Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng moodle trong đào tạo từ xa.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1130

Ứng dụng moodle trong đào tạo từ xa.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIN

----------

PHAN THỊ CÚC

ỨNG DỤNG MOODLE TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU.

I. Lý do chọn đề tài.

Trong thời kỳ kỹ nguyên số này, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin

(CNTT) có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy

và học. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng

CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng

sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp

giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong

những mục tiêu lớn mà ngành GD & ĐT đã đặt ra, “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp

giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy

sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện

vào quá trình dạy và học, bảo đãm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của

học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo

thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Đổi mới phương pháp

dạy học bao gồm đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Ngày nay, với sự phát triển của Internet, con người có thể làm việc, học tập, giải trí

và trao đổi với nhau qua mạng với tốc độ nhanh, dễ thao tác trong khi chi phí ngày

càng rẻ. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và học thì việc ứng dụng

Internet vào giáo dục là một phương pháp rất hiệu quả. Do đó, việc phát triển một hệ

thống đào tạo qua mạng (E_Learning) trong môi trường toàn cầu hóa, sinh viên có cơ

hội tiếp xúc với thế giới rộng lớn qua công nghệ là vô cùng cần thiết.

Với phương pháp học tập thông qua các thành tựu phát triển của khoa học công

nghệ nhất là CNTT và truyền thông, sẽ tạo được một môi trường học tập rất phong

phú, linh hoạt giúp người học có cơ hội học ở mọi nơi mọi lúc và học tập suốt đời theo

xu hướng tự học, tự nghiên cứu là chính.

Với mục tiêu nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, tạo ra môi trường học tập

mới linh hoạt hơn, đề tài "Ứng dụng Moodle trong đào tạo từ xa” sẽ tạo ra một

phương thức học tập đáp ứng được nhu cầu trong việc đổi mới giáo dục đào tạo hiện

nay.

3

II. Nội dung đề tài gồm.

Chương I. Tổng quan về E_Learning.

 Định nghĩa về E_Learning.

 Các thành phần cơ bản của E_Learning.

- Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng – CAS.

- Hệ thống quản lý học trực tuyến – LMS.

 Cấu trúc của một chương trình đào tạo E_Learning.

 Ưu – Khuyết điểm của E_Learning.

Chương II. Công cụ xây dựng bài giảng trực tuyến.

 Khái quát về công cụ xây dựng bài giảng trực tuyến.

 Tìm hiểu về phần mềm EXE.

- Giới thiệu về EXE.

- Cách cài đặt.

- Các tính năng của EXE trong soạn thảo nội dung khóa học.

 Mô tả cấu trúc giáo trình.

- Các khái niệm liên quan đến giáo trình trực tuyến.

- Cấu trúc giáo trình trực tuyến.

- Các yêu cầu khi thực hiện giáo trình.

Chương III. Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM.

 Giới thiệu về chuẩn SCORM.

 Các thành phần của chuẩn SCORM.

 Cách đóng gói bài giảng với công cụ Reload Edittor.

Chương IV. Hệ thống quản lý học tập Moodle.

 Giới thiệu chung về Moodle: Tổng quan về Moodle, cách cài đặt.

 Làm việc với hệ thống Moodle.

Chương V. Trắc nghiệm trực tuyến với Hot Potatoes.

 Giới thiệu về Hot Potatoes.

 Hướng dẫn sử dụng Hot Potatoes.

 Chức năng của các mô đun.

4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ E_LEARNING.

I. Định nghĩa về E_Learning.

 E_Learning là hình thức học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ thông tin và

truyền thông. E_Learning được biểu hiện ra qua các hình thức hỗ trợ học tập như: Sự

kết hợp giữa dạy học truyền thống với E_Learning cho đến các hoạt động học tập

hoàn toàn trực tuyến.

 Hình thức học tập thông qua internet, mạng máy tính, CD_ROM, truyền hình

tương tác hay đài truyền dẫn vệ tinh.

 Hình thức học tập dựa trên bất cứ định dạng nào có tiện ích.

 Hình thức học tập được hỗ trợ bởi nội dung và các công cụ số. Nó đảm bảo nhiều

định dạng tương tác trực tuyến giữa người học và người dạy, giữa người học với nhau.

 Bao trùm số lượng lớn các quá trình và ứng dụng như: Học tập dựa trên công nghệ

web, học tập dựa trên máy tính, lớp học ảo, sự cộng tác số. Việc phân phối nội dung

được thực hiện thông qua internet, intranet, băng hình, tiếng, vệ tinh và CD_ROM.

 Việc triển khai các chương trình học tập, đào tạo hay giáo dục thông qua các

phương tiện cá tính điện, E_learning liên quan đến việc sử dụng máy tính hay thiết bị

điện tử để cung cấp học liệu cho học tập, đào tạo hay giáo dục.

 E_Learning phần lớn được hiểu là một cách tiếp cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi

để nâng cao chất lượng học tập, thông qua việc sử dụng các thiết bị dựa trên công

nghệ máy tính và truyền thông. Các thiết bị có thể bao gồm máy tính cá nhân,

CD_ROMs, máy thu hình số, P.D.A và máy điện thoại di động. Công nghệ truyền

thông cho phép sử dụng internet, thư điện tử, diễn đàn thảo luận và các phần mềm

tương tác.

II. Các thành phần cơ bản của E_Learning.

E_Learning gồm 2 thành phần chính, đó là “Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng

– Content Authoring System (CAS)” và “Hệ thống quản lý học trực tuyến – Learning

Management System (LMS)”. Bộ phận trung gian để kết nối hai thánh phần này chính

là các khóa học trực tuyến (Courses).

5

1. Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng – CAS.

 Cung cấp các phần mềm hổ trợ cho giáo viên tạo lập nội dung bài giảng trực tuyến

cho các khóa học.

 Giáo viên có thể xây dựng bài giảng điện tử từ các dòng sản phẩm như:

- Các phần mềm tạo web như: Frontpage, Dreamweaver

- Các phần mềm mô phỏng như: Flash, Simulation tools

- Các phần mề soạn thảo như: Word, Excel, PowerPoint, Pdf

- Các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm: Hot Potatose, CourseBuilder…

 Đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng để xây dựng nội dung bài giảng trực

tuyến gọi là Content Management System.

2. Hệ thống quản lý học trực tuyến – LMS.

 Phần mềm LMS cho phép tạo một cổng dịch vụ đào tạo trực tuyến (Elearning

Portal) phục vụ người học ở mọi nơi, mọi lúc miễn là người học có Internet.

 LMS cho phép thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Quản lý các khóa học trực tuyến (Courses online) và quản lý người học đó là

nhiệm vụ chính của LMS.

 Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các khóa

học.

 Quản lý người học, đảm bảo việc đăng ký người học, kết nạp người học, theo dõi

quá trình tích lũy kiến thức của người học.

- Báo cáo kết quả học tập của người học và tích hợp với hệ thống quản lý đào tạo của

Nhà trường.

- Ngoài ra, hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ trong quá trình trao đổi

giữa giáo viên với học viên; giữa học viên với học viên. Các dịch vụ bao gồm:

+ Giao nhiệm vụ tới người học

+ Thảo luận của khóa học

+ Trao đổi thông điệp điện tử

+ Mail điện tử

+ Thông báo

6

+ Lịch học

 Có những hệ thống bao gồm cả CMS và LMS tích hợp với nhau cung cấp cho

người sử dụng một hệ thống vừa có thể tạo lập và quản lý nội dung bài giảng vừa có

thể quản lý người học và phân phát nội dung học, hệ thống đó gọi là “Hệ thống quản

lý nội dung học trực tuyến – Learning Content Management System (LCMS)”.

III. Cấu trúc của một chương trình đào tạo E_Learning.

 Chương trình đào tạo Elearning hay nói cách khác là khóa học Elearning, được xây

dựng trên những quy ước sau đây:

- Một khóa học (course) là tập hợp các phần (section).

- Một phần bao gồm tập hợp nhiều chủ đề (topic).

- Một chủ đề bao gồm tập hợp các hoạt động học tập (educational activities).

- Một hoạt động học tập bao gồm tập hợp các hành động, thao tác (primitive

activities).

Những khái niệm trên rất linh hoạt, cho phép người thiết kế lựa chọn các chủ đề liên

quan đến một khóa học, hay thể hiện chủ đề dưới dạng các hoạt động dạy học cụ thể.

 Một hoạt động học tập có thể là sự kết hợp của nhiều hành động, động tác như đọc

một đoạn văn bản, nhìn và quan sát một hình ảnh, lắng nghe một âm thanh, quan sát

một hoạt hình, thí nghiệm, thực hành ảo, mô phỏng hay một vài hướng dẫn để thực

hiện các bài tập … nhằm giúp người học lính hội được kiến thức, kỹ năng trong hành

động.

 Có rất nhiều cách để thể hiện nội dung của một khóa học, dưới đây là một cách thể

hiện gồm 4 nội dung chính : Thông tin chung về khóa học ; Hướng dẫn học tập ;

Nội dung khóa học ; Tài liệu tham khảo chung.

- Thông tin chung về khóa học : Trong phần này cần thể hiện những thông tin cơ bản

về khóa học. Những nội dung này được người học tham khảo đầu tiên khi bắt đầu

khóa học. Trên cơ sở đó, một bức tranh tổng thể về khóa học được hình thành, có thể

bao gồm các thông tin sau đây :

+ Tên khóa học.

+ Người xây dựng.

+ Số tín chỉ đào tạo.

7

+ Mục tiêu tổng thể của khóa học.

+ Mô tả tóm tắt về nội dung của khóa học.

+ Điều kiện tiên quyết.

+ Thông tin đánh giá của khóa học.

+ Cấu trúc chương, bài mục.

+ Sự phối hợp giữa hoạt động học tập này với các hình thức khác.

+ Thông tin về bản quyền.

- Hướng dẫn học tập : Khác với một cuốn sách điện tử (e_book), nội dung khóa học

được thiết kế giúp cho người học thực hiện theo những hướng dẫn, tham gia vào các

hoạt động người học tự lực học tập với nó. Nội dung phần này có thể gồm những

thông tin :

+ Giới thiệu về giao diện, cách thức di chuyển giữa các nội dung.

+ Ý tưởng sư phạm của khóa học.

+ Hướng dẫn cụ thể một số hoạt động học tập.

+ Thông tin về kế hoạch học tập.

- Nội dung khóa học : nội dung chính của khóa học được thể hiện trong phần này. Nó

thường được thể hiện dưới dạng cây thư mục (tree view) hoặc sử dụng hệ thống liên

kết theo cấu trúc (up, down, next, previous, top). Nội dung khóa học được thiết kế

dưới dạng các hoạt động phong phú (đặt vấn đề, tìm hiểu kiến thức mới, đọc tài liệu,

quan sát hình vẻ, trả lời câu hỏi, tự kiểm tra mức độ tiếp thu…) giúp học viên tự tìm

hiểu về nội dung học tập theo theo cách tự lực và tích cực nhất.

- Tài liệu tham khảo chung :

+ Các tài liệu tham khảo dưới dạng in ấn.

+ Các tài liệu tham khảo trên mạng.

IV. Ưu – Khuyết điểm của E_Learning.

1. Ưu điểm.

E_Learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống.

Elearning kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa học viên, giáo viên của hình thức học

trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức

của học viên

8

 Đối với nội dung học tập:

- Hỗ trợ các “đối tượng học” theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học. Nội dung học tập

đã được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành

nghề rõ ràng. Điều này tạo ra tính mềm dẽo cao hơn, giúp cho học viên có thể lựa

chọn những khóa học phù hợp tùy theo nhu cầu học tập của mình. Học viên có thể

truy cập những đối tượng này qua các đường dẫn đã được xác định trước, sau đó sẽ tự

tạo cho mình các kế hoạch học tập hay sử dụng các phương tiện tìm kiếm để tìm ra

các chủ đề theo yêu cầu.

- Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. Với nhịp độ

phát triển nhanh chóng của trình độ kỹ thuật khoa học công nghệ, các chương trình

đào tạo cần được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức

trong từng giai đoạn phát triển của thời đại. Đối với phương thức đào tạo truyền thống

hay các phương thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì các tài liệu cần

phải được sao chép lại và phân bố lại cho tất cả các học viên. Đối với hệ thống

Elearning, việc đó hoàn toàn đơn giản vì để cập nhật nội dung môn học thì chỉ cần sao

chép các tập tin được cập nhật từ một máy tính bất kỳ đến máy chủ. Tất cả các học

viên sẽ có được phiên bản mới nhất của tài liệu trong lần truy cập sau. Hiệu quả tiếp

thu bài của học viên được nâng lên vượt bặc vì học viên có thể học với những giáo

viên tốt nhất, tài liệu mới nhất cùng với giao diện web học tập đẹp, thân thiện với

người sử dụng.

 Đối với học viên:

- Hệ thống Elearning hỗ trợ học theo khả năng của cá nhân học viên, theo dõi thời

gian biểu tự lập nên học viên có thể lựa chọn phương pháp học thích hợp với khả năng

của riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với khả

năng của bản thân để giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Ngoài ra, khả năng

tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp nâng cao hiệu quả học tập.

 Đối với giáo viên:

- Giáo viên có thể theo dõi học viên dễ dàng, Elearning cho phép dữ liệu được tự động

lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!