Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7 (download tai tailieutuoi com)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Khái niệm văn biểu cảm
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con
người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những
cảm xúc trong lòng người.
Khi viết văn biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi), người ta vẫn thường hay kết hợp
sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp
thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.
Khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì cũng cần lưu ý: có
tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể một cách chi
tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc,
những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.
II. Cách làm:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài
để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó
đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình
cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài). Bố cục của văn biểu cảm bao gồm ba phần:
Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn
chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu
nào.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban
đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu
sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản.
- Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Lưu
ý trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả,
tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).