Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUẦN 14 - LỚP 4.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
261.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
912

TUẦN 14 - LỚP 4.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần

14

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14

Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007

Tiết 1:

Chào cờ

Tiết 2.

Đạo đức.

Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)

I/ MỤC TIÊU.

- HS hiểu: + Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

+ Phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.

Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20, 21/SGK): 15 phút.

GV: Nêu tình huống - HS đọc tình huống.

HS: Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

H: Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?

H: Nếu em là các bạn em sẽ làm gì?

HS: Đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em (2 nhóm).

Các nhóm khác theo dõi nhận xét.

H: Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?

H: Tại sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?

GV: Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều

hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô 10 phút.

HS: Quan sát bức tranh thể hiện tình huống (Bài tập 1/SGK)

GV: Lần lượt hỏi. Bức tranh thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo hay

không?

HS: Phát biểu ý kiến

- GV nhận xét, kết luận:

Tranh 1, 2, 4: thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

Tranh 3: Chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.

Hoạt động 3: Hành động nào đúng: 5 phút.

Bài tập 2/SGK:

HS thảo luận nhóm 4 mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên một việc làm trong bài

tập 2 và lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

HS: Thảo luận xong cử đại diện lên dán băng giấy đã làm của nhóm mình lên

bảng.

Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

1

Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần

14

GV nhận xét, kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Các việc

làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

HS: Đọc phàn ghi nhớ SGK.

3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.

GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

---------------------------------------------------------------------------------

Tiết 3.

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I/ MỤC TIÊU

 Giúp HS yếu đọc được các từ khó và đọc thành tiếng tên bài, 1,2 câu

ngắn.

 Giúp HS trung bình trở lên:

- Hiểu các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm ; hiểu

và nắm vững nội dung câu chuyện.

- Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của

phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc diễn cảm bài văn, phân

biệt được lời của các nhân vật.

- Giáo dục HS học tập tốt để làm được nhiều việc có ích.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1/ Kiểm tra bài cũ:

2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài "Văn hay chữ tốt" và nêu nội dung chính

đoạn vừa em đọc.

GV: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy học bài mới.

a) Giới thiệu bài: GV: Treo tranh minh hoạ - HS quan sát.

GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc.

1 HS đọc toàn bài - Lớp theo dõi

GV chia đoạn: - Đoạn 1: "Tết trung thu . . . đi chăn trâu".

- Đoạn 2: "Cu Chắt . . . lọ thuỷ tinh".

- Đoạn 3: Phần còn lại.

2

Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn Tuần

14

HS: 3 em tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt).

GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, ngắt giọng cho từng HS.

1 HS đọc chú giải.

GV: Đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài.

HS: Đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:

H: Cu Chắt có những đồ chơi nào?

H: Những đồ chơi của cu chắt có gì khác nhau?

H: Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì?

Ý 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.

HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:

H: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?

H: Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?

H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu đất và 2 người bột.

HS đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:

H: Vì sao chú bé Đất lại ra đi?

H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

H: Ông hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?

H: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung?

H: Chi tiết "nung trong lửa" tương trưng cho điều gì?

H: Đoạn cuối bài nói lên điều gì?

Ý 3: Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.

1 HS đọc lại toàn bài.

H: Câu chuyện nói lên điều gì?

Đại ý: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ

mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

* Đọc diễn cảm.

4 HS đọc lại truyện theo vai: Người dẫn truyện, chú bé Đất, chàng Kị sĩ, ông Hòn

Rấm.

GV: Nêu đoạn văn cần luyện đọc "Ông Hòn Rấm cười . . . chú thành đất nung".

HS luyện đọc theo nhóm 4.

HS: Thi đọc theo vai đoạn, toàn truyện (2 - 3 lượt).

GV: Nhận xét, ghi điểm.

3/ Củng cố dặn dò:

H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

H: Qua bài học em học được điều gì từ chú bé Đất?

GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

---------------------------------------------------------------------------------

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!