Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò quản lý của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
110.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
929

Vai trò quản lý của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Khương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 87 - 90

87

VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nguyễn Thị Khương*

Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nhà nước, với tư cách là một thiết chế quan trọng trong kiến trúc thượng tầng thì luôn giữ một vai

trò quan trọng tác động trở lại nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta hiện

nay, Nhà nước thực hiện chức năng “bà đỡ” điều tiết vĩ mô nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển

theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các công cụ pháp luật, các đòn bẩy kinh tế,

Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của mình, thực tế sự phát triển kinh tế trong những

năm qua đã chứng minh điều đó. Song, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển mình hội nhập

toàn cầu, để thực sự phát huy hết vai trò của mình thì Nhà nước cần phải có sự thay đổi cả về

phương thức và hình thức quản lý cho phù hợp.

Từ khóa: Nhà nước, kinh tế, phát triển, kinh tế thị trường, quản lý

1. Phát triển kinh tế là một trong những mục

tiêu chiến lược của bất cứ quốc gia nào trong

đó có Việt Nam. Song, làm thế nào để phát

triển kinh tế nhanh, có hiệu quả đồng thời

đảm bảo được các yếu tố về môi trường, môi

sinh, tiến bộ và công bằng xã hội lại là một

câu hỏi vô cùng khó khăn và cần có lời giải

đáp ngay. Ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế

thật sự có hiệu quả và theo xu hướng bền

vững thuộc về cả nhân tố khách quan lẫn chủ

quan, trong đó nhân tố chủ quan giữ vai trò

vô cùng quan trọng. Nhân tố chủ quan tác

động tới sự phát triển này rất đa dạng, đó có

thể là do vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà

nước, có thể là do một cấp Bộ, ngành hoặc cơ

quan chủ thể nào đó, cũng có thể là do bản

thân các chủ thể kinh tế… Xét trên góc độ

chung nhất thì thấy rằng, ở Việt nam cũng

như trên thế giới hiện nay, vai trò của Nhà

nước trong việc phát triển kinh tế nhanh, có

hiệu quả và bền vững là quan trọng hơn cả,

bởi lẽ xét đến cùng các chủ thể kinh tế khác

đều phải bắt đầu từ vai trò lãnh đạo, quản lý

của Nhà nước.*

2. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo

của Đảng, sự nỗ lực cố gắng của đông đảo

quần chúng nhân dân, đặc biệt là vai trò quản

lý của Nhà nước, nền kinh tế của chúng ta có

sự chuyển biến tích cực.

*

Tel: 01666 839020; Email: [email protected]

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam

cho biết, hàng năm, kinh tế nước ta tăng

trưởng trung bình 7%. Tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt

Nam, khi kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị

quyết Đại hội IX của Đảng và nhìn lại 20 năm

đổi mới, Đảng ta khẳng định nền kinh tế Việt

Nam đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ

tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối

toàn diện, kinh tế vĩ mô ổn định, cơ cấu kinh

tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thành phần kinh

tế đều phát triển. Trong vòng 5 năm gần đây,

từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng

kinh tế tăng bình quân hàng năm là 7%, đặc

biệt 3 năm từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 7,62%, cao hơn giai

đoạn 2001 - 2006 (bình quân giai đoạn này là

7,5%). Nếu so với giai đoạn từ khi kết thúc

chiến tranh đến trước đổi mới (từ năm 1976

đến 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế của

chúng ta tăng bình quân là 4,6%/năm), thì tốc

độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong

những năm gần đây thật đáng khâm phục, thể

hiện rõ nhất là ở 3 nhóm ngành: Nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản; nhóm ngành công

nghiệp và xây dựng; và nhóm ngành dịch vụ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, nền

kinh tế của nước ta không phát triển một cách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!