Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1456

Tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và trách nhiệm bồi thường của quốc gia trong pháp luật đầu tư quốc tế. Kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN HẰNG

TƯỚC QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG CỦA QUỐC GIA TRONG PHÁP

LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ. KINH NGHIỆM

CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN HẰNG

TƯỚC QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG CỦA QUỐC GIA TRONG PHÁP

LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ. KINH NGHIỆM

CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế. Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Mai Hạnh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và

trách nhiệm bồi thường của quốc gia trong pháp luật đầu tư quốc tế: Kinh nghiệm cho

Việt Nam ” là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình nào khác. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực.

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Đỗ Thị Mai Hạnh, người đã

định hướng cũng như tận tình giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Vương Đình Nguyên Hằng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Danh mục từ viết tắt tiếng Anh

Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt

BIT Bilateral Investment Treaty Hiệp định đầu tư song phương

IIA International Investment Agreement Hiệp định đầu tư quốc tế

ISCID International Center for Settlement

of Investment Disputes

Trung tâm quốc tế về

xét xử tranh chấp giữa nhà

đầu tư nước ngoài và

Nhà nước tiếp nhận đầu tư

NAFTA North American Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Bắc Mỹ

OECD Organization for Economic

Co-Operation and Development

Tổ chức hợp tác phát triển

kinh tế

UNCITRAL United Nations Commission

on international trade law

Ủy ban của Liên Hiệp Quốc

về thương mại quốc tế

UNCTAD United Nation Conference on

Trade and Development

Hội nghị của Liên Hiệp Quốc

về thương mại và phát triển

Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

Chữ viết tắt Tiếng việt

ĐT đầu tư

TQSH Tước quyền sở hữu

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TƯỚC QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI ............................................................................................................. 9

1.1 Khái niệm đầu tư, nhà đầu tư và quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo

pháp luật quốc tế ............................................................................................................9

1.1.1 Đầu tư nước ngoài.......................................................................................................... 9

1.1.2 Nhà đầu tư nước ngoài ................................................................................................ 11

1.2. Vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài .....................................14

1.2.1 Khái niệm về tước quyền sở hữu...........................................................................14

1.2.2 Tước quyền sở hữu trực tiếp........................................................................................ 17

1.2.3 Tước quyền sở hữu gián tiếp ....................................................................................... 19

1.2.4. Hành vi tương tự tước quyền sở hữu....................................................................22

1.2.5. Những biện pháp thực thi quyền lực nhà nước - không bị xem là hành vi tước

quyền sở hữu ..................................................................................................................24

1.3. Đối tượng của hành vi TQSH phải bồi thường theo pháp luật quốc tế ...........25

1.4. Các tiêu chí để xác định hành vi tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước

ngoài theo pháp luật quốc tế .......................................................................................27

1.4.1. Vì mục đích công cộng (public purpose) .............................................................28

1.4.2. Không phân biệt đối xử (Non-discrimination).....................................................30

1.4.3. Theo trình tự luật định (due process of law)........................................................32

1.4.4. Thực hiện bồi thường ...........................................................................................33

1.5. Trách nhiệm bồi thường của quốc gia nhận đầu tư khi thực hiện tước quyền

sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài .................................................................35

1.5.1. Trách nhiệm bồi thường của quốc gia nhận đầu tư.............................................37

1.5.2. Phân biệt hình thức và mức độ bồi thường hoặc đền bù của hành vi tước quyền

sở hữu hợp pháp và tước quyền sở hữu bất hợp pháp...................................................39

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ VẤN ĐỀ TƯỚC QUYỀN SỞ

HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .......................................44

2.1 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ........................................................... 44

2.1.1. Những quy định chung về nhà đầu tư nước ngoài và tài sản, quyền sở hữu, nội

dung bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật hiện

hành...............................................................................................................................44

2.2. Quá trình phát triển của cơ sở pháp lý về đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam.............................................................................................51

2.3. Vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ....................58

2.3.1. Các giai đoạn tước quyền sở hữu của nhà đầu tư từ năm 1945 đến nay ...........61

2.4. Vấn đề bồi thường cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật

Việt Nam.......................................................................................................................62

2.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc bồi thường cho

nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.............................................................................62

2.5. Các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu của nhà đầu tư và chính phủ

Việt Nam.......................................................................................................................66

2.5.1. Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình ......................................................................66

2.5.2. Các vụ tranh chấp khác.......................................................................................69

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ĐỂ HẠN CHẾ BỊ KHỞI KIỆN

LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TƯỚC QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI...............................................................................................................................77

3.1 Thực trang về bảo đảm đầu tư của Việt Nam và những nguy cơ bị khởi kiện do

hành vi tước quyền sơ hữu ......................................................................................... 77

3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế bị khởi kiện do hành vi tước quyền

sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư.........................................................................81

3.2.1. Quan điểm về khái niệm đầu tư............................................................................81

3.2.2. Sửa đổi toàn diện các quy định liên quan đến vấn đề tước quyền trong các Hiệp

định đầu tư quốc tế và Luật Đầu tư để bảo đảm cân bằng giữa trách nhiệm bảo vệ nhà

đầu tư và hoạt động điều hành quản lý kinh tế xã hội của quốc gia .............................82

3.3. Nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương về các Hiệp định đầu tư

quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và thường xuyên rà soát, theo dõi quá trình thi

hành pháp luật có liên quan ........................................................................................90

KẾT LUẬN...................................................................................................................................93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản

Việt Nam những năm trước, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam

lần thứ XI năm 2011 tiếp tục khẳng định quan điểm “mở rộng hoạt động đối ngoại,

chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.”

1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam trong những năm cuối của thập niên 1990 đến nay đã có nhiều chuyển biến quan

trọng. Cụ thể hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã được quan tâm, đẩy

mạnh. Trong khoảng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, với kết quả đạt được hết sức ấn

tượng với tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%,

đứng thứ 5 thế giới.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988 đến tháng 7

năm 2012 đã đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993

đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.3 Để thực hiện thành

công mục tiêu Việt Nam cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện

đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, việc tiếp tục đẩy

mạnh thu hút đầu tư nước ngoài sẽ vẫn là một trong những vấn đề cấp bách. Như vậy

câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư nước

ngoài trong giai đoạn cạnh tranh giữa các quốc gia đang phát triển trong khu vực hiện

nay? Theo quan điểm của tác giả, ngoài thủ tục hành chính dễ dàng, minh bạch, lực

lượng lao động trẻ dồi dào, có chuyên môn… thì một trong những vấn đề cơ bản

Chính phủ Việt Nam cần quan tâm là tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi tham gia góp

vốn hoặc đầu tư vốn thực hiện dự án tại Việt Nam và bảo đảm tài sản hợp pháp, lợi ích

chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ Việt Nam bảo vệ theo pháp

luật trong nước và luật quốc tế.

Qua thực tiễn, các chính sách về đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được

quan tâm đúng mức, công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn

bộc lộ nhiều thiếu sót cụ thể như: thiếu một chiến lược về vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài, nên chưa có quy hoạch gọi vốn, sử dụng vốn vốn đầu tư nước ngoài; chương

trình xúc tiến đầu tư quốc gia chưa đưa ra được các dự án phù hợp với quy hoạch phát

1 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần

thứ XI”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 46.

2 http://vneconomy.vn/2012083112062680P0C9920/kinh-te-viet-nam-67-nam-qua-cac-con-so.htm, cập nhật ngày 20/9/2013

3http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2013/21694/Nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-trien￾kinh-te-xa.aspx.

2

triển kinh tế – xã hội của đất nước; hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh

doanh, đặc biệt là các chính sách ưu đãi đầu tư không thống nhất giữa các luật, khác

biệt và thiếu nhất quán giữa các giai đoạn phát triển, gây khó khăn cho cả các doanh

nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực thi…4 Đặc biệt, một số

cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã vi phạm các cam kết

về bảo hộ, khuyến khích đầu tư nước ngoài mà Việt Nam làm ảnh hưởng đến lợi ích

của nhà đầu tư nước ngoài và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp giữa nhà

đầu tư và cơ quan nhà nước Việt Nam. Cụ thể, tính đến tháng 03 năm 2013, Chính phủ

Việt Nam đã là bị đơn trong một số vụ tranh chấp trên cơ sở các Hiệp định khuyến

khích và bảo hộ đầu tư (tiêu biểu như Vụ Ông Trịnh Vĩnh Bình, McKenzie – South

Folk)5

.

Về vụ tranh chấp của Ông Trịnh Vĩnh Bình: vào đầu thập niên 1990, ông Trịnh

Vĩnh Bình, công dân Hà Lan, về Việt Nam đầu tư vào nhiều dự án tại thành phố Hồ

Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, thông qua 02 công ty trong nước. Sau đó, vào năm

1998, ông bị Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi

phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản của

ông tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, với tư cách là nhà đầu tư bị mất tài sản

tại nước nhận đầu tư, ông đã khởi kiện chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế tại

Stockholm (Thụy Điển) và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải bồi thường.6

Về vụ tranh chấp giữa công ty Mc Kenzie South Fork và tỉnh Bình Thuận, công

ty này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư cấp phép đầu tư vào khu du

lịch Hòa Thắng ở tỉnh Bình Thuận và được tỉnh cấp đất vào cuối năm 2004. Khi giao

đất, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận yêu cầu sau ba tháng South Fork phải hoàn

thành việc góp vốn pháp định; sau năm tháng kể từ ngày ký quyết định giao đất mà

công ty chưa triển khai thực hiện dự án tỉnh sẽ thu hồi quyết định giao đất đợt 1 (dù có

hoàn thành việc góp vốn). Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2010, tỉnh kiểm tra, thấy South

Fork vẫn chưa triển khai đầu tư. Vào tháng 10 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình

Thuận cấp phép cho Công ty Đường Lâm khai thác titan trên diện tích hơn 120 ha đất

trong diện tích 600 ha nói trên. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, việc cho phép

Đường Lâm khai thác titan là dựa vào ba biên bản thỏa thuận giữa Đường Lâm với

4 http://baodautu.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-bai-hoc-tu-thuc-tien.html, cập nhật ngày 03/5/2014

5 Đỗ Viết Anh Thái (2012), “Giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài”, Tạp chí khoa học

pháp lý, (4), tr. 53.

6http://vietbao.vn/vi/An-ninh-Phap-luat/Giai-quyet-ra-sao-vu-Trinh-Vinh-Binh-kien-doi-boi-thuong-hang-tram-trieu￾USD/45156311/218/.

3

South Fork. Lấy lý do tỉnh đã giao đất nhưng lại cho công ty khác khai thác titan nên

vào tháng 9 năm 2010, South Fork ra thông báo dừng mọi hoạt động để chuẩn bị thủ

tục khởi kiện Ủy ban nhân dân tỉnh ra Trọng tài Quốc tế do Việt Nam vi phạm của

hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký ngày 13/7/2000 cụ thể

là đã tước đoạt bất hợp pháp khoản đầu tư, vi phạm các tiêu chuẩn đối xử công bằng,

thỏa đáng và quy định về minh bạch tại Hiệp định. 7

Ngoài ra, cơ quan nhà nước Việt Nam đã là bị đơn của một số tranh chấp liên

quan đến đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng xây dựng được ký kết giữa cơ quan nhà

nước với nhà thầu nước ngoài (như vụ Obayashi- Nhật Bản kiện Ủy ban nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến dự án Đại lộ Đông Tây,8 vụ kiện dự án thoát

nước vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Giang giữa nhà thầu Đan Mạch và Ủy ban nhân dân

tỉnh Bắc Giang9

).

Với xu hướng phát triển hợp tác đầu tư nước ngoài, những tranh chấp về đầu tư

giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài như các vụ kiện ở trên, dự báo sẽ

ngày càng đa dạng và phức tạp. Qua việc nghiên cứu các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước

ngoài và nước nhận đầu tư đã được Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế -

ISCID và Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về thương mại quốc

tế - UNICITRAL xét xử, tác giả nhận thấy hầu hết các vụ kiện đều liên quan chủ yếu

về vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài10

.

Trước đây vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài “chỉ là việc tước

đoạt toàn bộ tài sản của nhà đầu tư nước ngoài.”11 Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài

có thể là nhà xưởng, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ của nhà đầu tư... Nhưng trong

những năm gần đây, phạm vi điều chỉnh của khái niệm tước quyền sở hữu ngày càng

mở rộng, theo đó, hành vi tước quyền sở hữu của Chính phủ nước nhận đầu tư có thể

đơn giản là một quy định pháp luật mới ban hành hoặc việc kéo dài thời gian cấp phép

đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến hậu quả là làm giảm quyền tài sản của nhà

7 Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp về vụ kiện của ông Michael McKenzie (công dân Hoa Kỳ) đối với Chính phủ Việt Nam

liên quan đến dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, website

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-cao-bao-chi.aspx?ItemID=33.

8http://gafin.vn/2013030509173187p0c35/nha-thau-khoi-kien-chu-dau-tu-du-an-dai-lo-dongtay-tphcm.htm.

9 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/520301/du-an-cham-bac-giang-bi-phat-1-15-trieu-eur.html.

10 Nhiều vụ kiện nổi bật như Metalaclad v.s Mexico, S.D Myers v. Canada, Pope &Talbot v. Canada, Mondev v. United

States sẽ được trình bày trong nội dung luận văn.

11 M.Sornarajah (2010), The international law on Foreign investment, Published in The United States of America, Cambridge

University Press, pp. 363.

4

đầu tư nước ngoài hoặc gây thiệt hại đến lợi ích trước mắt và lâu dài của họ.

12 Đây

được gọi là hành vi tước quyền sở hữu gián tiếp. Với phạm vi điều chỉnh mở rộng như

trên, nhà đầu tư nước ngoài càng có nhiều cơ hội khởi kiện yêu cầu nước nhận đầu tư

phải bồi thường các thiệt hại.

Rõ ràng cách hiểu về tước quyền sở hữu ngày càng tinh vi gây thiệt hại không

nhỏ cho các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống pháp luật còn nhiều

hạn chế như Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư

nước ngoài, trách nhiệm bồi thường của quốc gia và xem xét, nghiên cứu thực trạng

vấn đề tước quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết. Trên cơ sở

đó, tác giả cũng mong muốn rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất một

số kiến nghị để pháp luật về đầu tư, các quy định trong Hiệp định đầu tư song phương,

đa phương mà Việt Nam sẽ tham gia trog tương lai được toàn diện minh bạch hơn và

phù hợp với pháp luật quốc tế. Xuất phát từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Tước quyền

sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và trách nhiệm bồi thường của quốc gia trong pháp

luật đầu tư quốc tế: Kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Theo các tài liệu nghiên cứu đã tham khảo, việc tìm hiểu vấn đề tước quyền sở

hữu của nhà đầu tư nước ngoài và bồi thường của quốc gia ở Việt Nam vẫn còn ở mức

độ sơ khai, tản mác ở nhiều bài viết, bình luận trên các tạp chí nghiên cứu pháp luật,

tác giả chưa tìm thấy tài liệu khoa học nghiên cứu sâu về vấn đề tước quyền sở hữu

của nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, có một số tài liệu có nội dung liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài

sau đây: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2013 về “Bảo hộ quyền sở hữu của

nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành –

hạn chế giải pháp khắc phục” của Đỗ Thị Như Diễm; sách: “Vấn đề bảo hộ quyền sở

hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” – Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng; bài

đăng tạp chí Luật học – đặc san 10/2012 của Tiến sĩ Lê Thị Minh – Giảng viên khoa

Luật (Đại học Ngoại thương Hà Nội) về “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước

ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư – Một vài suy nghĩ đối với Việt Nam”; bài

đăng tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 của Thạc sĩ Đỗ Viết Anh Thái – Giảng viên

khoa Luật, trường Đại học Ngoại thương về “Giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và

12 M.Sornarajah (2010), The international law on Foreign investment, Published in The United States of America, Cambridge

University Press, pp.367

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!