Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

V thực trạng giao kết hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
688.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1529

V thực trạng giao kết hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ nền kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, chuyển từ nền kinh

tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại, khả năng

cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau cũng như giữa các ngân hàng

trong khu vực ngày càng gay gắt. Để hội nhập và phát triển, ngân hàng thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương

Đống Đa nói riêng cần có những hoạt động mới mẻ, xây dựng chiến lược lâu dài

trong tương lai để sẵn sàng tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh

những hoạt động như hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, huy động vốn và các

hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác, hoạt động tín dụng cũng là một trong

những hoạt động chủ yếu và cần được triển khai mạnh mẽ. Vì độ rủi ro khá cao của

hoạt động này dẫn đến việc cần phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ để hạn chế

những tình huống xấu xảy ra. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt

Nam tính đến nay vẫn luôn không ngừng thay đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản

pháp luật nội bộ dựa trên những quy định chung của hệ thống pháp luật Việt Nam

để hỗ trợ tốt hơn cho các cán bộ công nhân viên trong quá trình làm nghiệp vụ của

mình. Mặc dù còn một số vướng mắc và khó khăn trong việc soạn thảo, giao kết

hợp đồng tín dụng, nhưng với sự cố gắng và nhiệt tình của các cán bộ tín dụng, chất

lượng tín dụng tại chi nhánh Đống Đa ngày càng được nâng cao.

Sau thời gian thực tập, dưới sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình của các anh chị

trong chi nhánh, em đã nắm được nhiều thông tin bổ ích, giúp đỡ rất nhiều cho việc

lựa chọn đề tài và quá trình thực hiện chuyên đề này. Bên cạnh đó, em còn học hỏi

được rất nhiều những kiến thức thực tế và những kinh nghiệm xử lý công việc vô

cùng quý báu.

Trong thời gian thực hiện và hoàn thiện chuyên đề, em xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Khương Thị Quỳnh Hương – người đã tận tình hướng

dẫn và cho em những nhận xét vô cùng quan trọng. Em cũng xin chân thành cảm ơn

các anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn

thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIAO KẾT

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

1. Tín dụng ngân hàng và hợp đồng tín dụng

1.1. Tín dụng ngân hàng

1.1.1. Khái niệm

Với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mở cửa, hội

nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng đã có những

bước phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng thương mại hiện nay luôn liên tục thay

đổi và phát triển nhiều loại hình dịch vụ nhằm hướng tới gần hơn với nhu cầu của

từng đối tượng khách hàng. Một trong những loại hình hoạt động mang lại nhiều lợi

nhuận và được các ngân hàng chú trọng phát triển đó là tín dụng ngân hàng.

Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín

nhiệm. Tiếng Anh là Credit.1

Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người

vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng

tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người

đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm

hoặc không kèm một khoản lãi.2

Có rất nhiều những định nghĩa về tín dụng, tuy nhiên, tổng kết lại có thể hiểu

khái niệm của tín dụng như sau: Tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và

lãi sau một thời gian nhất định giữa người cho vay và người đi vay.

Tín dụng ngân hàng là một loại hình của tín dụng. Theo cách hiểu chung

nhất: Tín dụng ngân hàng là các quan hệ tín dụng trong đó có sự tham gia của một

bên là Ngân hàng, một bên là khách hàng và đối tượng cho vay trong tín dụng ngân

hàng chính là tiền tệ.

Thông qua việc cung ứng vốn như vậy cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng

ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề kinh tế và các thành

phần kinh tế. Các chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ quyết định việc

kích thích hay hạn chế hoạt động của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng

trong nền kinh tế.

1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

1

Nguồn: www.wikipedia.com

2

Nguồn: Theo PGS.TS. Phạm Hùng Việt trích Từ điển Bách khoa toàn thư

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng ngân hàng trở nên

vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, phân loại tín dụng ngân hàng sẽ giúp

chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về loại hình hoạt động này.

* Căn cứ theo tiêu chí thời hạn:

Việc phân chia theo thời hạn giúp đánh giá được phần nào tính rủi ro của

việc cấp tín dụng. Thời gian cho vay càng dài thì khả năng rủi ro càng cao, do trong

thời gian thu hồi vốn vay dài có nhiều biến cố có thể xảy ra ảnh hưởng đến khả

năng thu hồi vốn và lãi. Có 03 loại tín dụng như sau:

 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn ít hơn 12 tháng. Thường

được bổ sung làm vốn lưu động tạm thời cho các khách hàng vay vốn.

 Tín dụng trung hạn: là những khoản vay từ 12 tháng đến 60 tháng.

 Tín dụng dài hạn: là những khoản vay từ 60 tháng trở lên

* Căn cứ theo tài sản bảo đảm:

 Tín dụng có tài sản bảo đảm: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn dựa

trên cam kết người nhân tín dụng sẽ dùng tài sản đảm bảo để trả nợ trong một số

trường hợp.

 Tín dụng không có tài sản bảo đảm : có thể được cấp cho khách hàng có uy

tín, thường là làm ăn thường xuyên có lãi hay theo chỉ định của Chính phủ. Ngoài

ra, tín dụng ngân hàng còn có nhiều cách phân loại khác nữa. Việc phân loại tín

dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc theo dõi rủi ro, lợi

nhuận…

1.2. Hợp đồng tín dụng

1.2.1. Khái niệm

Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy

định của Bộ luật Dân sự. Theo điều 471 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng vay tài sản là

sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến

hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,

chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu cố thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy

nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín

dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng.

Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho

vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một

thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

Các thỏa thuận giữa Ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế được

thể hiện thông qua các hợp đồng tín dụng. Các hợp đồng này phải bao gồm các nội

dung sau:

 Quyền và nghĩa vụ của các bên

 Điều kiện vay

 Mục đích sử dụng tiền vay

 Phương thức thanh toán tiền vay

 Số tiền vay

 Lãi suất vay

 Thời hạn vay

 Hình thức bảo đảm

 Giá trị tài sản bảo đảm

 Các cam kết khác

1.2.2. Phân loại hợp đồng tín dụng

Hiện nay, có rất nhiều cách thức để phân loại hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên,

thông thường, có thể chia hợp đồng tín dụng theo những tiêu chí phân loại sau:

* Căn cứ theo thời hạn:

Tương tự như phân loại tín dụng ngân hàng, hợp đồng tín dụng theo tiêu chí

thời hạn có thể được chia làm 03 loại như sau:

 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: Là loại hợp đồng được ký kết với thời gian cho

vay được thỏa thuận trong hợp đồng không quá 12 tháng. Mục đích của loại cho vay

này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

 Hợp đồng tín dụng trung hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó thời gian cho

vay được quy định từ 12 đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài

trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

 Hợp đồng tín dụng dài hạn: Là loại hợp đồng mà thời hạn cho vay là từ 60

tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ vào các dự án

đầu tư.

* Căn cứ theo đối tượng khách hàng:

Trên thực tế, nguồn khách hàng của các tổ chức tín dụng luôn bao gồm nhiều

thành phần kinh tế khác nhau. Do đó, việc áp dụng một khung hợp đồng tín dụng

chung cho tất cả các thành phần khách hàng là việc làm bất hợp lý. Như vậy, để

thuận tiện trong việc giao kết hợp đồng tín dụng, có thể chia ra làm những loại hợp

đồng theo từng đối tượng khách hàng như sau

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

 Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là cá nhân

 Hợp đồng tín dụng dành cho khách hàng là các doanh nghiệp: bao gồm

doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Căn cứ theo phương thức hoàn trả

Tùy vào khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng mà ngân hàng có thể linh

hoạt trong việc soạn thảo hợp đồng tín dụng của mình theo 2 loại là:

 Hợp đồng tín dụng trả góp

 Hợp đồng tín dụng hoàn trả một lần

* Căn cứ theo tài sản đảm bảo

Hợp đồng tín dụng được chia thành 2 loại:

 Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là hợp đồng cho vay dựa trên cơ sở

các biện pháp bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên

thứ ba nào khác.

 Hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm là hợp đồng cho vay không có

tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của

bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

* Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay

Với nhu cầu của khách hàng hiện nay, ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và đưa

vào sử dụng hai loại hợp đồng tín dụng là hợp đồng tín dụng nhằm mục đích tiêu

dùng và hợp đồng tín dụng nhằm mục đích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Việc phân

loại theo tiêu chí này giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong quá trình xác định giới hạn

tín dụng. Đồng thời, phía khách hàng cũng có thêm sự lựa chọn cho việc quyết định

loại hợp đồng tín dụng mà mình sẽ ký kết.

1.3 Ý nghĩa của việc phân loại hợp đồng tín dụng trong quá trình giao kết

hợp đồng tín dụng

Từ quá trình tìm hiểu và phân tích về các loại hợp đồng tín dụng trong hoạt

động cho vay tín dụng của ngân hàng. Có thể thấy việc phân loại theo các tiêu chí

trên có những ý nghĩa nhất định như sau:

Thứ nhất, dựa vào việc phân loại hợp đồng tín dụng mà ngân hàng có thể xây

dựng được các quy định về quy trình, điều kiện, thẩm quyền cấp tín dụng... Từ đó

tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

của mình.

Thứ hai, dựa trên kết quả của quá trình phân loại hợp đồng tín dụng, chính

bản thân ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tự xây dựng, hoạch

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

định cho mình những chiến lược, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính

khả thi cao và hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề phân loại hợp đồng tín dụng còn giúp các

ngân hàng có nền cơ sở lí luận để từ đó xây dựng thành các quy tắc kĩ thuật nghiệp

vụ tương thích với từng loại nghiệp vụ tín dụng nhằm phục vụ cho việc triển khai

các hoạt động của mình trong thực tiễn.

Thứ ba, việc phân loại hợp đồng tín dụng là cơ sở để ngân hàng xây dựng

nhiều gói tín dụng với các phương thức, thời hạn, hạn mức cho vay phù hợp với nhu

cầu và điều kiện của từng nhóm khách hàng. Mở rộng các gói tín dụng là một trong

những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, tạo thêm nhiều sự lựa

chọn cho khách hàng khi tham gia vay vốn. Ví dụ, để thể hiện sự quan tâm của ngân

hàng tới nhu cầu của khách hàng hay nhằm mục đích kích cầu thị trường và tháo gỡ

khó khăn cho ngành bất động sản, ngân hàng đã mở thêm gói tín dụng dành riêng

cho người mua nhà. Gói tín dụng này đã đáp ứng được mong muốn của một bộ

phận khách hàng - những người có nhu cầu mua nhà ở nhưng còn chưa đủ nguồn

lực về tài chính.

Thứ tư, căn cứ vào các loại hợp đồng tín dụng trên để có thể tạo nền tảng

hình thành nên một hệ thống chỉnh thể thống nhất về hoạt động tín dụng của ngân

hàng, đồng thời từ đó mà các ngân hàng có thể xây dựng được chiến lược kinh

doanh vi mô và vĩ mô, cũng những ưu đãi riêng của tổ chức mình nhằm thu hút

đông đảo khách hàng, đảm bảo được lợi nhuận.

2. Giao kết hợp đồng tín dụng

2.1. Khái niệm

Để có thể đưa ra một khái niệm đúng đắn về giao kết hợp đồng tín dụng,

trước hết, cần tìm hiểu thế nào là giao kết hợp đồng.

Giao kết hợp đồng dân sự ( giao kết hợp đồng) là quá trình bày tỏ thống nhất

ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định được

pháp luật quy định thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau3

.

Từ khái niệm trên, kết hợp với định nghĩa về hợp đồng tín dụng, có thể định

nghĩa giao kết hợp đồng tín dụng như sau: Giao kết hợp đồng tín dụng là quá trình

ngân hàng – bên cho vay và bên vay thỏa thuận, thống nhất ý chí theo hình thức,

nội dung, nguyên tắc, trình tự được pháp luật quy định về các điều khoản trong hợp

đồng tín dụng.

3

Nguồn: Giáo trình Luật dân sự NXB Công an Nhân dân.

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Khương Thị Quỳnh

Hương

Quá trình giao kết hợp đồng tín dụng không chỉ là giao kết hợp đồng cho vay

mà thường giao kết thêm một hợp đồng về tài sản bảo đảm để đảm bảo thực hiện

nghĩa vụ trả nợ cho hợp đồng cho vay. Tuy nhiên trong thực tế, không phải hợp

đồng tín dụng nào cũng cần phải có hợp đồng về tài sản bảo đảm được giao kết kèm

theo. Trong trường hợp có hợp đồng về tài sản bảo đảm, hợp đồng này sẽ được ký

kết đồng thời với hợp đồng tín dụng. Hai hợp đồng này có mối liên hệ mật thiết với

nhau. Nội dung của hợp đồng tài sản bảo đảm có ảnh hưởng trực tiếp đến các điều

khoản của hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn như giá trị tài sản bảo đảm ảnh hưởng đến

giới hạn cấp tín dụng...

Đặc biệt, việc giao kết hợp đồng tín dụng thường do phía ngân hàng soạn

thảo theo một mẫu chung của ngân hàng. Tuy nhiên, nguyên tắc thỏa thuận bình

đẳng vẫn được đáp ứng tương đối bằng việc khách hàng vay vốn có thể thỏa thuận

mức vay, thời hạn vay, mức lãi suất trong khung giới hạn mà ngân hàng đưa ra căn

cứ vào nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch sử dụng vốn cũng như biện pháp bảo đảm.

Điều này không phải là sự thiếu bình đẳng giữa các chủ thể trong giao kết hợp đồng

tín dụng mà do đặc thù của các hoạt động tín dụng cũng như thực tế địa vị của

người vay và người cho vay.

Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp

vụ - pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định.

2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về giao kết hợp đồng tín

dụng

Nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng ngân hàng và quy định, hướng dẫn cụ

thể quá trình giao kết hợp đồng tín dụng, xây dựng hành lang pháp lý cho các bên

chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tín dụng có thể tự do thỏa thuận về quyền lợi và

nghĩa vụ của mỗi bên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh giao kết hợp đồng tín dụng.

Cụ thể như sau:

- Bộ luật dân sự năm 2005: Bộ luật này đã đưa ra những quy định khái quát

nhất về hình thức, chủ thể, trình tự giao kết và hiệu lực pháp lý của hợp đồng dân sự

tại chương XVIII. Hợp đồng tín dụng về bản chất là một loại hợp đồng vay tài sản,

thuộc một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng, vì vậy, những quy định

chung tại chương XVIII bộ luật Dân sự 2005 cũng được áp dụng điều chỉnh hợp

đồng tín dụng.

SV: Lê Thị Thu Thủy Lớp: Luật kinh doanh quốc tế K51

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!