm)

15.Các chính sách và biện pháp điều chỉnh tỷ giá.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!