Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng sinh học phân tử trong định danh vi tảo thuộc họ scenedesmaceae tại một số thủy vực nước ngọt thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG ĐỊNH DANH
VI TẢO THUỘC HỌ SCENEDESMACEAE TẠI MỘT SỐ
THỦY VỰC NƯỚC NGỌT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHU NHẬT HÀ
Đà Nẵng, năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG ĐỊNH DANH
VI TẢO THUỘC HỌ SCENEDESMACEAE TẠI MỘT SỐ
THỦY VỰC NƯỚC NGỌT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Công nghệ sinh học
Khóa: 2016-2020
Sinh viên: Chu Nhật Hà
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Lý
Đà Nẵng, năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Ứng dụng sinh học phân tử trong định danh vi tảo thuộc họ
Scenedesmaceae tại các thủy vực nước ngọt thành phố Đà Nẵng” là kết quả công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, hình ảnh, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi
chú nguồn gốc rõ ràng.
Tên sinh viên
Chu Nhật Hà
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian được học tập tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, tôi
đã được trang bị rất nhiều kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành công nghệ sinh học. Từ
việc tiếp thu kiến thức ở lớp đến việc thực hành, áp dụng kiến thức vào thực tế để tôi
khắc sâu kiến thức cho bản thân và có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Những chuyến
đi thực tập đã đem lại cho tôi những nhận thức và đam mê hơn với ngành và nghề của
mình sau này.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Minh Lý và
TS. Trịnh Đăng Mậu, giảng viên Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng, thầy đã trực tiếp hướng dẫn một cách tận tình, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo khóa luận này.
Tôi vô cùng cảm ơn sâu sắc tới tất cả thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Khoa Sinh –
Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong các nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn giúp đỡ, ủng hộ động viên tôi trong suốt thời gian theo học tại trường nói
chung và thời gian thực hiện nghiên cứu nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii
TÓM TẮT ............................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.........................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của vi tảo thuộc họ Scenedesmaceae ....................3
1.1.1. Hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học ...........................................................3
1.1.2. Một số ứng dụng của vi tảo Scenedesmaceae..............................................3
1.2. Ứng dụng DNA mã vạch trong định danh vi tảo .................................................4
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................6
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................6
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ............................................................6
2.3.2. Phương pháp phân lập vi tảo .........................................................................6