Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
819.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
711

Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG TUẤN TRUNG

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT

VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH

TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên, Năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG TUẤN TRUNG

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT

VÀ TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH

TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ

Thái Nguyên, Năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

XÁC NHẬN

CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN

CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Đào Thủy Nguyên TS. Ngô Thị Thanh Quý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học trên đây là của

riêng tôi. Các kết quả, dẫn chứng trong luận văn là trung thực và

chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013

Tác giả

Nông Tuấn Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Tục ngữ người Việt và tục ngữ

Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh ", đến nay chúng

tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn.

Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy, các cô khoa Ngữ văn -

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tận tình về mọi

mặt trong quá trình tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy,

cô Khoa Sau đại học đã chỉ dẫn, quản lý chặt chẽ về thủ tục, thời gian và

những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.

Với sự biết ơn chân thành, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: TS. Ngô

Thị Thanh Quý - Người đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi

học tập tại trường.

Bên cạnh đó tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc cùng

toàn thể cán bộ nhân viên Thư viện tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu.

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo

trường Trung học phổ thông Thông Nông tỉnh Cao Bằng.

Xin cảm ơn gia đình, người thân, các bạn lớp Cao học Văn K19 đã động

viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn thạc sĩ.

Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu

xong trong Luận văn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

được sự chỉ dẫn của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013

Tác giả

Nông Tuấn Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 7

5. Tư liệu nghiên cứu..................................................................................... 7

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7

7. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8

8. Bố cục của luận văn................................................................................... 8

Chương 1: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG

GIA ĐÌNH......................................................................................................... 9

1.1. Khái quát về tục ngữ............................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm tục ngữ............................................................................ 9

1.1.2. Khái quát nội dung, nghệ thuật của tục ngữ................................... 10

1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử trong gia đình........................... 15

1.2.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử ........................................................ 15

1.2.2. Quan niệm về gia đình ................................................................... 17

1.3. Văn hóa ứng xử gia đình của người Việt trong tục ngữ....................... 20

1.3.1. Quan hệ ứng xử vợ chồng .............................................................. 20

1.3.2. Quan hệ ứng xử cha mẹ - Con cái.................................................. 24

1.3.3. Quan hệ ứng xử anh (chị) em......................................................... 29

1.3.4. Tục ngữ truyền thống phản ánh mối quan hệ trong họ hàng người

Việt ........................................................................................................... 35

Chương 2: TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

DÂN TỘC TÀY.............................................................................................. 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

2.1. Gia đình truyền thống của người Tày................................................... 41

2.1.1. Phong tục văn hóa dân tộc Tày ...................................................... 41

2.1.2. Gia đình dân tộc Tày ...................................................................... 42

2.1.3. Nét đẹp nhận con nuôi, kết tồng của dân tộc Tày.......................... 44

2.2. Vai trò người đàn ông trong gia đình người Tày.................................. 45

2.2.1. Nhiệm vụ cơ bản người đàn ông Tày trong gia đình ..................... 45

2.2.2. Tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình dân tộc Tày.... 47

2.3. Vai trò người phụ nữ trong gia đình người Tày ................................... 49

2.3.1. Vai trò đồng làm chủ gia đình của phụ nữ Tày.............................. 49

2.3.2. Văn hóa ứng xử của người phụ nữ Tày trong gia đình .................. 50

2.4. Quan hệ ứng xử vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh (chị) – em, họ hàng,

nội ngoại ...................................................................................................... 52

2.4.1. Quan niệm chọn con dâu, con rể dân tộc Tày................................ 52

2.4.2. Cơ sở mối quan hệ vợ chồng.......................................................... 54

2.4.3. Quan hệ ứng xử vợ chồng .............................................................. 55

2.4.4. Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái ..................................................... 58

2.4.5. Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình.................................. 62

2.4.6. Quan hệ ứng xử anh chị em ruột.................................................... 63

2.5. Tục ngữ Tày phản ánh mối quan hệ họ, hàng nội ngoại ...................... 65

2.5.1. Cơ sở lí luận của mối quan hệ họ hàng. ......................................... 65

2.5.2. Quan hệ họ hàng – thông gia.......................................................... 67

Tiểu kết..................................................................................................... 70

Chương 3: SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY............................................ 71

3.1. Những điểm gặp gỡ trong văn hóa ứng xử giữa người Việt và người Tày 71

3.1.1. Chú trọng đến đạo nghĩa, đề cao lối sống trọng tình, trọng sự hòa thuận

.................................................................................................................. 71

3.1.2. Ứng xử tinh tế, mềm dẻo................................................................ 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

3.2. Những nét đặc thù trong văn hóa ứng xử gia đình của người Tày....... 76

3.2.1. Tính “gia đình chủ nghĩa” .............................................................. 76

3.2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình – xã hội.......................... 78

3.3. Sự độc đáo trong cách thể hiện của tục ngữ Tày và tục ngữ Việt........ 80

3.3.1. Tính giàu vần điệu của tục ngữ Việt .............................................. 80

3.3.2. Tính đa nghĩa của tục ngữ Việt...................................................... 82

3.3.3. Tục ngữ Tày sử dụng nhiều điển tích, giai thoại............................ 84

3.3.4. Tục ngữ Tày có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng.................. 87

Tiểu kết:.................................................................................................... 90

Phần 3: KẾT LUẬN........................................................................................ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 93

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, đa

dạng, với nhiều thể loại khác nhau. Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã được nghe

những lời hát ru của ông, bà, cha, mẹ hay những làn điệu dân ca của chính dân

tộc mình. Được nghe những điều kỳ diệu thông qua những câu chuyện thần

thoại, những câu chuyện cổ tích. Khi lớn lên chúng ta lại nhận được những

bài học quý giá, về cách đối nhân xử thế thông qua các câu tục ngữ mà cha

ông ta đã đúc kết từ ngàn xưa. Điều quan trọng hơn là tục ngữ còn dạy cho

chúng ta về cách ứng xử trong gia đình theo chuẩn mực đạo đức truyền

thống. Chúng ta nhận được ở tục ngữ những bài học quý báu như vật gia bảo

mà cha ông đã trao truyền.

Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và là tinh hoa

của dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam,

so với các thể loại văn học khác, tục ngữ là thể loại văn học dân gian có sức hút

mạnh mẽ trong giới nghiên cứu. Sức hút ấy không phải chỉ vì tục ngữ là sản

phẩm tư duy, tinh thần của con người. Mà tục ngữ là công cụ diễn đạt những tri

thức kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc, thâm thúy nhưng

không mất đi tính nghệ thuật trong văn học. Những câu tục ngữ được đúc kết từ

thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó phản ánh mọi

phương diện trong đời sống tinh thần của con người, trong đó văn hóa ứng xử

của nhân dân được nói đến ở tất cả các khía cạnh. Trong gia đình người Việt

cũng như người Tày, tục ngữ đã dạy ta cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình,

anh em họ hàng, theo đúng chuẩn mực đạo đức truyền thống.

1.2. Gia đình là cái nôi phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Môi trường gia

đình có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị sống lành mạnh, tốt đẹp

cho mỗi con người. Gia đình bền vững mới tạo một nền móng vững chắc cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

xã hội. Cho nên trong quan niệm của người xưa giáo dục gia đình phải gia giáo,

đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị. Văn hóa ứng xử trong gia đình được

người Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức, xã hội của tư tưởng

Nho giáo được cha ông ta răn dạy, chỉ bảo từ khi con cái còn thơ đến lúc trưởng

thành, tất cả đều được gửi gắm trong tục ngữ. Đó là những bài học ứng xử về hiếu

nghĩa, đạo làm con, tình thương yêu chị em ruột thịt, anh em họ hàng.

Trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có gia đình. Với những chính sách

kinh tế, xã hội mới đã góp phần nâng cao mức sống của các gia đình một cách

nhanh chóng. Kéo theo đó, điều kiện hưởng thụ, văn hóa được nâng cao, cùng

với việc quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng, con cái được xác lập. Tuy nhiên mặt

trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động một cách mạnh mẽ đến môi

trường gia đình. Các giá trị truyền thống bị thay đổi. Ở nhiều gia đình, cha mẹ

mải chạy theo cuộc sống vật chất đã lãng quên thiên chức làm mẹ, làm cha,

thiếu trách nhiệm với con cái. Người con mải mê kiếm tiền đã quên đi trách

nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, làm mất đi nghĩa vụ đạo đức cao quý.

Sự suy thoái trong văn hóa gia đình đã khiến cho nét đẹp mang tính văn hóa

trong quan hệ ứng xử bị mai một. Nghĩa vụ đạo đức, sự hy sinh, lòng chung

thủy, niềm tin bị xói mòn.

Do khi tiếp thu những nét văn hóa mới du nhập từ bên ngoài, nhiều người

đã lầm tưởng tất cả những cái mới được coi là hiện đại, văn minh, tiến bộ. Còn

những gì thuộc về quá khứ của dân tộc đều cũ kỹ, bảo thủ, lạc hậu. Cho nên

những ảnh hưởng của cái gọi là mới được tiếp thu một cách nhanh chóng,

không có chọn lọc làm xáo trộn nếp sống gia đình. Khiến cho việc xác định

những chuẩn mực trong ứng xử gia đình của mỗi thành viên bị sai lệch. Nó dẫn

tới mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh chị em, họ hàng bị sứt mẻ. Chính vì thế

khi tiếp thu văn hóa nước ngoài cần phải có sự chọn lọc. Không thể coi những

cái cũ là lạc hậu, những điều mà cha, ông ta đã đúc kết từ bao đời trong những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

câu tục ngữ về mối quan hệ ứng xử trong gia đình cần phải được giữ gìn, bảo

tồn, phát huy.

1.3. Người Việt và người Tày đều sống trong nền kinh tế nông nghiệp

trồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên cách

tổ chức cộng đồng và đời sống văn hóa cũng có những điểm khác. Điều này tạo

nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

Dân tộc Tày có nền văn nghệ cổ truyền rất phong phú và đa dạng với

nhiều thể loại khác nhau, như thơ ca, múa nhạc. Trong đó tục ngữ và ca dao

chiếm một số lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến là hát lượn, hát đám

cưới, ru con. Rất đáng được kể đến là các câu tục ngữ của người Tày, có thể coi

đây là kho báu tri thức của dân tộc Tày. Nó phản ánh cuộc sống, cũng như đúc

kết kinh nghiệm trong ứng xử với tự nhiên và xã hội của người dân. Nó được

chọn lọc hoàn thiện, qua nhiều thế hệ. Tục ngữ Tày được ra đời từ thực tế đời

sống, vì vậy nó có cách diễn đạt thật giản dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ

của quần chúng. Từ bao đời nay những câu tục ngữ được lưu truyền trong xã

hội người Tày như một nhu cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi

mặt của cuộc sống, làm phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc.

Tuy nhiên có thể thấy được rằng những câu tục ngữ của dân tộc Tày hiện

nay ít được thế hệ trẻ quan tâm. Họ cũng ít nói tục ngữ trong quá trình giao

tiếp, diễn đạt. Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tục ngữ

người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh”,

với mong muốn giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa ứng xử gia đình của

người Việt và người Tày. Thấy được nét tương đồng, khác biệt về phong tục

tập quán của dân tộc Việt và dân tộc Tày. Những vẻ đẹp văn hóa truyền thống

về gia đình của hai dân tộc cần được khắc sâu, lưu giữ và nhân rộng trong xã

hội hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

2. Lịch sử vấn đề

Trong kho tàng văn học Việt Nam văn học dân gian là một bộ phận không

thể thiếu trong suốt quá trình vận động và phát triển của nền văn học nước nhà.

Mỗi một thể loại ra đời đã ghi dấu một thời kỳ phát triển của lịch sử. Tục ngữ

là một trong những thể loại được cho rằng ra đời từ rất sớm. Nó đúc kết tri thức

toàn diện của nhân dân lao động qua các thời kỳ lịch sử.Trong xã hội nguyên

thủy, tục ngữ thường là những câu đúc kết kinh nghiện về tự nhiên với những

điều quan sát được trong qúa trình lao động. Trong xã hội có giai cấp tục ngữ

lại mang một chức năng mới, đó là những phát biểu nhận thức của nhân dân về

các hiện tượng lịch sử và xã hội. Khác với các bậc thánh hiền dùng lý lẽ để làm

chỗ dựa cho chân lý của mình. Người dân lao động lại dùng các câu tục ngữ để

khẳng định những nhận xét, giải thích khuyên răn theo thế giới quan nhân sinh

quan của mình. Những kinh nghiệm của dân gian đã được đúc rút trong quá

trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, và đã được thể nghiệm nhiều lần trong

thực tế, trở thành một chân lý có tính chất phổ biến được mọi người thừa nhận

và sử dụng.

Có thể tục ngữ Tày và tục ngữ Việt ra đời trong môi trường khác nhau

nhưng chúng cùng chung đặc điểm là phản ánh những ứng xử của con người

với tự nhiên, với xã hội và cũng là với chính mình.Trong những nội dung phản

ánh đó mối quan hệ gia đình được tục ngữ đề cập khá rõ nét. Đó là mối quan hệ

vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em... Với những chuẩn mực về cách ứng xử,

mối quan hệ đối nhân xử thế theo chuẩn mực đạo đức.

Vấn đề tục ngữ phản ánh văn hóa ứng xử gia đình, cũng đã được một số

tác giả đã đi sâu nghiên cứu. Trong bài viết của tác giả Nguyễn Văn Mệnh Vẻ

đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách đối xử qua tục ngữ, ca dao đã đề cập đến

vẻ đẹp trong tâm hồn người Việt. Sống với nhau trọn tình trọn nghĩa, thủy

chung, trung thực, tế nhị và lịch sự…những vẻ đẹp đã được hình thành và vun

đắp lâu đời trên mảnh đất bốn nghìn năm văn hiến [28, tr.14-15]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!