Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng Gis mô tả hàm lượng As trong nước ngầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 117 - 121
117
ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ HÀM LƯỢNG As TRONG NƯỚC NGẦM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Phan Thị Thu Hằng1*, Nguyễn Thu Thùy2
1
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả bước đầu xác định hàm lượng As trong nước ngầm khu vực thành phố Thái Nguyên và
biểu diễn trên bản đồ bởi công nghệ GIS cho thấy trong số 168 mẫu được kiểm tra tại 28
phường/xã thì có 129 mẫu (chiếm 77%) có hàm lượng As< 0.005mg/l, 30 mẫu (chiếm 18%) có
hàm lượng As nằm trong khoảng 0.005 – 0,01mg/l, 8 mẫu (chiếm 5%) đã ở mức ô nhiễm tức là có
hàm lượng As > 0,01mg/l và chỉ có 01 mẫu có hàm lượng As> 0,05mg/l, vượt QCVN 09:
2008/BTNMT và mức II của QCVN 02 :2009/BYT. Các mẫu ô nhiễm As đều tập trung tại khu
vực trung tâm (5 mẫu) và phía Nam (3 mẫu) của thành phố Thái Nguyên. Khu vực phía Bắc của
thành phố 100% mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo QCVN.
Từ khóa: As, hàm lượng, nước ngầm, ô nhiễm, GIS
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của
công nghiệp, nông nghiệp và đô thị đã được
ghi nhận đang trở thành vấn đề môi trường
cấp bách, trong đó hiện tượng ô nhiễm As vào
nguồn nước đã và đang trở nên rất nghiêm
trọng. Khoảng 13,5% dân số Việt Nam đang
sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan bị
nhiễm asen [1]. As là một nguyên tố vi lượng
có tính độc hại cao đối với sức khoẻ con
người. Nồng độ As cao trong nước đang là
vấn đề đối với sức khoẻ cộng đồng trong
nhiều năm gần đây. Là một trong những trung
tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố
Thái Nguyên cũng là một địa bàn có dấu hiệu
ô nhiễm arsen tại một số khu vực. Nơi đây tập
trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như Nhà
máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Giấy
Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Cao Ngạn…
vì vậy, lượng nước thải từ các nhà máy đổ ra
môi trường hàng ngày khá lớn: Nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ thải khoảng 400 m3
/ngày,
nước thải độc và bẩn làm ô nhiễm suối Mỏ
Bạch và nguồn nước Sông Cầu, Nhà máy cán
thép Gia Sàng và khu gang thép Cam Giá
hàng ngày thải một lượng nước lớn không
được xử lý vào suối Xương Rồng gây ô
nhiễm khu vực phường Gia Sàng, phường
Túc Duyên... Các Nhà máy Tấm lợp Amiăng,
*
Tel: 0912 430378, Email: [email protected]
Khu gang thép Thái Nguyên hàng ngày thải ra
lượng bụi lớn làm ô nhiễm khu vực Cam
Giá... Thêm vào đó là nạn khai thác khoáng
sản từ các vùng Sơn Dương, Quan Triều, Đại
Từ, Phú Lương, Võ Nhai với 177 điểm quặng
và mỏ bao gồm than đá, quặng titan, quặng
chì, quặng thiếc chứa As… với công nghệ
khai thác lạc hậu, không có hệ thống xử lý
chất thải, đá thải hiệu quả đã làm cho môi
trường sông, suối, hồ bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi các chất độc hại như As, Pb, Cd...
(UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [3].
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được công
nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không
chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý
mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên
thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu
hướng diễn biến môi trường. chúng tôi đã tiến
hành bằng công nghệ GIS để đưa ra những
dẫn liệu về tình hình ô nhiễm và sự phân bố
hàm lượng As trong hệ thống nước ngầm tại
thành phố Thái Nguyên để từ đó có biện pháp
quản lý và sử dụng đảm bảo an toàn đối với
sức khoẻ con người.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Địa điểm
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
gồm 28 đơn vị hành chính (19 phường và 9 xã)
Đối tượng nghiên cứu
Kim loại As trong nước ngầm