Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tương lai, chăn nuôi lợn công nghiệp của thế giới gặp khó khăn hay sụp đổ?
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
26 Tạp chí chăn nuôi số 12 – 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái http:// www.lrc-tnu.edu.vn
Tương lai, chăn nuôi lợn công nghiệp của thế giới
gặp khó khăn hay sụp đổ?
David Burch
Chăn nuôi lợn công nghiệp là một phức hợp có
cơ cấu tổ chức thích hợp, sản phẩm làm ra được ưa
chuộng, cần thiết và đang trở thành thực phẩm chính
ở nhiều nước. Sau thịt gà, thịt lợn là thực phẩm
được sử dụng phổ biến và rẻ nhất, ở những nước
đang phát triển, nhất là vùng Viễn Đông, nhu cầu
thịt lợn sẽ tăng. Hơn 1 tỷ người Trung Quốc đang
muốn nâng cao tiêu chuẩn sống, chắc chắn trong
bữa ăn của họ phải có thịt lợn, nâng cao năng suất
một cách bền vững dể tự túc thịt lợn. Dự đoán, trong
tương lai, ngành kinh doanh thịt lợn sẽ giữa vai trò
cốt lõi và nhu cầu thịt lợn của thế giới sẽ tăng. Tuy
nhiên, dự kiến ngành công nghiệp naỳ sẽ gặp một số
khó khăn. Vậy, đâu là những tiêu cực của công
nghiệp nuôi lợn? Giá thức ăn gia súc là vấn đề
chính, chúng ta đang thấy tác động hiện nay của nhu
cầu lớn và giá cao của 2 loại thị trường quen thuộc:
ngô làm thực phẩm cho người và ngô làm thức ăn
cho gia súc, bây giờ lại thêm thị trường mới: ngô
dùng sản xuất nhiên liệu sinh học. Khó xoá bỏ tình
trạng này nhưng có thể ngăn cản bằng cách dùng
phụ phẩm từ quá trình chế biến thức ăn của người.
ở Anh đã chịu những thiệt hại do không chế biến
tốt loại thực phẩm bỏ đi (vì liên quan đến bệnh lở
mồm long móng), nhưng nếu những vật liệu này
được tập trung chế biến bảo đảm mức độ vô khuẩn
cao thì lợn là vật nuôi lý tưởng để sử dụng phụ
phẩm đó, đồng thời giải quyết được vấn đề “rác
thải” mà chúng ta đang phải đương đầu.
Chuồng trại sẽ phát triển một cách đều đặn,
nhưng thực ra, không phải lúc nào chúng ta cũng sử
dụng một cách hợp lý. Phải suy nghĩ kiểu chuồng cải
thiện được (hoặc cảm thấy có thể cải thiện) sự thoải
mái của vật nuôi (như cấm nuôi lợn nái chửa trong
chuồng lồng). Chúng ta tin rằng các áp lực về thoải
mái vật nuôi còn tiếp diễn. 50 năm qua chúng ta chăn
nuôi theo hướng công nghiệp nhưng ít chú trọng đến
vấn đề thoải mái vật nuôi (vì cho đó không phải là
nét đặc trưng lớn) mặc dù biết rằng sự thoải mái của
vật nuôi có thể tác động đến năng suất và cải thiện
năng suất. Xã hội thay đổi thì nhận thức thay đổi
theo, cảm giác của công chúng nói chung muốn mua
thịt những con vật được nuôi dưỡng “một cách dễ
thương”, mua trứng gà nuôi thả tự do chứ không mua
trứng gà nuôi lồng tầng, đó thường là những quan
điểm (có ảnh hưởng lớn) được nêu ra bởi những
người chủ trương làm cho vật nuôi thoải mái. Vật
nuôi được thả ngoài trời có vẻ dễ chịu, nhưng khi
lạnh và ẩm ướt thì lại khó chịu, tia nắng gắt cũng là
mối đe doạ tiềm tàng. Thiến và cắt đuôi là vấn đề
đang tiếp tục được tranh luận. Do đó, cần có thêm
nhiều nghiên cứu để đưa ra các cách giải quyết thực tế.
Sức khoẻ gia súc bao giờ cũng là đề tài quan trọng vì nó
gắn liền năng suất chăn nuôi.
Dịch PCV2 có ở hầu hết những nước đã tiêm
phòng và bây giờ chúng ta đang mong chờ một loại
văcxin mới. Cần rút kinh nghiệm từ những thực tiễn
này. Nhờ đã xây dựng được nền móng tốt về công
nghệ siêu vi trùng ở Âu châu nên cần đưa vào sản
xuất các văcxin một cách nhanh chóng hơn so với
dự kiến 10-12 năm theo quy ước trước đây. Cần rút
kinh nghiệm và kiểm soát sự lây lan những ổ dịch
mới và những bệnh cũ (tai xanh, Aujesky, thương
hàn lợn); hoặc kiểm soát có hiệu quả hơn, hoặc cố
gắng thanh toán. Những bệnh do vi khuẩn vẫn tiếp
tục xảy ra, bệnh liên cầu khuẩn lợn hình như đang
tăng, còn E.coli Lawsonia nội bào và suyễn lợn
đang luôn tồn tại. Đã hé ra cho chúng ta một số cơ
hội để tiêu diệt bệnh hồng lỵ, thế nhưng bây giờ
đứng trước tình trạng không thuốc, vấn đề lại trở
nên phức tạp hơn.
Trong tương lai, nhu cầu về thịt lợn vẫn tiếp
tục tăng, chúng ta phải cố gắng hạn chế khó khăn,
sử dụng cách quản lý tốt, chuồng trại tốt, tìm các
nguồn thức ăn thay thế, tạo cảm giác thoải mái cho
vật nuôi, có tiêu chuẩn thú y cao và kiểm soát dịch
bệnh có hiệu quả, bảo đảm hiệu quả kinh tế của sản
xuất trong tương lai.
(Người dịch: S.T)