Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng giải pháp erp để xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp thu mua cà phê tỉnh gia lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN TẤN LỘC
ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP ĐỂ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP THU
MUA CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Thanh Hà
Phản biện 1: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh
Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Quang
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Hệ thống thông tin họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 07 tháng 01 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
Ngành cà phê được xem là sản phẩm chiến lược của Gia Lai nói
riêng, Tây Nguyên nói chung trong nhiều năm qua và trong thời gian
tới. Với diện tích gần 82 ngàn ha, mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Gia Lai mang lại khoảng 482 triệu USD kim ngạch xuất
khẩu cho toàn tỉnh.
Cùng với đó, hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo, cây cà phê
vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của
Gia Lai, bởi ngành này đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200
ngàn người trực tiếp sản xuất và 100 ngàn người có liên quan đến cây
cà phê. Hơn thế, sản phẩm cà phê vẫn luôn được đánh giá là mặt
hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Gia Lai khi mà mặt hàng
này chiếm tỷ trọng cao nhất và chiếm 77,8% tổng kim ngạch phát
triển của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cây cà phê ở
Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung chưa thật sự phát triển bền
vững và ổn định. Nhiều người cho rằng, so với các ngành hàng nông
nghiệp có tiềm năng và thế mạnh khác như mía đường, lúa gạo, cao
su… thì cà phê Gia Lai đang có những dấu hiệu bất ổn trong việc
quản lý chuỗi cung ứng, tiêu thụ cho đến phát triển thị trường, khiến
chất lượng, năng lực cạnh tranh cũng như việc nâng cao giá trị kinh
tế của ngành hàng này luôn bấp bênh, thiếu bền vững.
Chấp nhận sự thay đổi để bắt đầu lại công việc kinh doanh và
chờ đợi sự thành công là châm ngôn của nhiều nhà lãnh đạo trẻ. Điều
đó xuất phát từ môi trường hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay,
2
mỗi doanh nghiệp đều không ngừng làm mới mình, cải tiến công
nghệ, tiếp thu những khoa học kĩ thuật mới tránh rơi vào tình trạng
tụt hậu. Trong số các thay đổi, thay đổi được các doanh nghiệp ưu
tiên hàng đầu đó là sự cải cách trong hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng mà giải pháp ERP (Enterprise Resources Planning) mang lại đã
nhanh chóng được nhiều công ty quan tâm do những lợi ích to lớn
như có cái nhìn toàn diện và tổng thể trong việc thu thập, xử lý và
phân tích dữ liệu . . .
Với mong muốn giúp ích cho các doanh nghiệp cũng như những
người làm công tác quản lý hiểu rõ về ERP và thực tế triển khai từ đó
gia tăng khả năng ứng dụng ERP thành công nâng cao hiệu quả cho
các doanh nghiệp thu mua nông sản tại Gia Lai, tôi đã chọn đề tài
“Ứng dụng giải pháp ERP để xây dựng hệ thống thông tin quản lý
chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp thu mua cà phê tỉnh Gia Lai”.
Luận văn được cấu trúc với nội dung như sau:
Phần mở đầu.
Chƣơng 1. Tổng quan về ERP.
Chƣơng 2. Tìm hiểu về quản trị chuỗi cung ứng.
Chƣơng 3. Triển khai giải pháp ERP cho SCM doanh
nghiệp thu mua cà phê.
Chƣơng 4. Cài đặt và thử nghiệm giải pháp ERP của
Odoo cho SCM.
Phần kết luận.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ERP
Trong chương này chúng ta sẽ đi tìm hiểu tổng quan về ERP từ
khái niệm, các đặc điểm, các phân hệ của ERP, cũng như lợi ích của
nó mang đến cho doanh nghiệp khi ứng dụng ERP vào quản lý doanh
nghiệp.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ERP
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise
Resource Planning – ERP) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến
một loạt hoạt động của công ty, do phần mềm máy tính hỗ trợ để
giúp công ty quản lý các hoạt động bao gồm: quản lý mua hàng, quản
lý hàng tồn kho, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự, theo
dõi đơn hàng, quản lý bán hàng,v.v… Nhằm đảm bảo các nguồn lực
thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, hàng, máy móc và tiền bạc
có sẵn với số lượng đủ khi cần.
Xét trên góc độ bản quyền mã nguồn, hiện tại có 2 loại phần
mềm ERP có bản quyền và mã nguồn mở.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ERP
1.2.1. Khác biệt giữa ERP và các phần mềm đơn lẻ
Khác biệt cơ bản và quan trọng nhất của việc áp dụng ERP so
với sử dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc (như phần mềm kế toán,
nhân sự, bán hàng, mua hàng…) đó chính là tính tích hợp. Doanh
nghiệp chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất trong đó các phân hệ
(module) của nó thực hiện những chức năng tương ứng với yêu cầu
của từng bộ phận, phòng ban.
1.2.2. Các đặc điểm của một hệ thống ERP
- ERP là hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh.
4
- ERP là hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của máy
tính.
- ERP là hệ thống hoạt động theo quy tắc.
- ERP là hệ thống với các trách nhiệm được xác định.
- ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong tổ chức.
1.3. CÁC PHÂN HỆ ERP
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ. Từng
phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ thống
ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các
phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn.
Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể
bao gồm như sau:
1.3.1. Kế toán
1.3.2. Quản lý mua hàng và kho
1.3.3. Quản lý sản xuất
1.3.4. Quản lý bán hàng
1.3.5. Quản lý nhân sự và tính lƣơng
1.4. LỢI ÍCH CỦA ERP MANG ĐẾN CHO DOANH NGHIỆP
1.4.1. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
1.4.2. Công tác kế toán chính xác hơn
1.4.3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho
1.4.4. Tăng hiệu quả sản xuất
1.4.5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn
1.4.6. Các quy trình kinh doanh đƣợc xác định rõ ràng hơn
5
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã nêu về khái niệm, đặc điểm, các phân hệ của
ERP, lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu chúng ta có một cái nhìn chung về một hệ thống
hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp gồm 5 mảng chính: Quản lý
tài chính, Quản lý nhân sự, Quản lý quan hệ khách hàng, Quản trị
chuỗi cung ứng, Quản lý sản xuất.
Và đối với mỗi doanh nghiệp mà nói Quản trị chuỗi cung ứng
(SCM) là một quy trình quan trọng đây là một phương thức nhằm cải
thiện dịch vụ, nguồn cung cấp đầu vào của các doanh nghiệp, qua chế
biến, sản xuất sẽ được phân phối lại cho các nhà phân phối và tới tay
các khách hàng. Vì vậy mà đề tài mà tôi đã chọn cũng liên quan đến
Quản trị chuỗi cung ứng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu ở chương 2.
6
CHƢƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trong chương này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về
quản trị chuỗi cung ứng từ khái niệm, nguồn gốc và mục đích khi xây
dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà
phân phối và các trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện các chức
năng: Thu mua nguyên vật liệu, chuyển thành các sản phẩm trung
gian và cuối cùng, phân phối các sản phẩm đến khách hàng.
2.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
Thực tế đây là một phần nhỏ của ERP, nó là sự phối hợp tất cả
các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc mua, sản xuất
và di chuyển sản phẩm.
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain Management - SCM) là
một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư (value - added), từ nhà
cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà buôn bán, bán lẻ và cuối
cùng là tới khách hàng đầu cuối SCM có 3 mục tiêu chính: Giảm
hàng tồn kho, tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi
dữ liệu với thời gian thực, tăng doanh thu bán hàng với việc triển
khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn.
2.2. NGUỒN GỐC CỦA SCM
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics (hậu
cần). Ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong
quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ
20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ
yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất
lẫn trong khu vực dịch vụ. Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
7
2.2.1. Giai đoạn phân phối
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải,
phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác,
đóng gói.
2.2.2. Giai đoạn hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối hợp công tác quản lý của cả hai mặt
trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng hàng và Phân phối
sản phẩm.
2.2.3. Giai đoạn quản trị chuỗi cung ứng
Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về
quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất
– đến người tiêu dùng.
2.3. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
2.3.1. Doanh nghiệp cần có SCM
Các chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, và kết quả là
các doanh nghiệp sẽ gặp phải càng nhiều thách thức trong quá trình
quản lý. Bất kỳ nhà sản xuất nào với một chuỗi cung ứng đa dạng,
nhiều thành phần của mình đều nhanh chóng nhận ra giá trị và các lợi
ích thu được từ một giải pháp SCM. SCM bôi trơn các hoạt động của
chuỗi cung ứng thuận tiện hơn, nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn và
chính xác hơn bằng cách kết nối tất cả các nhà cung cấp, các đối tác
thành một mạng lưới gắn kết chặt chẽ.
2.3.2. Vai trò của SCM đối với họat động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn. Bởi vì các
doanh nghiệp nằm trong bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải
đưa ra các quyết định chung và các quyết định riêng đối với các hành
động của họ trên 5 lĩnh vực: Sản xuất, hàng tồn kho, địa điềm, kho
bãi, vận chuyển, thông tin.
8
2.3.3. Mục đích của các doanh nghiệp khi xây dựng SCM
- Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của doanh nghiệp.
- Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối.
- Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng.
- Tối thiểu hóa chi phí tồn kho và tăng chu trình lưu chuyển
tiền mặt bằng cách quản lý tốt hơn mức tồn kho.
- Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần.
2.3.4. Thực trạng ứng dụng ERP để xây dựng SCM hiện
nay
Các doanh nghiệp thường bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ
khác nhau, vì vậy họ thường sử dụng các phần mềm quản lý với từng
nghiệp vụ khác nhau nên khi áp dụng các phần mềm quản lý rời rạc
thì việc trao đổi dữ liệu sẽ phải thực hiện một cách thủ công.
Các doanh nghiệp Việt Nam đều đã quen với cách quản lý thủ
công theo các quy trình cục bộ.
Thực tế, các doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu về dịch
vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay phần mềm SCM.
Một vấn đề nữa của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là
số doanh nghiệp triển khai thành công các phần mềm ERP không
nhiều. Họ chỉ nghe rằng ERP là vấn đề rất phức tạp và số dự án triển
khai thành công rất ít so với số thất bại.
Tại Việt Nam từ 2003 thì ERP đã bắt đầu phát triển với việc
ứng dụng của một số công ty như Thép Miền Nam, Vinatex . . . Đến
năm 2005, số lượng các nhà cung cấp giải pháp gia tăng với sự tham
gia của các nhà cung cấp ngoài nước cần kể tên như Microsoft,
Oracle, SAP, . . . và trong nước như AZ, Pythis, Lạc Việt, FPT . . .