Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển Tập Tình Huống Sư Phạm Tiểu Học Ôn Thi Công Chức Giáo Dục
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
839.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
738

Tuyển Tập Tình Huống Sư Phạm Tiểu Học Ôn Thi Công Chức Giáo Dục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

1.Tình huống 1: Trong một tiết học, giáo viên có đưa ra một câu hỏi để gọi một học

sinh trả lời nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy

trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời gì mà chỉ đứng im,

mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động. Trước tình

huống này, nếu bạn là giáo viên đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

1. Hiện trạng: Là một giáo viên dạy bộ môn Văn hóa cấp Tiểu học, tình huống trên

chưa từng xảy ra đối với cá nhân tôi nhưng tôi nghĩ đây là một tình huống không hiếm

gặp trong môi trường sư phạm đặc biệt là bậc tiểu học. Ở đây ta phải xác định được

không gian của tình huống được diễn ra trong phạm vi lớp học, thời gian trong một tiết

học, đối tượng của tình huống được đề cấp đến là cô giáo và học sinh trong tiết học đó.

Tình huống xảy ra không phải là một học sinh “em Thiên” mà nhiều học sinh “cả lớp

không ai giơ tay để trả lời”.

2. Nguyên nhân:

Theo tôi, tình huống trên có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau:

Giáo viên giảng bài nhanh, các em HS chưa nắm bắt được nội dung của bài học; Do

giáo viên nêu câu hỏi âm lượng nhỏ, Hs chưa nghe rõ câu hỏi của cô hoặc câu hỏi của

GV đưa ra là câu hỏi khó; Có thể do bài học trước các em chưa nắm bắt được kiến thức

có liên quan đến câu hỏi của bài này theo đó học sinh không trả lời được.

2

3. Hậu quả:

Ở tình huống trên nếu cô giáo không tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách xử lý

tình huống cho đúng, cô giao nghĩ đơn giản học sinh không trả lời được thì cho ngồi

xuống hoặc khi thấy học sinh không trả lời được cô giáo trả lời thay cho học sinh sẽ

dẫn đến hậu quả ở các tiết học sau học sinh cũng sẽ không hiểu được nội dung bài học.

Dẫn đến tình trạng hổng kiến thức, vì việc nắm bắt kiến của học sinh phải là quá trình

xuyên suốt và liên tục từ bài cũ đến bài mới…Hoặc sẽ xảy ra tình trạng ở các bài sau,

học sinh không chịu tư duy, suy nghĩ để trả lời câu hỏi...

4. Giải pháp:

Mỗi ở tình huống trên mỗi giáo viên có một cách xử lí khác nhau nhưng với cá

nhân tôi, tôi sẽ xử lí tình huống trên như sau: Tôi sẽ đến bên học sinh, khẽ xoa đầu và

hỏi Thiên: “Thiên có hiểu nội dung câu hỏi của cô đặt ra không? tôi tin bằng cử chỉ

gần gũi, thân thiện em Thiên sẽ bớt căng thẳng, sợ sẹt, tiếp theo tôi hỏ Thiên em có

nghe rõ câu hỏi của cô không? hoặc yêu cầu Thiên nhắc lại câu hỏi của tôi. Tùy thuộc

vào câu trả lời của Thiên tôi sẽ xử lý cho phù hợp: Nếu thiên nhắc lại được câu hỏi có

nghĩa là em đã nghe rõ câu hỏi nhưng chưa nắm bắt được kiến thức để trả lời, tôi sẽ

gợi ý, gợi nhớ lại kiến thức liên quan và khích lệ, động viên Thiên trả lời. Nếu Thiên

không nhắc lại được câu hỏi, tôi sẽ hỏi lại cả lớp, nếu học sinh trong lớp đều trả lời

chưa rõ câu hỏi thì nguyên nhân xuất phát từ phía giáo viên, tôi sẽ nhắc lại câu hỏi để

cả lớp cùng suy nghĩ trả lời, nhận xét câu trả lời của Thiên. nếu các em đã nghe rõ câu

hỏi nhưng không trả lời được tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho Thiên và cũng là

gợi nhớ lại kiến thức liên quan và khích lệ, động viên các em học sinh trong lớp trả lời,

nhận xét câu trả lời của Thiên.

Hoặc nếu em Thiên vẫn không trả lời được câu hỏi khi đã nghe rõ câu hỏi và đã

gợi ý thì tôi sẽ gọi một em khác có lực học khá hơn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu,

khích lệ em Thiên nhắc lại câu trả lời. Khi em nhắc lại được thì cảm ơn Thiên để động

viên em và cho em ngồi xuống. Sau giờ học, Tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao Thiên

như vậy và tìm phương pháp giúp đỡ như: phụ đạo vào cuối giờ, phối hợp với cha mẹ

Thiên để cùng kèm cặp...Tôi cũng sẽ chỉ ra rõ cho em rằng nếu em không trả lời và nếu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!