Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
10.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1832

Ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHÊ BIẾN CHẾ TẠO

Ở VIỆT NAM

Mã số đề tài: CS21-01

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Thị Cẩm Vân

Thành viên tham gia: TS. Lê Mai Trang

Hà Nội, 05/2022

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1.1.Một số khái niệm..................................................................................................4

1.1.1. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo và doanh nghiệp công nghiệp chế biến

chế tạo .......................................................................................................................4

1.1.2. Năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) và các nhân tố tác động đến TFP..............5

1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu về TFP và ước lượng TFP của doanh nghiệp...8

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................8

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................10

1.3.Cơ sở lý thuyết về ước lượng TFP .....................................................................12

1.3.1. Hàm sản xuất..................................................................................................12

1.3.2. Các phương pháp ước lượng hàm sản xuất....................................................15

1.3.3. Phương pháp tính TFP ....................................................................................17

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG NĂNG

SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP..........................20

2.1. Mô tả dữ liệu ......................................................................................................20

2.1.1. Nguồn dữ liệu..................................................................................................20

2.1.2. Mô tả dữ liệu ...................................................................................................23

2.2. Phương pháp ước lượng TFP .............................................................................28

2.2.1. Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng quát.............................................28

2.2.2. Phương pháp ước lượng hàm sản xuất và tính toán TFP................................29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH TFP GIAI ĐOẠN

2010-2016..................................................................................................................31

3.1. Tổng quan về năng suất ngành công nghiệp chế biến chế tạo ...........................31

3.2. Kết quả ước lượng..............................................................................................33

3.1.1. Kết quả tổng quát ước lượng hàm sản xuất.....................................................33

3.2.1. Tác động của vốn và lao động đến hàm sản xuất............................................36

3.3. Phân tích đóng góp của TFP vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.............39

2

3.3.1. Mối quan hệ của TFP và sản lượng của doanh nghiệp. ..................................42

3.3.2. Biến động của TFP tại các ngành trong giai đoạn 2010-2016........................43

3.3.3. So sánh TFP của các doanh nghiệp theo ngành, vùng và loại hình sở hữu. ...44

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH..................................46

4.1. Kết luận ..............................................................................................................46

4.2. Một số hạn chế của tăng trưởng TFP và nguyên nhân.......................................47

4.2.1. Hạn chế............................................................................................................47

4.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................................48

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện TFP của các doanh nghiệp ...............50

4.3.1. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................................50

4.3.2. Một số gợi ý chính sách cho chính phủ...........................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57

PHỤ LỤC.....................................................................Error! Bookmark not defined.

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các cách tiếp cận khác nhau để đo lường TFP.........................................17

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016 .....................23

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ..................25

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu thống kê cơ bản ước lượng hàm sản xuất........................28

Bảng 3.2. Nhóm ngành thâm dụng lao động.............................................................36

Bảng 3.3. Nhóm ngành có hệ số đóng góp của vốn trên 0.3 ....................................38

Bảng 3.4. Tổng hợp giá trị TFP theo nhóm ngành cấp 2..........................................41

Bảng 3.5. Sự thay đổi TFP của các ngành trong giai đoạn 2010-2016.....................43

Bảng 3.6. TFP theo loại hình sở hữu.........................................................................45

Bảng 3.7. TFP theo vùng...........................................................................................45

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Đồ thị tỷ lệ K/Y, thời gian và xu thế.........................................................18

Hình 2.1. Số lượng doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp ...24

đóng cửa ....................................................................................................................24

Hình 2.2. Đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP.............................................25

Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ................27

Hình 3.1. Tỷ trọng lao động tại các một số ngành cấp 2. .........................................37

Hình 3.2. Phân phối chuẩn của TFP tại các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

...................................................................................................................................40

Hình 3.3. Mối quan hệ của TFP và sản lượng đầu ra của doanh nghiệp ..................42

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Năng suất tổng hợp nhân tố (Total Factor productivity – TFP) là chỉ tiêu phản

ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ

vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản

lý, nâng cao trình độ lao động,… Theo đó, chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành

ba phần: (i) phần do vốn tạo ra, (ii) phần do lao động tạo ra; (iii) và phần do nhân tố

tổng hợp tạo ra. Để tăng năng suất của doanh nghiệp, không nhất thiết lúc nào cũng

phải tăng lao động hoặc vốn để tăng đầu ra, mà có thể có đầu ra lớn hơn bằng cách

sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn, cải tiến quá trình công nghệ, trình độ quản lý,

trong đó các nhân tố đầu vào được phối hợp sử dụng tốt nhất. Do đó, tăng TFP là chỉ

tiêu phản ánh đích thực khái quát về hiệu quả sử dụng vốn và lao động, là chỉ tiêu

quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của

nền kinh tế và là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô và đánh giá sự tiến bộ

khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi quốc gia.

TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu thay đổi chất lượng nguồn lực

lao động, thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ, phân bố lại nguồn lực và trình độ

quản lý.

Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, chỉ tiêu tốc độ tăng TFP phản

ánh toàn diện về chiều sâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Chỉ có tăng trưởng

kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững. Chỉ

tiêu tốc độ tăng TFP cũng chính là sự phản ánh sự tiến bộ về KH&CN, thể hiện kết

quả của việc cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học

- kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động. Áp dụng chỉ tiêu TFP để đánh giá hoạt động

sản xuất của một đơn vị, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không chỉ

khuyến khích người sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động để tăng TFP,

mà còn có tác dụng động viên họ duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Đây chính là

một trong những đặc điểm quan trọng của việc áp dụng chỉ tiêu năng suất theo cách

tiếp cận mới với mục đích cuối cùng của nâng cao năng suất là tăng thêm nhiều sản

phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

2

Chính vì vậy, TFP đã trở thành chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chỉ

tiêu kinh tế, đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu áp dụng.

Đã có nhiều các nghiên cứu xem xét ước lượng chỉ tiêu TFP của nền kinh tế và

đóng góp của chỉ số này tới GDP và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên,

những công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào TFP tổng hợp của cả nền kinh

tế chứ không ước lượng riêng lẻ cho từng ngành hoặc từng doanh nghiệp. Ước lượng

TFP ở cấp độ doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng để xem xét các yếu tố vi

mô tác động đến chỉ số này và từ đó có thể góp phần đưa ra các giải pháp nhằm thúc

đẩy tốc độ tăng của TFP cũng như đóng góp của nó vào năng suất của doanh nghiệp.

Trong khi các doanh nghiệp có vai trò như các tế bào cấu thành nền kinh tế, việc phát

triển các doanh nghiệp dựa trên vốn, lao động và TFP là vô cùng cần thiết để đảm

bảo xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh, làm trụ cột cho nền kinh tế đạt được tăng

trưởng bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu này nằm trong số những nghiên cứu đầu

tiên ở Việt Nam ước lượng TFP ở cấp độ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế

biến chế tạo nhằm đưa ra những đánh giá chi tiết về TFP của các doanh nghiệp trong

ngành này. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ so sánh TFP của các doanh nghiệp trong

ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo các vùng, các ngành và giữa các loại hình

sở hữu nhằm cung cấp một bức tranh chi tiết về TFP của các doanh nghiệp trong

ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Ước lượng hàm sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo,

từ đó xem xét đóng góp của vốn và lao động tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp và tính toán giá trị TFP của các doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng TFP của doanh nghiệp và so sánh TFP theo

ngành nhỏ (cấp 4), theo vùng và theo loại hình sở hữu.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao TFP của doanh nghiệp công nghiệp chế biến

chế tạo

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) của các

doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt nam

3

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp chế biến chế tạo trên cả nước

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2016

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng là phương pháp nghiên cứu

chính. Theo đó, đề tài sẽ sử dụng dữ liệu bảng (panel data) giai đoạn 2010-2016 được

làm sạch và tính toán từ bộ điều tra doanh nghiệp (Vietnam Enterprise Survey) của

Tổng cục thống kê.

Phương pháp ước lượng dự kiến được sử dụng là phương pháp Generalised

Method of Moments (GMM) được đề xuất bởi Wooldridge (2009) nhằm kiểm soát

các yếu tố không quan sát được trong mô hình ước lượng hàm sản xuất để tính toán

TFP của doanh nghiệp.

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ngoài phần mở đầu và phụ lục được chia

thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ước lượng Năng suất

tổng hợp nhân tố

Chương 2: Mô tả dữ liệu và phương pháp ước lượng năng suất tổng hợp nhân

tố của các doanh nghiệp.

Chương 3: Kết quả ước lượng và phân tích TFP giai đoạn 2010-2015

Chương 4: Kết luận và đề xuất chính sách

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VỀ ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Ngành công nghiệp là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, trong đó, công nghiệp

chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất và quyết định

đối với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Các ngành chế biến, chế tạo xây dựng

nền tảng vật chất cho nền kinh tế, sản sinh ra những phát minh mới, công nghệ mới

có vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của đất nước.

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), công nghiệp

CBCT là những ngành tham gia vào việc biến đổi hàng hoá, nguyên liệu hoặc các

chất liệu khác nhau thành những sản phẩm mới. Quá trình biến đổi này có thể là vật

lý, hóa học hoặc cơ học để chế biến, sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu. Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất lớn,

được sự hỗ trợ mạnh mẽ của tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao

chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (VISIC 2018) được ban hành

theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên hệ thống

phân ngành kinh tế quốc tế (ISIC Rev 4.0) để phân loại và giải thích rõ những hoạt

động kinh tế gồm các ngành được xếp vào nhóm theo tính chất và đặc điểm giống

nhau của hoạt động kinh tế đó. VSIC 2018 gồm có 5 cấp, được mã hóa bằng các chữ

in hoa và các chữ số. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần

lượt từ A đến U. Ngành công nghiệp CBCT là ngành kinh tế cấp 1, được mã hóa bằng

chữ C, bao gồm 24 ngành cấp 2; 71 ngành cấp 3; 137 ngành cấp 4; 175 ngành cấp 5.

Theo VSIC 2018, ngành chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật

lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó

để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế

biến. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản

phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản

phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng

5

hoá cũng được xem là hoạt động chế biến. Các đơn vị trong ngành chế biến này bao

gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy móc và thiết bị thủ công.

Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường, trong đó sản

phẩm như may mặc, làm bánh cũng thuộc sản phẩm chế biến, chế tạo. Các đơn vị chế

biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế

biến khác

1.1.2. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và các nhân tố tác động đến TFP

Để phát triển, các quốc gia và vùng lãnh thổ phải có sự tăng trưởng về sản xuất

(hay có thể gọi là đầu ra) của nền kinh tế theo thời gian. Những nghiên cứu kinh tế

cổ điển cho thấy có hai nguồn chính của tăng trưởng kinh tế về đầu ra là tăng trưởng

các yếu tố sản xuất (lao động và vốn đầu tư cho sản xuất) và hiệu quả (năng suất) đạt

được cho phép nền kinh tế sản xuất ra nhiều hơn với cùng khối lượng đầu vào.

 Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

Về năng suất tổng hợp nhân tố (Total factor productivity) thì có nhiều cách diễn

giải khác nhau. Theo tác giả Trần Văn Thọ, trong tác phẩm "Công nghiệp hóa Việt

Nam trong thời đại châu Á-Thái Bình Dương", thì cho rằng "phần còn lại (trong kết

quả sản xuất tăng lên sau khi loại trừ phần đóng góp do yếu tố đầu tư thêm về lao

động nhân công, tư bản, tài nguyên...) là hiệu quả tổng hợp không giải thích được

bằng sự gia tăng của các yếu tố sản xuất và được xem là kết quả của các yếu tố liên

quan đến hiệu suất. Nền kinh tế phát triển càng hiệu suất thì phần còn lại này càng

lớn. Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng, phần còn lại này được gọi là

năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)" (trích theo Trung tâm Thông tin Tư liệu, 2010).

Trong "Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007" của Trung

tâm Năng suất Việt Nam, TFP "phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như

kiến thức- kinh nghiệm-kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá-dịch

vụ, chấtlượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản

lý... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự

biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn" (Trung tâm Năng suất

Việt Nam, 2009). Nói cách khác, TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử

dụng vào sản xuất, phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của

công nhân, trình độ quản lý,… Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất

6

với cùng đầu vào. Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các nhân tố tổng hợp như thể chế

kinh tế, yếu tố thị trường, trình độ khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, tài nguyên

thiên nhiên, lợi thế so sánh,… đều có vai trò đối với tăng trưởng và phát triển.

Nói tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công

nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động. Theo đó

chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (1) phần do vốn tạo ra; (2) phần

do lao động tạo ra; và (3) phần do yếu tố tổng hợp tạo ra. Như vậy, không phải nhất

thiết để tăng trưởng sản xuất phải tăng lao động hoặc tăng vốn mà có thể có kết quả

sản xuất/đầu ra lớn hơn thông qua tối ưu hoá nguồn lao động và vốn, cải tiến quy

trình công nghệ, cải tiến quy trình quản lý. Vì thế chỉ tiêu TFP là chỉ tiêu phản ảnh

chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, là căn cứ để

phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô, đánh giá sự tiến bộ KH&CN của mỗi ngành, mỗi

địa phương, mỗi quốc gia.

 Các nhân tố tác động đến TFP

TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu như thay đổi chất lượng

nguồn nhân lực (có thể do phát triển giáo dục, đào tạo), thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi

công nghệ (do phát triển khoa học và công nghệ), phân bổ lại nguồn lực và trình độ

quản lý. Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP phản ánh toàn diện về quá trình sản xuất. Chỉ có

tang trưởng sản xuất nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và

bền vững. Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP cũng chính là sự phản ảnh sự tiến bộ KH&CN,

thể hiện sự đổi mới quản lý, tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ

KH&CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia sản xuất. Tốc độ tăng TFP

phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự nhanh,

chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Chính vì thế chỉ

tiêu tốc độ tăng TFP đã trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kinh

tế đang được nhiều nước và vùng lãnh thổ quan tâm nghiên cứu tính toán, áp dụng.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam cũng đã đưa TFP thành một chỉ

tiêu thống kê quốc gia và được giao cho Tổng cục Thống kê tính toán và công bố .

Để góp phần tăng TFP, người ta thấy có những yếu tố quan trọng sau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!