Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tutorial Vray for SketchUp - 2 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tutorial Vray for SketchUp – Interior Composed by Explainking
1
Bài hướng dẫn sử dụng Google SketchUp 6 Pro và Vray for SketchUp (nếu bạn
chưa có 2 phần mềm này, đi tìm chúng ngay trước khi đọc tiếp)
Bài Tuts này bao gồm các nội dung sau :
1. Ánh sáng cho nội thất
a. Sử dụng VraySun và Sky (ánh sáng ban ngày) Trang 3
b. Không sử dụng VraySun (ánh sáng ban đêm) Trang 7
c. Các loại đèn đặc biệt sử dụng cho Nội thất Trang 9
2. Đặt và hiệu chỉnh Camera Trang 14
3. Tạo và hiệu chỉnh Vật liệu
a. Vật liệu ko có Texture Trang 17
b. Vật liệu có Texture Trang 23
4. 1 số hiệu chỉnh trong Vray Options Trang 29
5. Rendering và Post rendering Trang 38
Các chữ viết tắt thường gặp trong Tuts này :
Tuts : Tutorial – bài hướng dẫn
SU : dĩ nhiên là SketchUp rồi, ở đây là nói về Google SketchUp 6 Pro
Vray: Vray for SU do ASGvis mua bản quyền lại từ ChaosGroup (Vray Max)
Mat : vật liệu, trong tuts sẽ có 2 loại SU Mat (tức vật liệu SketchUp) và Vray Mat
(tức vật liệu Vray)
Cam: Camera
VCB : Vietcombank ??? Ko, đó là Value control box – hộp nhập thông số bên góc
phải dưới màn hình đấy.
Tutorial Vray for SketchUp – Interior Composed by Explainking
2
GI : Global Illumination –Việc chiếu sáng tổng thể toàn bộ 1 khung cảnh
Subdivs : Subdivisions – độ chia nhỏ hạt (ánh sáng)
QMC : Quasi-Monte Carlo – Phương pháp tính toán ánh sáng phản xạ trực tiếp
tương tự Photon map, dùng các hạt ánh sáng.
Irr : Irradiance map – Phương pháp tính ánh sáng phản xạ gián tiếp bằng nội
suy, thường dùng làm Primary Engine trong tab GI của Vray Options thay cho QMC để
tính sáng lần phản xạ đầu tiên
LC : Lightcache – Phương pháp tính toán ánh sáng phản xạ bằng cách dùng
nhiều tia sáng cùng chiếu vào 1 điểm cần tính toán, thường dùng làm Secondary Engine
trong tab GI của Vray Options để tính sáng các lần phản xạ thứ 2-3…
PTS : Photoshop - phần mềm xử lý ảnh mạnh và đa năng nhất, là công cụ đắc
lực để xử lý Post-rendering, 1 bức render chưa đạt nhưng kỹ thuật xử lý shop điêu luyện
có thể khiến tác phẩm đẹp hơn rất nhiều, đến nỗi 1 người bạn của tôi đã gọi đùa rằng đây
là phần mềm Photoshop for SketchUp (nhại theo Vray for SketchUp). Tôi đang sử dụng
PTS CS3.
Những điều cần lưu ý :
Đây là Tuts Vray for SketchUp part 2, vì vậy, điều kiện đầu tiên là bạn cần nhớ
những gì đã đọc trong Part 1, đặc biệt là phần lý thuyết ý nghĩa các thông số và hiệu
chỉnh, ở trong Tuts này tôi sẽ ít nhắc tới lý thuyết, chỉ trình bày chủ yếu kinh nghiệm và
thực hành thực tế.
Lưu ý các yếu tố dựng hình cho thật chuẩn. Dù bạn có render hay ko hoặc render
bằng bất kỳ phần mềm nào khác thì bước dựng hình cũng là bước đầu quan trọng nhất.
Quản lý bản vẽ thành những Group lớn, ví dụ như Phần xây ( gồm các group tường, sàn,
trần…), Furniture (các group hoặc comp. bàn, ghế, tủ kệ, chén dĩa…)… để tiện quản lý.
Các group và comp. cũng cần nằm trong các Layer tương ứng ( vdụ group tường phải
nằm trong Layer Tường, comp. cửa sổ phải nằm trong layer Cửa …) để tiện ẩn đi bằng
tab Layer khi cần, tránh thể hiện nhiều thứ trên màn hình làm việc làm nặng bản vẽ.
Hình dưới là mục đích của chúng ta sau khi thực hành theo tuts này(Raw Render), đây là
1 scene trong 1 tuts của Vray Max, 1 SU user đã dựng lại bằng SU, tôi sẽ sử dụng scene
này để thực hiện các setting trong Tuts Nội thất này.
Tutorial Vray for SketchUp – Interior Composed by Explainking
3
1. Ánh sáng cho nội thất
a. Sử dụng Vray Sun và Sky
Ở đây bàn về việc căn phòng của bạn có cửa sổ và bạn muốn tác phẩm cuối cùng của bạn
có ánh nắng lung linh chiếu vào phòng, nếu phòng ko có cửa sổ hoặc bạn muốn render
cảnh đêm, xin mời coi các phần b,c .
Trước hết bạn phải chỉnh hướng ánh sáng mặt trời (chỉnh ngày và giờ trong bảng
Shadow của SU ) sao cho ánh sáng chiếu vào
phòng là đẹp nhất (dĩ nhiên là theo cảm nhận của bạn), ở đây tôi chọn hướng ánh sáng
như hình bên dưới
Tutorial Vray for SketchUp – Interior Composed by Explainking
4
Trong setting mặc định của Vray4SU, trong tab Environment thì ở cả GI và BackGround
được chọn mặc định là dùng Vray Sky, bấm vào chữ M của tab GI hoặc Background để
hiện bảng Texture editor, chú ý các thông số có mũi tên :
Bắt đầu từ trái sang :
Type : loại texture sẽ chọn làm ánh sáng, ở đây đã được chọn sẵn là Sky, chúng ta
có thể để Multiplier ở dưới là 1 theo mặc định của GI (Skylight) và tăng Multiplier trong
Background lên 2-2,5 để bầu trời nhìn trong xanh hơn.