Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai Trò Con Người Trong Quản Lý Xã Hội, Chất Lượng Lực Lượng Lao Động Việt Nam.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3
II. NỘI DUNG.................................................................................................4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂ LỰC........................................................4
1.1. Khái niệm con người........................................................................4
1.2. Lý luận về lực lượng sản xuất.........................................................6
1.3. Một số vấn đề chung về chất lượng nguồn nhân lực.....................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY11
2.1. Phát huy vai trò nhân tố con người trong quản lý xã hội ở Việt
Nam hiện nay.........................................................................................11
2.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực..........................................13
2.3. Đánh giá chung thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện
nay...........................................................................................................19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.......20
3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực chất lượng cao........................................................................20
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động
Việt Nam.................................................................................................22
III. KẾT LUẬN.............................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................28
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành
tựu như kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, với xuất phát điểm
từ nông nghiệp nên nền kinh tế nước ta có quy mô nhỏ, quá trình hòa nhập
quốc tế đang gặp phải nhiều khó khăn.
Dân tộc ta còn nghèo, một đất nước đang phát triển ở mức thấp, chúng
ta vẫn sử dụng lao động thủ công là chính. Điều đó cho thấy lực lượng sản
xuất chúng ta vẫn còn yếu kém, khoa học kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu.
Chúng ta nhận biết được điều đó vì vậy chúng ta quyết tâm không để sự thấp
kém đó tồn tại. Chính phủ và nhà nước đã lập ra nhiều chiến lược phát triển
nền kinh tế trong đó có chiến lược mang tầm vóc lớn và có ý nghĩa thực tế với
thực trạng kinh tế nước ta hiện nay đó là chiến lược công nghiệp hoá - hiện
đại hoá. Chiến lược đưa ra với mục đích rất rõ ràng là chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã
hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện
đại để tạo ra năng suất lao động cao.
Tất cả những chiến lược định hướng đó đều có thể tạo ra sự đột biến
trong nền kinh tế sản xuất của nước ta, song để thực hiện được nó thì yếu tố
không thể thiếu và có thể nói là quan trọng hàng đầu là con người, nguồn
nhân lực là bộ phận tác động trực tiếp, quyết định sự thành bại của sự nghiệp.
Chúng ta đều biết lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và con người,
để lực lượng sản xuất phát triển thì con người phải thể hiện được trình độ, khả
năng đối với tư liệu sản xuất.
1