Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cấp xã (Từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MAI LÝ
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MAI LÝ
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hành Chính Mã số 60.38.20
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp. Các số liệu trong luận văn là trung thực, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Họ và tên tác giả
Trần Thị Mai Lý
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
CBCC: Cán bộ công chức.
NXB: Nhà xuất bản.
UBND: Ủy ban nhân dân.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………. 1
l. Lý do chọn đề tài:..................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu: ............................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:............................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ......................................................... 4
5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:.................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: .....................................................................4
7. Kết cấu của luận văn:.....................................................................................4
NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG,
SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP XÃ: ..................... 6
1.1. Khái niệm công chức cấp xã: ............................................... 6
1.1.1. Khái niệm công chức: .................................................... 6
1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã: .......................................... 7
1.2. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cấp xã: ............. 8
1.2.1. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cấp xã theo quy
định pháp luật trước khi Luật CBCC năm 2008 có hiệu lực pháp
luật:............................................................................................ 8
1.2.2. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cấp xã theo quy
định của Luật CBCC năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành:..... 17
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI TP.HCM………. 28
2.1. Thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã:........................ 28
2.2. Thực trạng sử dụng công chức cấp xã: ............................. 36
2.3.Thực trạng quản lý công chức cấp xã: ................................ 42
2.4. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: .................................... 51
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
CẤP XÃ: .................................................................................. 58
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng công
chức cấp xã:.............................................................................. 58
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức
cấp xã:.................................................................................... 65
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công chức
cấp
xã:..........................................................................................68
KẾT LUẬN:.............................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề cán bộ, công chức luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng
trong các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Hội nghị lần thứ ba Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã đề ra Nghị quyết về “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” và nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nƣớc, để xây dựng
đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên, bên cạnh việc
đẩy mạnh và tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công
chức thì một trong những khâu then chốt là tuyển dụng những ngƣời
xứng đáng, có phẩm chất năng lực để đảm nhận tốt nhiệm vụ đƣợc
giao. Bên cạnh đó, việc sử dụng và quản lý công chức phải dựa trên cơ
sở pháp lý, đề cao năng lực và trách nhiệm.
Thực tiễn nƣớc ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng cho thấy chất lƣợng cán bộ, công chức vẫn còn thiếu và yếu, đặc
biệt là đội ngũ công chức cấp cơ sở (phƣờng, xã, thị trấn) – là cấp
hành chính gần dân nhất, trực tiếp làm công tác quản lý hành chính,
giải quyết và đáp ứng các yêu cầu của nhân dân. Một trong những
nguyên nhân quan trọng là khâu tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức còn những hạn chế, bất cập nhƣ: cơ sở pháp lý chƣa thật đầy đủ,
cụ thể, việc tổ chức thực hiện trong thực tế những quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức chƣa thật hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất
nƣớc, là đơn vị dẫn đầu cả nƣớc về thực hiện cải cách hành chính trong
đó có vấn đề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Một trong
những phƣơng hƣớng cơ bản là hƣớng về cơ sở, làm thế nào để kiện
toàn và hình thành đƣợc một hệ thống công chức cơ sở vừa hồng, vừa
2
chuyên. Ngày 15 tháng tháng 3 năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị
định 24/2010/NĐ-CP quy định về vấn đề tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức, rồi đến ngày 31 tháng 8 năm 2010 Chính phủ tiếp tục
ban hành Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về
vấn đề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Năm 2009 Chính
phủ cũng đã ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10
năm 2009 quy định về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã. Bên cạnh đó nhằm cụ thể hóa
những quy định của cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp trên, UBND
Thành phố và Sở nội vụ đã ban hành một số văn bản hƣớng dẫn thực
hiện các quy định này nhƣ Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 31
tháng 8 năm 2010 về số lƣợng, chức danh và chế độ, chính sách đối
với cán bộ không chuyên trách phƣờng – xã, thị trấn; Quyết định số
60/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 về phân cấp cho UBND
quận, huyện quyết định số lƣợng, bố trí các chức danh cán bộ, công
chức và cán bộ không chuyên trách phƣờng, xã, thị trấn; Hƣớng dẫn số
1372/HDLS-NV-TC ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Liên Sở Nội vụ và
Tài chính về số lƣợng, bố trí các chức danh cán bộ, công chức, cán bộ
không chuyên trách và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên
trách phƣờng, xã, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP...
Tuy nhiên nhìn chung những quy định này qua thời gian thực
hiện cho thấy vẫn còn rời rạc, thiếu đồng bộ, hệ thống, hiệu quả chƣa
cao, từ đó việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức còn nhiều
sai sót và hạn chế.
Trong điều kiện hiện nay, công tác tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức cấp xã càng có vị trí quan trọng. Vì vậy nghiên cứu một
cách đầy đủ vấn đề này nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
cũng nhƣ áp dụng pháp luật hiệu quả hơn là việc làm rất cần thiết. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức