Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUAN 11 - LOP 4.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
200.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1472

TUAN 11 - LOP 4.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 11

Kế hoạch dạy học tuần 11

Thứ hai 05 tháng 11 năm 2007

Tiết 1.

Chào cờ

Tiết 2:

Đạo đức

Thực hành kỹ năng giữa kỳ I

I. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.

- Rèn kỹ năng thực hành các hành vi đạo đức, biết trung thực trong học tập ,

biết bày tỏ ý kiến, biết tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền của.

- Giáo dục học sinh tính trung thực, biết tiết kiệm.

II.Chuẩn bị: Phiếu học tập.

III. Các họat động dạy học chủ yếu:

1/ Bài cũ:

Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

Thành : Vì sao em phải tiết kiệm thời gian?

HS Nêu bài học - Liên hệ bản thân

GV nhận xét.

2/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại:

b/ Hướng dẫn ôn tập:

* Hoạt đông 1: Hoạt đông nhóm:

Nhóm 1: Em hiểu thế nào là trung thực trong học tập?

Nhóm 2: Vượt khó khăn trong học tập sẽ đem lại kết quả gì?

Nhóm 3: Em biết bày tỏ ý kiến với người thân chưa? Vì sao?

Nhóm 4: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của?

Nhóm 5: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời gian?

*Hoạt động 2: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, tuyên dương.

*Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân:

GV phát phiếu học tập cho học sinh – Yêu cầu:

Bài 1: Các em trả lời các câu hỏi sau:

Xử lý tình huống sau:

-Trong giờ kiểm tra toán thấy Bình không làm được bài. Lan có ý định cho Bình

chép bài của mình.

+ Theo em Bình có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

+ Nếu là Bình em sẽ làm gì?

Bài 2:

Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây. Vì sao? Hãy đánh dấu vào ô

phù hợp và giải thích.

1) Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ cô giáo.

1

Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 11

Tán thành Phân vân Không tán thành

2) Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ

của người học sinh.

Tán thành Phân vân Không tán thành

GV gọi học sinh giải thích vì sao?

Học sinh cùng GV nhận xét, bổ sung.

Bài 3:

Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ:

a) Giảng cô giáo

b) Gặp cô giáo giải thích rõ.

c) Phản ứng gay gắt đối với cô giáo và không muốn đi học.

Bài 4:

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:

Tiết kiệm tiền của là:

a) Ăn tiêu dè xẻn, nhịn ăn, nhịn mặc

b) Sử dụng tiền của một cách hợp lý.

GV thu phiếu bài tập chấm – Nhận xét.

3/ Củng cố - Dặn dò:

GV liên hệ giáo dục.

Nhận xét tiết học.

* Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Tiết 3.

Tập đọc

Ông trạng thả diều

I. Mục tiêu:

 HS yếu đọc được các từ: + Sinh, sáu tuổi, vẫn, gió, mượn vở, gạch vỡ, thả diều, nghe

giảng, vi vút , vượt xa, đỗ.

+ Đọc được tên bài và 1, 2 câu ngắn.

 HS Tb trở lên:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn

giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt

khó của Nguyễn Hiền

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

- Giáo dục học sinh tính cần cù, vượt khó.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1/ Bài cũ: Thông báo điểm thi giữa kỳ I – Nhận xét chung

2

Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 11

2/ Bài mới:

H:+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? ( Có chí thì nên ).

+ Tên chủ điểm nói lên điều gì? ( Những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ

thành công.)

+ Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh minh họa.

a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại:

b/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

H: Bài chia làm mấy đoạn? ( 4 đoạn ).

Đoạn1: Vào đời vua …làm diều để chơi

Đoạn2: Lên sáu tuổi …. chơi diều

Đoạn3: Sau vì…. học trò của thầy

Đoạn4: Còn lại

Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài.

- GV hướng dẫn cách đọc.

- Học sinh đọc theo cặp.

- Một học sinh đọc toàn bài - Một học sinh đọc chú giải.

GV đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài.

Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và 2.

H: Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?

Đ: Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.

H: Cậu bé ham thích trò chơi gì? ( … chơi diều )

H: Những chi tiét nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Đ:… Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể

thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều.

H: Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?

*Ý 1,2: Nói lên tố chất thông minh của Nguyễn Hiền.

Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.

H: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Đ:…. Nhà nghèo, phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp

nghe giảng nhờ. Tối đến, chờ bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn….

H: Nội dung đoạn 3 là gì?

*Ý 3: Nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.

Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.

H: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ Ông trạng thả diều”?

Đ:…vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.

Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 ( SGK )

Học sinh trao đổi cặp

Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của nhóm.

+ Câu " Trẻ tuổi tài cao" nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông

còn nhỏ mà đã có tài.

+ Câu " có chí thì nên " nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông

quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.

+ Câu " Công thành danh toại " Nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh

quang đã đạt được.

H: Câu chuyện khuyên ta điều gì?

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!