Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TUAN 08 - LOP 4.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
45
Kích thước
219.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
763

TUAN 08 - LOP 4.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo án lớp 4 Nguyễn Minh Tuấn Tuần 08

Thứ hai ngày ....tháng ... năm 200..

Tiết 2:

Đạo đức

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( T2 )

I. Mục tiêu

- Học sinh có ý thức tốt về việc tiết kiệm tiền của và biết được vì sao phải biết tiết kiệm

tiền của

- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở và một số đồ dùng, đồ chơi … trong sinh hoạt hàng

ngày.

- HS biết đồng tình với việc làm tiết kiệm và không đồng tình với việc lãng phí tiền của.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập đạo đức lớp 4

- Đồ dùng để chơi đóng vai

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

1. Bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng nêu phần ghi nhớ

- GV nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài – GV ghi bảng – HS nhắc lại

b. Tìm hiểu bài

Hoạt động 1 : Học sinh làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS làm bài tập 4

- Gọi một số HS chữa bài tập và giải thích . Cả lớp trao đổi nhận xét

- GV kết luận:+ Các việc làm a, b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của

+ Các việc làm c, d, đ, e, i, là lãng phí tiền của

- HS tự liên hệ bản thân về việc làm tiết kiệm của mình

- GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực

hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày

Hoạt động2: Bài tập sử lí tình huống ( Bài tập 5 )

- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong bài tập 5

SGK

- Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm

- Các nhóm khác nhận xét về từng cách ứng sử

+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không?

Vì sao?

+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?

- GVkết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống

3. Củng cố – Dặn dò

- Gọi mọt vài HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK

- Liên hệ giáo dục HS . Chuẩn bị bài học sau

- Nhận xét tiết học

1

Giáo án lớp 4 Nguyễn Minh Tuấn Tuần 08

Tiết 3:

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

- Đọc toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ khó: Hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi

mãi.

- Đọc ngắt nghỉ nhịp đúng theo ý thơ. Đọc toàn bài diễn cảm phù hợp với nội dung bài

thơ.

- Giáo dục HS có những ước mơ tốt đẹp

II. Đồ dùng dạy học

Bảng phụ chép sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ4

III.Hoạt động dạy học chủ yếu

1. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng đọc phân vai bài: Ở vương quốc Tương lai

- Nếu ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?

- GV nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài- Ghi bảng – Nhắc lại

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ

- Gọi HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ ( 3 lượt ). GV sửa lỗi phát âm, hướng dẫn đọc

nhấn mạnh các từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em:

phép lạ, nảy mầm nhanh, chớp mắt, tha hồ, lặn, hái, triệu vì sao, mặt trời mới, mãi mãi,

trái bom, toàn kẹo, bi tròn

- 1 HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ

- GV đọc mẫu – Lớp theo dõi

* Tìm hiểu bài

- 1 hs đọc toàn bài thơ - Cả lớp đọc thầm

H: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

Đ: ..“ Nếu chúng mình có phếp lạ”

H: Việc lặp lại nhiều câu thơ ấy nói lên điều gì?

Đ: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ

H: Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?

Đ: + Khổ1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt

+ Khổ2: Ước trở thành người lớn để làm việc

+ Khổ3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét

+ Khổ4: Ước không còn chiến tranh

H: Em hiểu câu thơ “ Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?

Đ:Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết

lúc nào cùng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lụt đe doạ con người

2

Giáo án lớp 4 Nguyễn Minh Tuấn Tuần 08

H: Câu thơ “ Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?

Đ:..Mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn

bom đạn

H: Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi tong bài thơ? Vì sao?

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

H: Bài thơ nói lên diều gì ?

Nội dung: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho

thế giới tốt đẹp hơn

* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng

- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS tìm giọng đọc khổ thơ1 và khổ thơ4

- HS luyện đọc theo cặp toàn bài

- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài- GV nhận xét, ghi điểm

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng theo cặp

- Gọi lần lượt từng HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ

- 5 HS thi đọc thuộc lòng toàn bài - Chọn HS đọc hay nhất - Nhận xét, ghi điểm

3. Củng cố – Dặn dò

- Nếu chúng mình có phép lạ em sẽ ước điều gì? Vì sao?

- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

* Rút kinh nghiệm:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

-------------------o0o--------------------

3

Giáo án lớp 4 Nguyễn Minh Tuấn Tuần 08

Tiết 4:

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng

cách thuận tiện nhất.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài

toán có lời văn

- Giáo dục HS tính cẩn thận

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập số4 SGK/ 46

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

1. Bài cũ:

- GV yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng

- 1 HS lên bảng làm bài .

- GV chấm một số VBT. Nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài- GV ghi bảng – HS nhắc lại

b. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài 1

- HS nêu yêu cầu của bài tập

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- 4 HS lên bảng làm bài. lớp làm vào vở

2814 3925 26387 54293

+ 1429 + 618 +14075 + 61934

3046 535 9210 7652

7289 5078 49672 123879

- HS cùng GV nhận xét, ghi điểm

Bài 2

- HS nêu yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn: Ta áp dụng tính chất giao hoán hoặc tính chất kết hợp của phép

cộng

- Gọi 2HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở

a/ 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 b/ 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15)

= 100 + 78 = 789 + 300

= 178 = 1089

67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) 448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) +594

= 67 + 100 = 500 + 594

= 167 = 1904

408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 677 + 969 = 123 = (677 + 123) + 969

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!