Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUAN 23 - LOP 4.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần 23
Kế hoạch dạy học tuần 23
Năm học : 2006-2007
Thứ/ngày Môn học Tiết Tên bài dạy
Hai
26/2/07
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Đạo đức
23
45
111
23
23
Chào cờ, hội ý
Hoa học trò
Luyện tập chung
Nhớ viết: Chợ tết
Giữ gìn các công trình công cộng (T1)
Ba
27/2/07
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Lịch sử
45
112
45
23
23
Bật xa – Trò chơi: Con sâu đo
Luyện tập chung
Dấu gạch ngang
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Tư
28/2/07
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
TLVăn
Mĩ thuật
46
113
23
45
23
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Luyện tập chung
Học hát bài: Chim sáo
Luyện tập tả các bộ phận của cây cối
Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người đơn giản
Năm
01/3/07
Thể dục
Toán
LTVC
Khoa học
Kĩ thuật
46
114
46
45
23
Bật xa, tập phối hợp chạy, nhảy
Trò chơi: Con sâu đo
Phép cộng phân số
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
ánh sáng
Bón phân cho rau , hoa
Sáu
02/3/07
Toán
Địa lí
TLV
Khoa học
Sinh hoạt
115
23
46
46
23
Phép cộng phân số (TT)
Thành phố Hồ Chí Minh
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Bóng tối
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai 18 tháng 02 năm 2008
Tiết 2
Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
1
Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần 23
- Hiểu mọi người có trách nhiệm giữ gìn, những việc làm các công trình công cộng.
- Biết tôn trọng và giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Lịch sự với mọi người
H: Nêu bài học
H: Nêu 1 câu ca dao, tục ngữ nói về cư xử lịch sự với mọi người.
GV nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng:
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( tình huống trang 34 SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng là nơi sinh hoạt văn hóa
chung của nhân dân, được xây dựng bởi công sức, tiền của. Vì vậy: Thắng cần phải
khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1)
- GV giao việc cho từng nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi thảo luận.
- GV kết luận ngắn gọn từng tranh: Tranh 1: sai; Tranh 2: đúng; tranh 3: sai ; tranh
4: đúng.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống BT2)
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, xử lý tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận trước lớp.
- GV kết luận về từng tình huống:
Cần báo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này.
Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác
hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ
- Gọi 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc lại
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Dặn về nhà học bài- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
------------------------OOOOO--------------------
Tiết 3.
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Hs yếu đọc trôi chảy, đúng tên bài và đoạn 1 của bài tập đọc.
- Hs từ trung bình trở lên:
+ Đọc đúng các từ khó: Một loạt, tán hoa, nỗi niềm, bỗng rực lên .
2
Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần 23
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, các cụm từ, nhấn giọng ở
những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của hoa phượng theo từng
thời gian.
- Hiểu các từ: Phần tử, vô tâm.
- Nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với
học trò.
- Giáo dục các em biết chăm sóc cây, hoa trong trường.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: Chợ tết và TLCH.
H: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
H: Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
- Nêu nội dung bài
- GV nhận xét-ghi điểm.
B. Bài mới:
1./ Giới thiệu bài – Ghi bảng:
2./ Tìm hiểu bài - Luyện đọc
* Luyện đọc:
- Gv tổ chức cho hs yếu đọc bài theo yêu cầu, giáo viên thường xuyên theo dõi nhắc
nhở, động viên các em đọc bài.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài: Chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu …… đậu khít nhau.
Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ ….. bất ngờ vậy?
Đoạn 3: Còn lại
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài – GV theo dõi sửa lỗi phát âm.
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn khó: " Lòng cậu học trò……….bất ngờ vậy? "
- Một em đọc chú giải.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Đại diện các nhóm đọc - Lớp nhận xét.
- Một em đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
Một học sinh đọc đoạn 1:
H: Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
Đ:……cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây,
đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
H: "Đỏ rực " có nghĩa như thế nào? ( Đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng).
H: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng. Dùng
như vậy có gì hay?
Đ: ……Tác giả dùng biện pháp so sánh, so sánh hoa phượng với muôn ngàn con
bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
H: Đoạn 1 cho ta biết gì?
*Ý1: Cho ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn.
Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn còn lại.
H: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Đ: Vì phượng là loại cây rất gần gũi quen thuộc với học trò.
3