Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HOC PHẦN NỘI DUNG DUNG TỰ CHỌN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG
PHẦN NỘI DUNG TỰ CHỌN
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC.
Tự học là nhiệm vụ suốt đời của người giáo viên
Tác giả: Thầy giáo Đỗ Duy Nhất.
(Sưu tầm và biên soạn)
TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ CHỌN
TƯ HỌC, TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC.
***********************
A.NỘI DUNG: XANH – SẠCH – ĐẸP VÀ AN TOÀN.
Giải thích một số khái niệm:
1. Thế nào là trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn? Xanh, sạch, đẹp và an toàn cho
học sinh là những yêu cầu quan trọng của một môi trường thân thiện trong trường học, cụ
thể là:
- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Khuôn viên nhà trường,
các nhà làm việc, lớp học, phòng bộ môn, sân chơi, nhà vệ sinh… lúc nào cũng được giữ
sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự phạm.
- Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý.
- Học sinh được đảm bảo sự an toàn về thể xác và tinh thần. Không có bạo lực trong nhà
trường và ngoài khu vực trường học, cũng như những hiện tượng lăng mạ, sỉ nhục làm tổn
thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. Trường học XSĐ&AT đã thật sự tạo ra
môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp
các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nhiều ngôi trường đã để lại những
dấu ấn và kỷ niệm đẹp trong lòng học sinh bởi những lối đi dưới hàng cây râm mát, những
bồn hoa, thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học mỗi ngày. Trường học XSĐ&AT còn
có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ
môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sống, đồng
thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho
thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. Vừa qua, các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là những
thầy cô hiệu trưởng đã quan tâm việc làm này, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong từng
năm học. Tuy nhiên trong thực tế, một số trường vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường
tốt đẹp để cuốn hút học sinh.
2. Thế nào là Xanh?
- Trồng cây có bóng mát như: bằng lăng, phượng, xà cừ, me tây, móng bò, keo tai tượng,
… Chú ý trồng loại cây có tán, bóng mát nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc có
vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và có mùi khó chịu.
- Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh như: tùng, sứ, cau cảnh, gừa tàu, mai chấn thủy, nguyệt
quế, …
- Có thể trồng cây bụi mọc tự nhiên được cắt tỉa chu đáo.
Tháng 9: BÁO CÁO NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG
PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN.
NỘI DUNG THỨ NHẤT: II.Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và
xây dựng môi trường học tập (Xây dựng môi trường học tập thân thiện): Gồm 15
tiết (Mã mô đun TH7)
- Trồng cỏ: Trồng thành thảm cỏ hình vuông, hình chữ nhật, trồng thành hàng dài hai bên
lối đi; trồng dưới gốc cây bóng mát … (chọn loại cỏ dễ trồng và dễ kiếm ở địa phương
như: cỏ đậu phộng, cỏ lông heo …) để học sinh có thể chơi đùa được.
Chú ý độ bao phủ cây xanh trong sân trường tối thiểu khoảng 40%, thảm cỏ khoảng 25 –
30%. Hạn chế bê tông hóa sân trường.
3. Thế nào là Sạch?
- Xử lý rác thải: Thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân trường với vị trí thuận lợi
cho học sinh sử dụng. Nếu có điều kiện, có thể phân loại rác theo 3 nhóm (các loại giấy
vụn; nhựa ni lông, kim loại; lá cây, trái cây )
- Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý ngầm chống mùi hôi; cống rãnh phải có tấm
đậy an toàn, không có hố nước đọng gây ô nhiễm và muỗi sinh sản.
- Có nguồn nước sạch: Đủ nước uống cho học sinh hàng ngày (bình nóng lạnh, bình nước
khoáng, bình nước đun sôi để nguội…); nước rửa mặt, tay chân cho học sinh trước khi vào
lớp học (khoảng 10 vòi cho 300 học sinh).
- Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh phải thoáng mát, đủ ánh sáng, có mái che và lối
đi sạch sẽ nối với hành lang lớp học. Có thể chọn trồng một ít cây cảnh xung quanh khu
vực vệ sinh để tạo cảm giác nhẹ nhàng và ý thức sử dụng bảo quản cho học sinh. Chú ý hố
tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho số lượng học sinh sử dụng, không có mùi hôi, có thể sử dụng
máng tiểu bằng loại tôn inox để dễ giội rửa. Cần tách riêng nhà vệ sinh giáo viên và học
sinh.
- Xử lý tiếng ồn: Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân chơi bãi tập, phòng học,
phòng làm việc, giờ ra chơi, giờ học nhạc, giờ chuyển tiết để đảm bảo cho hoạt động dạy
học và sinh hoạt của trường diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học.
4. Thế nào là Đẹp? Trước hết phải tạo được môi trường xanh và sạch, có cảnh quan
hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể. Trường có quy hoạch hợp lý,
đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi
trường. Một số bồn hoa với nhiều màu sắc rực rỡ sẽ làm tăng vẻ đẹp của trường, chọn
trồng loài hoa nở được nhiều mùa trong năm. Xây dựng những quy định, biểu bảng, áp
phích về nếp sống văn minh, lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện.
Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc không loè loẹt. Áo trắng quần
xanh là trang phục tương đối trung hoà phù hợp với học sinh phổ thông, được nhiều người
đồng tình chấp nhận. Đồng phục học sinh có thể thực hiện theo trường, theo lớp, theo
ngày, theo mùa. Có môi trường bạn hữu thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh
với thầy cô giáo, giữa học sinh với cây xanh thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân
trường.
5. Thế nào là an toàn? An toàn được thể hiện qua các yêu cầu và quy định: phòng chống
học sinh đánh nhau, bạo lực; phòng chống điện giật, cháy nổ; phòng chống ngộ độc, đuối
nước, té ngã; phòng chống tai nạn giao thông; có lối đi của xe lăn từ sân trường vào hành
lang lớp học cho học sinh khuyết tật; độ cao bàn ghế phù hợp và phòng học đủ ánh sáng để
giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và cận thị trong học sinh.
B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP VÀ AN TOÀN.
I. Các bước thực hiện:
- Hướng dẫn cho học sinh học tập và thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày như
thường xuyên tắm, gội, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh …
Và thường xuyên theo dõi kiểm tra trong các giờ sinh hoạt lớp.
- Song song với những biện pháp chăm sóc cảnh quan và giữ gìn vệ sinh trường học, nhà
trường cần tăng cường giáo dục học sinh bằng một số hình thức khác như : pano, áp phít
bằng những câu khẩu hiệu hành động.
- Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh
đúng thời gian quy định, nếu ngày nào sân trường dơ bẩn nhà trường sẽ trừ điểm thi đua
của đội sao đỏ. Từ đó đã giúp nhà trường quản lý tốt phong trào xanh, sạch, đẹp được
thường xuyên .
- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi dân gian gần gũi với địa
phương đã tạo cho học sinh khả năng tự rèn, nhanh nhẹn, chịu khó như: bịt mắt bắt dê,
chơi ô ăn quan, giựt cờ, nhảy dây, bắn bi, v.v…và cuối mỗi học kỳ vào các ngày sinh hoạt
ngoại khóa chung toàn trường nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia thi các trò
chơi theo đợn vị khối lớp và trao giải thưởng cho những học sinh có thành tích cao trong
các trò chơi, nhờ đó mà trong nhà trường học sinh thường xuyên tập luyện và tham gia các
trò chơi một cách tự giác .
- Ngoài ra để tạo cho học sinh có thói quen mạnh dạn trong việc nói năng, ứng xử linh
hoạt, văn minh, nhà trường nên xây dựng một số quy định về việc giao tiếp, ứng xử như
dùng những từ ngữ phù hợp, những cử chỉ, thái độ đúng đắn giữa HS với HS, giữa HS với
GV, giữa GV với GV trong học tập giảng dạy cũng như trong sinh hoạt hàng ngày ở gia
đình, và tổ chức kiểm tra, thi đua khen thưởng dưới hình thức cho học sinh thuyết trình và
tạo tình huống trong các buổi chào cờ đầu tuần .
II. Giải pháp cụ thể:
1. Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường
XSĐ&AT ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Học sinh từng em, từng nhóm được trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng
tuần về xây dựng lớp học trường học của mình ngày càng XSĐ&AT hơn (trồng cây, chăm
sóc cây, vệ sinh trường lớp,…). Trong năm học, các em tích cực tham gia một số hoạt
động ngoại khóa của trường để tạo ra các sản phẩm về giáo dục môi trường như bài viết,
tranh vẽ, ảnh chụp, sưu tầm… Cuối mỗi học kỳ và cuối năm học, các em được tham gia
nhận xét đánh giá về cái tốt, cái chưa tốt, đề xuất việc cần làm tiếp theo về môi trường của
trường dù là một ý kiến rất nhỏ hoặc chưa đúng, chưa đầy đủ.
2. Đối với giáo viên: Tùy theo đối tượng học sinh từng lớp, từng cấp học, giáo viên giúp
học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học XSĐ&AT; thực hiện
có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học
trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện
các hoạt động XSĐ&AT của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo
vệ môi trường XSĐ&AT.