Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyến phòng thủ phan rang bảo vệ sài gòn của mĩ - ngụy.
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
1002.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
730

Tuyến phòng thủ phan rang bảo vệ sài gòn của mĩ - ngụy.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

NGÔ THỊ VÂN

Tuyến phòng thủ Phan Rang bảo vệ Sài

Gòn của Mĩ - ngụy

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tháng 1 năm 1973, tại Pari thủ đô Cộng hòa Pháp hiệp định chấm dứt chiến tranh

lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí kết. Những tưởng sau hiệp định này đế quốc

Mĩ sẽ rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, Mĩ vẫn tăng cường viện trợ

về quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn và Mĩ chỉ thực sự buông tay khi nút chặn

cuối cùng trong hệ thống phòng thủ Sài Gòn ở Xuân Lộc bị đánh sập.

Sau những thất bại trên các chiến trường Tây Nguyên, Đà Nẵng và các tỉnh ven

biển miền Trung, chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Tin

chiến bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn đã làm rung động Nhà Trắng, tổng thống Mĩ

G. Ford lập tức phái tướng F.C.Weyand Tổng Tham mưu trưởng lục quân Mĩ trực tiếp

sang thị sát chiến trường miền Nam. Weyand đã tổ chức một cuộc họp hỗn hợp giữa

Mĩ và chính quyền Sài Gòn, ngay sau đó một hệ thống phòng thủ kéo dài đã được thiết

kế nhằm bảo vệ Sài Gòn.

Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi

cao giáp Lâm Đồng, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Phan Rang

nằm vào phía Nam của một thung lũng hẹp được bao bọc bởi các dải núi về hướng

Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng

ngự, với địa thế không khác gì cửa ải Phan Rang đã nhanh chóng trở thành một “lá

chắn thép” trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Sài Gòn của Mĩ - ngụy. Toàn bộ lực lượng

Sài Gòn với hơn 10.000 tên, được trang bị đầy đủ, được sự yểm trợ mạnh của pháo

binh và hơn 150 máy bay được tổ chức phòng ngự liên hoàn chặt chẽ trên một địa hình

có nhiều lợi thế. Với thực lực đó chính quyền và chỉ huy quân đội Sài Gòn nuôi hy

vọng sẽ chặn đứng, tiêu hao, ghìm giữ một bộ phận lớn binh lực quan trọng của Quân

giải phóng trước cửa ngõ Phan Rang, giữ vững thế phòng ngự chiến lược. Với những

hy vọng đó Phan Rang trở thành tuyến phòng thủ từ xa có vai trò rất quan trọng trong

việc bảo vệ Sài Gòn.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ Sài Gòn của Mĩ - ngụy năm 1975 là một vấn đề lớn

trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu tuyến phòng thủ Phan Rang về quá trình

hình thành, hoạt động và vai trò của nó sẽ góp phần làm rõ hơn tình hình quân đội Sài

3

Gòn năm 1975, cũng như giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc chiến

tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tuyến phòng thủ Phan

Rang bảo vệ Sài Gòn của Mĩ - ngụy” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc tìm hiểu về đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như những vấn đề liên quan

đến đề tài cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả:

Võ Nguyên Giáp (1979), trong tác phẩm Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến

tranh bảo vệ tổ quốc, Nxb Sự thật, đã khái quát quá trình phát triển đường lối quân sự

của Đảng ta, trong đó trận quyết chiến chiến lược trong Đại thắng mùa Xuân năm

1975 thể hiện bước nhảy vọt của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời

tác giả cũng cho thấy được những thất bại liên tiếp của chính quyền Sài Gòn ở Tây

Nguyên, Huế - Đà Nẵng… buộc phải thiết lập một hệ thống phòng thủ bảo vệ Sài Gòn.

Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2008), tác phẩm Lịch sử

kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 - 1975, tập VIII, của Nxb Chính trị Quốc gia,

đã trình bày tình hình cách mạng Việt Nam từ sau khi kí hiệp định Pari ngày 27-01-

1973 đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đặc biệt là chiến dịch mùa

Xuân năm 1975, trong đó có trình bày về cuộc hành quân đập tan “lá chắn thép” của

quân ta ở phòng tuyến Phan Rang.

Trịnh Ngọc Nghi (2005), trong tác phẩm Cuộc tiến quân từ Buôn Ma Thuột đến

Sài Gòn xuân 1975, của Nxb Quân đội nhân dân, đã ghi lại một phần diễn biến những

chiến dịch, những trận chiến đấu trong cuộc tiến quân thần kỳ 55 ngày đêm từ Buôn

Ma Thuột tới Sài Gòn Xuân năm 1975, bằng nhiều đòn tiến công chiến lược gối đầu

và kế tiếp nhau, quân và dân ta đã từng bước tiêu diệt chính quyền tay sai của Mĩ. Một

trong những trận chiến đấu không thể không nhắc đến đó chính là trận Phan Rang với

việc đập tan tuyến phòng thủ từ xa của chính quyền Sài Gòn.

Bộ nội vụ, Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia II

(2010), Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn , của

Nxb Chính trị Quốc gia. Tác phẩm đã tập hợp những tài liệu còn lưu giữ được của

chính quyền Sài Gòn, những sự kiện diễn ra trong giai đoạn từ sau khi hiệp định Pari

năm 1973 được kí kết đến kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đặc biệt diễn biến

và hành động của chính quyền Sài Gòn từ khi để mất Tây Nguyên, Đà Nẵng đó là thiết

4

lập hệ thống phòng thủ kéo dài từ Phan Rang, Xuân Lộc đến Tây Ninh nhằm mục đích

bảo vệ Sài Gòn.

Ngoài ra còn phải kể đến một số tác phẩm: 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (1990)

của Alan Dawson, Đại thắng mùa xuân 1975 xuất bản năm 1976 của Đại Tuớng Văn

Tiến Dũng, Cuộc tổng tiến công chiến lược xuân 1975 và sự cáo chung của chế độ Sài

Gòn (2005) của Nguyễn Huy Thục... đây là những tài liệu quan trọng chúng tôi có thể

tham khảo.

Các tác phẩm trên đã đề cập đến một số nội dung xung quanh đề tài, đây là những

tư liệu quý giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống tuyến phòng thủ Phan Rang từ quá

trình hình thành đến hiệu quả hoạt động của nó.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn của Mĩ -

ngụy trong năm 1975.

4. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tuyến phòng thủ từ xa của Mĩ - ngụy

mà thực chất đó là tuyến phòng thủ Phan Rang, làm sáng tỏ hoạt động, vai trò của nó

trong việc bảo vệ Sài Gòn.

Đề tài còn giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc kháng chiến

chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Đề tài được hoàn thành trên cở sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Tuy nhiên tư

liệu thành văn đóng một vài trò quan trọng. Đó là các tác phẩm sử học, các công trình

nghiên cứu trên sách báo và tạp chí có liên quan. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng

nguồn tư liệu trên mạng internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Để đảm bảo về mặt tư tưởng, trong quá trình nghiên cứu vấn

đề này chúng tôi đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận

biện chứng của sử học Mac-xít và quan điểm của Đảng ta để xem xét các vấn đề.

Phương pháp cụ thể: thu thập, sưu tầm tư liệu sau đó tiến hành phân tích, so sánh,

đối chiếu và hệ thống hóa tư liệu để đưa vào bài viết.

5

6. Đóng góp của đề tài

Đây là đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản. Chúng tôi mong rằng

với đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn những chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta

trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Ngoài ra đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo

cho những ai quan tâm.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo khóa luận gồm có 2

chương:

Chương 1: Chế độ Việt Nam Cộng hòa và vấn đề bảo vệ Sài Gòn

Chương 2: Tuyến phòng thủ Phan Rang của Mĩ - ngụy

6

NỘI DUNG

Chương 1

CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ SÀI GÒN

1.1. Chế độ Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa là nhà nước được Mĩ - ngụy lập nên ở phần lãnh thổ phía

Nam vĩ tuyến 17, được tổ chức theo mô hình nhà nước Cộng hòa đại nghị. Nhà nước

này tồn tại từ năm 1955 dưới đời Tổng thống Ngô Đình Diệm và sụp đổ năm 1975

dưới đời Tổng thống Dương Văn Minh.

1.1.1. Nền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa

Ngày 21-07-1954 Hiệp định Geneva về “Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình

ở Đông Dương” được kí kết. Hiệp định đã kết thúc gần 100 năm đô hộ của thực dân

Pháp trên đất nước ta, đồng thời mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên,

theo Hiệp định nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 (sông

Bến Hải, Quảng Trị) làm giới tuyến tạm thời và việc thực hiện thống nhất đất nước sẽ

diễn ra vào năm 1956 dưới sự giám sát quốc tế.

Sau năm 1954, Mĩ nhanh chóng gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, từng bước độc

chiếm quyền thống trị ở Nam Việt Nam, can thiệp vào Lào và Campuchia. Từ năm

1950, Mĩ đã có mưu đồ sử dụng lá bài Ngô Đình Diệm để gạt Pháp. Mĩ chọn Diệm làm

tay sai vì Diệm tiêu biểu và đại diện cho giai cấp phong kiến Việt Nam. Bản thân Diệm

là quan lại và dòng dõi quan lại. Diệm lại là tín đồ Thiên Chúa giáo khoác áo “chí

sĩ”, được gắn cho là có đầu óc “bài Pháp, bài Nhật” [4, tr.32].

Nhằm thực hiện âm mưu của mình, tháng 11-1954 Mĩ cử tướng J.Lotơn Colin

sang làm đại sứ của Mĩ ở Sài Gòn, Colin đã mang theo kế hoạch 6 điểm. Được sự giúp

đỡ của Mĩ, ngày 10-10-1955 Ngô Đình Diệm tổ chức trò hề “trưng cầu dân ý”, Bảo

Đại bị phế truất, Diệm nghiễm nhiên lên làm tổng thống, tuyên bố thành lập “nước

Việt Nam Cộng hòa”.

Như vậy, “Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa” (1956-1963) là thời kỳ cầm quyền của

Ngô Đình Diệm, được thành lập sau cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1955 ở miền Nam

Việt Nam và chấm dứt bằng cuộc đảo chính năm 1963 với cái chết của Ngô Đình

Diệm. Danh xưng “Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967, khi nền

“Cộng hòa đệ nhị” do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu (1967-1975) ra đời.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!