Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò Ca-Dắc-Xtan ở Trung Á trong giai đoạn hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
550.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1482

Vai trò Ca-Dắc-Xtan ở Trung Á trong giai đoạn hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Nghiên cứu - Trao đổi

3/2013 203 1 204 3/2013

VAI TRÒ CA-DẮC-XTAN Ở TRUNG Á

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TSKH. Trần Hiệp*

Tóm tắt

Năm 1991, Ca-dắc-xtan tuyên bố độc lập và phát triển nhanh

chóng, đạt nhiều thành tựu to lớn về đối nội, đối ngoại và khẳng định vai

trò quan trọng ở khu vực và thế giới trong thời gian qua. Bài viết này

khái quát về Trung Á, vai trò của Ca-dắc-xtan ở Trung Á hiện nay và đưa

ra một số nhận xét về vấn đề này.

Khái quát về Trung Á

Khái niệm Trung Á (Центральная Азия и Средняя Азия) lần đầu

tiên được sử dụng vào năm 1843 khi nhà địa lý người Đức Alexander

Humboldt dùng khái niệm Trung Á để chỉ một không gian địa lý trên bản

đồ thế giới. Sau đó các nhà địa lý Xô viết sử dụng khái niệm Vùng giữa

châu Á (Средняя Азия) với hàm ý về hai phần kinh tế Liên Xô là bốn

nước châu Á U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và Tuốc￾mê-ni-xtan, và phần kia là Ca-dắc-xtan. Trong khi đó, một số nhà địa lý

Liên Xô cho rằng Trung tâm châu Á (Центральная Азия) gồm bốn nước

cộng hòa châu Á U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc￾mê-ni-xtan cùng với khu vực Trung và Nam Ca-dắc-xtan. Sau khi Liên

* Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-dắc-xtan.

Xô tan rã, năm 1992, tại hội nghị Thượng đỉnh các nước Trung Á, Tổng

thống Ca-dắc-xtan N. Nazabayev đã từ bỏ khái niệm về Trung Á của các

học giả Xô-viết, và cho rằng Trung Á gồm các nước “hậu Xô-viết” trong

khu vực - đó là năm nước Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan,

Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan.

Hiện nay có ba loại quan niệm chính về Trung Á: (i) Trung Á là

khu vực bao gồm năm nước Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki￾xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan; (ii) Trung Á bao gồm sáu nước

Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc-mê￾ni-xtan, Mông Cổ, và một phần phía Tây Trung Quốc; (iii) Trung Á là

khu vực rộng lớn bao gồm Mông Cổ, một phần Tây Trung Quốc, năm

nước Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc￾mê-ni-xtan và một phần Bắc Ấn Độ, một phần Bắc Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni￾xtan, một phần lãnh thổ châu Á của Nga.1

Bài viết này giới hạn Khu vực Trung Á gồm năm nước U-dơ-bê-ki￾xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Ca-dắc-xtan. Với

quan niệm này, Trung Á là khu vực chiến lược, giàu tài nguyên, khoáng

sản, dầu khí với diện tích khoảng 4 triệu km2

và dân số xấp xỉ 65 triệu

người (năm 2012).

U-dơ-bê-ki-xtan ở trung tâm Trung Á, có diện tích 448,9 nghìn km2

(xếp thứ 56 thế giới), dân số vào năm 2012 là 29,735 triệu người (thứ 34

thế giới), là nước có số dân lớn nhất Trung Á. U-dơ-bê-ki-xtan tuyên bố

độc lập vào ngày 31/8/1991 và thực thi chế độ cộng hòa tổng thống. Cả

nước gồm 12 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị và thủ đô - thành phố

Tasken. U-dơ-bê-ki-xtan lấy tiếng Uzbek làm ngôn ngữ quốc gia, tiếng

Nga được sử dụng rộng rãi trong nước. Năm 2012, GDP ước đạt 51,9 tỷ

1 Центральная Азия - Википедия (quan niệm của UNESCO).

, 3/2013: 203-219.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!