Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuong thuat lai mot chuyen di choi o con rong ben tre
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Tường thuật lại một chuyến đi chơi ở cồn Rồng, Bến Tre
Bài làm
DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG
A. Mở bài:
(Xác định không gian thời gian, và sự kiện)
- Sau hơn hai giờ trên sông nước. - Cồn Rồng, một địa danh có cây trái xum xuê và có Nhà nghỉ Công đoàn. B. Thân bài:
1. Chúng tôi lên bờ, đùa nghịch trên chiếc cầu gập ghềnh, lấy lá dừa nước đan
thành giỏ. 2. Vào thăm nhà của một chủ vườn và là người chơi cây kiểng. + Những loại cây kiểng. + Những hòn non bộ, những dáng tiều phu gợi cảnh miền núi trong bài thơ của
Bà Huyện Thanh Quan. + Vườn trái cây
- Tán lá
- Trái cây
- Gốc cây rụng đầy trái. + Liên hoan trái cây và nhặt đầy giỏ quả chín. + Đi khắp vườn ngắm cảnh (nhiều loại cây trái...)
3. Nhà nghỉ Công đoàn là một công trình kiến trúc khá công phu
+ Những tòa nhà. + Sân rộng và chín con rồng biểu hiện quyền uy. + Thăm Cửu đỉnh - một công trình nghệ thuật. + Leo lên những tháp cao. Ăn trưa trong động đá hoa. C. Kết bài:
- Đò cập bến. Chúng tôi chia tay cồn Rồng. - Những cảm giác chơi vơi, chơi vơi cứ theo tôi đến tận nhà. BÀI LÀM
Sau hơn hai giờ bập bềnh trên sóng nước sông Ba Lai rồi đánh vòng qua một
nhánh sông Tiền, chiếc đò máy của chúng tôi ghé vào một bến nhỏ. Cồn Rồng
đây rồi! Nơi nổi tiếng với những cây trái xum xuê và nhất là ở trung tâm của nó
có “Nhà nghỉ công đoàn”, một di tích hiếm có. Chúng tôi tót lên bờ, bước đi trên chiếc cầu xập xình, xập xình, đùa giỡn té
nước vào nhau. Loáng một chốc, mấy cái lá dừa nước xanh thẫm đã trở thành
cái giỏ nho nhỏ, xinh xinh trong tay tôi. Bọn bạn cũng vít cành dừa xuống, bẻ
lá và làm như vậy. Đợi cho lữ chúng tôi lên bờ hết, chiếc đò lại rời bến sang
bên kia. Chúng tôi vào thăm một gia đình nổi tiếng nhất đất cồn này về nghề trồng cây
kiểng và cây ăn trái. Vô số những loài cây kiểng đang khoe sắc. Hòn non bộ
nho nhỏ với dáng điệu ông tiều phu gánh củi, với đứa trẻ chăn trâu gợi cho tôi
nhớ đến cái quạnh quẽ trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan. Có những cây xương rồng đã tồn tại hơn trăm năm đang khoe dáng vừa
cổ kính vừa kiêu hãnh trước những con mắt tò mò của lũ chúng tôi. Chúng tôi
rẽ qua lối vào vườn cây ăn trái. Quả là tiếng đồn không ngoa, cây trái ở đây