Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ ĐÌNH PHƯƠNG
VAI TRÒ TRỌNG TÀI CỦA TÒA ÁN
TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ ĐÌNH PHƯƠNG
VAI TRÒ TRỌNG TÀI CỦA TÒA ÁN
TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự. Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THÀNH DƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và sự nổ lực không ngừng
của cá nhân tôi, qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã được hoàn thành. Tôi xin
cam đoan công trình nghiên cứu và những kết luận khoa học của tôi nêu ra chưa
từng được bất cứ ai công bố. Các tài liệu và trích dẫn phục vụ cho công tác nghiên
cứu đảm bảo đáng tin cậy, chính xác và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Võ Đình Phương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TTHS : Tố tụng hình sự
2. BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
3. VKS : Viện kiểm sát
4. HĐXX : Hội đồng xét xử
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1. Biểu đồ 1: Tỷ lệ án hình sự xét xử sơ thẩm bị hủy (từ 2006 – 2010).
2. Biểu đồ 2: Tỷ lệ án hình sự xét xử sơ thẩm bị sửa (từ 2006 – 2010).
3. Biểu đồ 3: Tình hình án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị của cả nước.
4. Biểu đồ 4: Tình hình án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị của tỉnh
Khánh Hòa.
5. Biểu đồ 5: Tình hình trả hồ sơ điều tra bổ sung của cả nước.
6. Biểu đồ 6: Tình hình trả hồ sơ điều tra bổ sung của ngành Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hòa.
7. Biểu đồ 7: Tình hình bổ nhiệm Thẩm phán (từ 2006 – 2010).
8. Bảng thống kê số lượng án hình sự sơ thẩm giải quyết bị kháng cáo, kháng nghị.
9. Bảng thống kê số lượng án hình sự sơ thẩm giải quyết bị trả hồ sơ điều tra bổ sung.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ TRỌNG TÀI CỦA TÒA
ÁN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM..................6
1.1. Nhận thức chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .....................................6
1.1.1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự....................................................6
1.1.2. Đặc điểm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.....................................................7
1.2. Lý luận chung về vai trò trọng tài của Tòa án trong tố tụng hình sự .......8
1.2.1. Khái niệm vai trò trọng tài của Tòa án trong tố tụng hình sự ................10
1.2.2. Vai trò, vị trí của Tòa án trong tố tụng hình sự Việt Nam.......................13
1.2.3. Phân biệt vai trò trọng tài trong lĩnh vực tố tụng hình sự với các
lĩnh vực khác ......................................................................................................18
1.3. Các điều kiện để đảm bảo vai trò trọng tài của Tòa án trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................................22
1.3.1. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật ...........................................................................22
1.3.2. Đảm bảo các quy định của pháp luật về các chức năng trong tố
tụng hình sự .......................................................................................................26
1.3.3. Giám sát nhằm đảm bảo vai trò của Tòa án ...........................................28
1.3.4. Đảm bảo về cơ sở vật chất và con người.................................................30
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .........................33
2.1. Quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự ở Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003.....33
2.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988...........33
2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003......................................36
2.2. Quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ....................................39
2.2.1. Vai trò của Tòa án trong khâu chuẩn bị xét xử vụ án hình sự ................39
2.2.2. Vai trò của Tòa án trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..........42
2.3. Đánh giá pháp luật thực định về vai trò của Tòa án theo Bộ luật tố
tụng năm 2003......................................................................................................56
2.3.1. Những ưu điểm của quy định pháp luât...................................................56
2.3.2. Những hạn chế của quy định pháp luật...................................................57
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN VÀ NHỮNG
KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................64
3.1. Thực trạng.....................................................................................................64
3.1.1. Thực trạng về vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự...........................................................................................................64
3.1.2. Đánh giá thực trạng về vai trò của Tòa án .............................................68
3.2. Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án
trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ...................................................................81
3.2.1. Những kiến nghị sửa đổi pháp luật..........................................................81
3.2.2. Những giải pháp nâng cao ......................................................................87
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử hình sự sơ thẩm là một trong những
nội dung cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự. Do đó,
chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta theo
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị đã xác định
phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp đó là “…Xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng
tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân…Đổi mới
việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công
khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét
xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…”. Thực tế đó đặt ra yêu cầu
phải nhanh chóng cải cách tư pháp, trong đó trọng tâm là cải cách tổ chức và hoạt
động của Tòa án; đồng thời việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò trọng tài
trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó xác định vai trò, nhiệm vụ của
các chủ thể tham gia thực hiện chức năng này là một vấn đề cấp thiết trong công
cuộc cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay. Mặt khác, nhận thức đúng đắn vai trò
trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự góp phần làm cơ sở hoàn
thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các
phiên tòa. Qua đó, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm, góp phần
đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân và vì tiến bộ xã hội.
Tiến tới giai đoạn Đảng và Nhà nước ta phấn đấu xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quyền tự do dân chủ của công dân ngày càng
được mở rộng và đi vào thực chất, vai trò của Tòa án ngày càng được đề cao, mà ở
đó nhận thức xã hội đối với pháp luật được tôn trọng. Vì thế, hoạt động tư pháp
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bộ máy Nhà nước trong giai đoạn đổi mới
hiện nay. Trước đòi hỏi đó ngành Tòa án cần nhanh chóng đổi mới và hoàn thiện
vai trò, nhiệm vụ của mình trong hoạt động xét xử để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ
mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Mặc dù, trong thời gian qua các nhà khoa học pháp lý đã có nhiều cố gắn
nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của Tòa án để đáp ứng yêu cầu cải cách theo mục
tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Nhưng thực tiễn nghiên cứu và áp dụng pháp luật
TTHS hiện nay nhìn chung còn nhiều hạn chế, bất cập, cần phải nghiên cứu một
2
cách toàn diện, sâu rộng để nâng cao vai trò của Tòa án. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này một số vấn đề cần được làm rõ, đó là: khái
niệm vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; vai trò, nhiệm
vụ của Tòa án và các chủ thể tham gia chức năng xét xử ra sao; các nguyên tắc và
các điều kiện đảm bảo vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự; các giải pháp để khắc phục những hạn chế và nâng cao vai trò trọng tài của Tòa
án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;.v.v…Những vấn đề trên hầu như
vẫn chưa được các nhà nhiên cứu đề cập một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ
trên các đề tài cũng như trên các tạp chí khoa học ở nước ta.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên về mặt lý luận cũng như về
mặt thực tiễn áp dụng pháp luật, qua đó góp phần nâng cao vai trò trọng tài của Tòa
án, đặc biệt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó đưa ra những kiến
nghị nhằm từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự. Vì vậy
chúng tôi chọn đề tài: “Vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn tổng quan hoạt động nghiên cứu trong và ngoài nước thời gian qua về vai
trò của Tòa án trong tố tụng hình sự đã thu hút được nhiều nhà khoa học pháp lý
quan tâm. Tuy nhiên mỗi tác giả chỉ chọn một khía cạnh cho phạm vi nghiên cứu
nhất định, có thể thấy như: Luận văn thạc sỹ của Lê Đức Thọ, năm 2008 về “Xét
hỏi, tranh luận và nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”; thạc sỹ
Trần Thị Ánh, năm 2007 luận văn về “Chức năng xét xử của Tòa án trong tố tụng
hình sự”; Thạc sỹ Lê Tiến Châu, “Chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự”; Tiến sĩ
Nguyễn Đức Mai “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự”; Tiến sỹ Phạm Hồng
Hải “Đảm bảo quyền bào chữa và xét xử trong tố tụng hình sự”… và các bài viết
đăng trên các tạp chí khoa học: Pgs. Tiến sỹ Trần Văn Độ, Nguyễn Thái Phúc trong
kỷ yếu đề tài cấp bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động
công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”; Sir Guy Green, Chief Justice of
Tasmania 1973-1995, 'The Rationale and Some Aspects of Judicial Independence'
(1985) 59 Australian Law Journal 135; Sir Nicolas Browne-Wilkinson, 'The
Independence of the Judiciary in the 1980s'(1987) Public Law 44; Eric Colvin, 'The
Executive and the Independence of the Judiciary' (1986-87) 51 Saskatchewan Law
Review 229…;giáo trình của các trường đại học như: Đại học luật Hà Nội, Đại học
An ninh, Đại học cảnh sát; … Qua đó cho thấy các tác giả trên đều nghiên cứu theo
nhiều cách tiếp cận, lập trường khác nhau. Mặt khác, các tác giả cũng nhìn từ góc
độ chức năng xét xử và hoạt động tranh tụng của các chủ thể có liên quan và đề cập
về vai trò của Tòa án trong trong mối quan hệ với các chủ thể tố tụng này. Một số
3
tác giả ngoài nước Sir Guy Green, Sir Nicolas Browne-Wilkinson, Eric Colvin…đề
cập Tòa án và Thẩm phán có vị trí độc lập, có chức năng giám sát và bảo vệ pháp
luật. Các tác giả này cũng cho rằng “không thể tồn tại một nền dân chủ và đảm bảo
pháp luật được tôn trọng mà không thể tồn tại một ngành tư pháp độc lập”. Tuy vậy,
các tác giả trên cũng đề cập sơ lược qua vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự
nhưng không đưa ra một khái niệm nào cũng như chưa xác định vai trò trọng tài của
Tòa án trong hoạt động xét xử, đặc biệt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự như
tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW nêu ra. Vì vậy, việc làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật hiện hành cùng với việc nhận thức đúng đắn vai trò trọng tài của Tòa án
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phải có chuyên đề chuyên sâu
nghiên cứu đầy đủ vấn đề này để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo định hướng
của Đảng và Nhà nước đề ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
*Mục đích
Nghiên cứu đề tài về vai trò trọng tài của Tòa án đặt trong mối quan hệ với
chức năng của bên buộc tội và bên bào chữa, trên cơ sở lý luận chúng ta có những
đề xuất đưa chức năng tố tụng về đúng vị trí của từng chủ thể một cách cơ bản và hệ
thống. Bên cạnh đó liên hệ đến các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
để rút ra những hạn chế, vướng mắc nhằm làm cơ sở để đưa ra một số kiến nghị sửa
đổi pháp luật tố tụng hình sự. Từ đó đưa Tòa án về đúng với vai trò của một cơ
quan có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam theo tinh thần cải cách
tư pháp tại Nghị Quyết 08 và Nghị Quyết 49 của Bộ chính trị.
*Nhiệm vụ
Từ mục đích nói trên, đã đặt ra những nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là:
- Xây dựng khái niệm về vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm hình
sự. Qua đó xác định rõ vai trò của Tòa án đặt trong mối quan hệ với các chức năng
tố tụng khác.
- Xác định vị trí, vai trò trọng tài của Tòa án trong hoạt động xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các điều kiện đảm bảo thực hiện vai trò của
Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Từ nhận thức về lý luận và thực tiễn, tìm hiểu phân tích thực trạng thực hiện
vai trò của Tòa án trong những năm gần đây, chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế, vướng
mắc trong quá trình thực hiện cần phải khắc phục.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
về vai trò của Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.
4
*Phạm vi
Nhìn nhận từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn và pháp luật thực định thì đây
là một đề tài khá rộng, trong phạm vi luận văn thạc sỹ luật học tác giả tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự,
những quy định của pháp luật về vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực trạng về vai trò của
Tòa án cả nước, đồng thời đối chiếu với thực tiễn tại ngành Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hòa trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến năm 2010). Trên cơ sở đó
đánh giá và kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò trọng tài của Tòa án trong
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, để hoàn thành một cách có hiệu quả những
mục tiêu đề ra, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: so sánh, thống kê, phân
tích, tổng hợp, quy nạp…; đặc biệt là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó tiếp cận và
làm sáng tỏ nội dung của đề tài nghiên cứu. Mặt khác, tác giả cũng khảo sát thực
tiễn xét xử các vụ án hình sự của một số địa phương.
5. Ý nghĩa của đề tài
Từ cơ sở lý luận cùng với những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp
luật, vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam
còn nhiều bất cập cần có những nghiên cứu thật sự hệ thống từ đó làm nền tảng
khoa học cho những kiến nghị sửa đổi pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Qua đó
chúng ta có thể đưa Tòa án về đúng chức năng vốn có, đồng thời các chủ thể buộc
tội và bào chữa tiến hành hoạt động tố tụng được năng động, công bằng hơn; từ đó
tạo nên bước đột phá trong hoạt động cải cách tư pháp mà Đảng và nhà nước ta đã
đề ra từ nay đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết
49/NQ-TW của Bộ chính trị đề ra.
6. Cơ cấu luận văn
Phần mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò trọng tài của Tòa án trong xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự ở Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật thực định về vai trò của Tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự.