Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUAN 16 - LOP 4.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 16
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
Tiết 2
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG ( T1)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả
năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
- Giáo dục học sinh biết yêu lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- Một học sinh đọc ghi nhớ bài học.
- Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
B.Dạy bài mới:
.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê- chi-a.
- Giáo viên đọc lần thứ nhất. Gọi 1 học sinh đọc lại lần thứ hai.
- Giáo viên cho cả lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi sách giáo khoa.
- Đại diện nhóm trình bày.
H1 : Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện ?
(Trong khi mọi người trong truyện làm việc như : người lái máy cày xới đất; người công
nhân lái máy gặt lúa,...không làm việc gì?)
H2 :Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? (Pê-chi-a sẽ cảm
thấy hối hận, nuối tiếc vì đã phí hoài một ngày. Có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc
một cách chăm chỉ sau đó).
H3: Nếu em là Pê-chi-a em sẽ làm gì? (. ..em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. )
3. Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại
cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
4.Ghi nhớ: Học sinh đọc sách giáo khoa (Bỏ câu: Lười lao động là đáng chê trách.)
Hoạt đông2: Thảo luận nhóm ( Bài tập 1 sách giáo khoa).
1.Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày.
2.Giáo viên kết luận.
Hoạt động3: Đóng vai (Bài tập 2 sách giáo khoa)
- Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình
huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? Ai có cách ứng xử khác.
- Giáo viên nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài tiết học sau bài tập 3,4 5,6.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
-1-
Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 16
Tiết 3:
Tập đọc
KÉO CO
I.Mục tiêu :
- HS yếu đọc được tên bài và 1, 2 câu ngắn.
- HS đọc còn sai dấu đọc đúng các tiếng , từ khó.
- HS trung bình đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu.
- HS khá giỏi đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa
các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của
dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước
ta rất khác nhau.Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
- Bồi dưỡng học sinh ham thích trò chơi có ích.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa nội dung bài học sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ tuổi ngựa và trả lời câu hỏi :
- Trong khổ thơ cuối,"Ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?
- Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a.Luyện đọc: Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt .
Đoạn 1:Năm dòng đầu
Đoạn 2: Bốn dòng tiếp.
Đoạn 3: Sáu dòng còn lại.
Riêng HS yếu gv chỉ yêu cầu các em đọc đúng tên bài học và 1, 2 câu ngắn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng(nhanh, tự nhiên) trong câu sau: Hội
làng Hữu Trấp...bên nữ thắng. Giúp học sinh hiểu các từ mới (giáp).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai học sinh đọc cả bài.
- Gv kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.
b.Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1:Học sinh đọc đoạn ,quan sát tranh minh họa bài đọc trong sách giáo
khoa, trả lời:Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
(Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi
đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai
đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài.Kéo co phải đủ 3 keo.Mỗi đội kéo mạnh
đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội.Đội nào kéo tuột được đội kia ngả sang
vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng ).
Ý1: Cách thức chơi kéo co.
- Câu hỏi 2:Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở
làng Hữu Trấp.Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất
trong không khí lễ hội.
Ý2: Giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- Câu hỏi 3: Học sinh đọc đoạn văn còn lại, trả lời:
-2-
Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 16
+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?(Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai
giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế.Có giáp thua keo đầu,keo sau đàn
ông trong giáp kéo đến đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.)
+Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?(Vì có rất đông người tham gia, vì không
khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.)
- Câu hỏi 4:Ngoài kéo co,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?(đấu vật,
múa võ,đá cầu, đu quay, thổi cơm thi,...)
Ý3:Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn .
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài văn. Giáo viên hướng dẫn để các em
có giọng đọc phù hợp với diễn cảm của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu
biểu trong bài ;Có thể chọn đoạn sau:
Hội làng Hữu Trấp ... xem hội.
Ý nghĩa: Bài này giới thiệu kéo co là một trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ
của người Việt Nam ta.
3.Củng cố-dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài văn, kể lại cách
chơi kéo co rất đặc biệt trong bài cho người thân nghe.Chuẩn bị bài tiết học sau Trong
quán ăn" Ba cá bống."
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Tiết 4
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng.
- HS yếu yêu cầu thực hiện được các phép chia cho số có hai chữ số đơn giản với
các số bị chia có 2 hoặc 3 chữ số.
- HS trung bình trở lên:
+ Biết cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
+ Vận dụng để giải toán có lời văn.
- GD HS cẩn thận khi làm bài tập
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hai học sinh lên bảng làm bài 1b, 2.
B. Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính- Học sinh tự làm vào vở.
a) 4725 15 4674 82 4935 44
22 315 574 57 53 112
75 00 95
00 07
-3-