Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
148.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1386

Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén anh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí

chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó

Bài làm

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và

giữ nưởc vĩ đại. Trong muôn loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ

khí giới “thanh cao mà đắc lực” (Nguyễn Minh Châu), “có sức mạnh hơn mười

vạn quân” (Nguyễn Trãi) - đó chính là văn chương nghệ thuật. Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc. Những giá trị nó

tạo ra thuộc phạm trù tinh thần, chúng hoàn toàn vô hình nhưng sức tác động

của văn học tới tư tưởng con người rất mạnh mẽ. Tại sao văn học lại được coi là thứ vũ khí chiến đấu? Điều này trước hết xuất

phát từ hoàn cảnh lịch sử đất nước. Từ người Việt còn nằm trong bọc trứng của

mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân đã phải chiến đấu với lũ thuỷ quái, yêu tinh. Rồi quân xâm lược phương Bắc, bầy giặc cỏ phương Nam, đến lũ cướp nước

phương Tây thay nhau quấy nhiễu, giày xéo, thông trị đất nước tá. Sống giữa

cảnh chiến tranh loạn lạc, “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, mỗi con sông đều

muốn hóa Bạch Đàng”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà

nông là chiến sĩ”, lẽ nào ngòi bút của người nghệ sĩ không trở thành vũ khí

chiến đấu?

Ở Việt Nam, quan điểm vãn nghệ Nho giáo đã thấm sâu vào trí thức, kẻ sĩ. Quan niệm có phần tích cực là kích thích kẻ sĩ đem văn chương phục vụ đất

nước. Trong Bảo kính cảnh giới bài số 56, Nguyễn Trãi viết: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn

Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên

Vệ Nam mãi mãi ra tay thước

Điện Bắc đà đà yên phận tiên”. Thế kỉ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đám mấy thằng gian bút chảng tà” Văn chương một mặt chuyên chở đạo lí thánh hiền, mặt khác phục vụ chính trị, đạo đức, giáo hoá. Đến Sóng Hồng - nhà cách mạng cũng làm những vần thơ: “Lấy cận bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” Các nhà văn cách mạng đều đề cao chức năng tuyên truyền, giáo dục của văn

học, coi văn học là thứ vũ khí sắc bén, lợi hại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dõng

dạc khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến

sĩ trên mặt trận ấy”. Vậy nên Người đã chủ động tăng cường chất thép trong

những vần thơ của mình:“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải kiết xung phong” Bao nhiêu năm qua, văn học đã không ngừng chiến đấu với bọn ngoại xâm, nội

phản. Mỗi vần thơ, mỗi câu chuyện là một mũi tên xuyên trực diện vào lũ cướp

nước. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi không ngại ngần lên án tội ác của

bọn giặc Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!