Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur - Indonesia
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
12.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1684

Tư tưởng Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur - Indonesia

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

' = 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH

KHOA XHH - CTXH - ĐNAH

4 S7

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

MSSV: 0855010035

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

T ư TƯỞNG PHẬT GIÁO

Ở CÔNG TRÌNH KIÉN TRÚC

BOROBUDUR - INDONESIA

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. NGUYỄN THỊ TÂM ANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

ìl - - ff

= 1

2ũr.fjr

P ' - =

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH

KHOA XHH - CTXH - ĐNAH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

MSSV: 0855010035

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

T ư TƯỞNG PHẬT GIÁO

Ở CÔNG TRÌNH KIÉN TRÚC

BOROBUDUR - INDONESIA

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. NGUYỄN THỊ TÂM ANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

. ầ L i / 1 . H L Í O . .mứt.. ủi’. : 2 r r . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân

thành đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm Anh, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận

này. Quá trình hơn một tháng khi tôi xây dựng đề cương từ bài báo cáo thực tập phát

triển lên thành Khóa luận tốt nghiệp, Cô là người chỉnh sửa cho tôi, từ phần chia bố

cục đề tài cho hợp lý, đến cách thức trình bày bài Khóa luận, cho tới phần nội dung tôi

viết. Phải nói ràng, phần nội dung Khóa luận tốt nghiệp của tôi được Cô chỉnh sửa khá

tỉ mỉ đến từng câu chữ. Hơn nữa, Cô cũng cung cấp cho tôi nhiều tài liệu liên quan tới

đề tài, đặc biệt là cuốn sách “Chandi Borobudur” của tác giả Dr. Soekmono, khi tôi

tìm kiếm thì chỉ thấy có bản gốc bằng tiếng Pháp, nhưng Cô đã tìm giúp tôi bản dịch

tiếng Anh để tôi tham khảo. Ngoài ra, Cô cũng gửi tôi một số tài liệu tham khảo khác,

Cô gửi tôi xem một đĩa CD giới thiệu về Công trình kiến trúc Borobudur để tôi tham

khảo thêm, và những tấm hình phù điêu ở Borobudur được chụp rất đẹp, Cô giúp tôi

“scan” những tấm hình ấy ra ngoài máy để dễ dàng và thuận tiện cho tôi trong việc

dùng nó làm phần hình ảnh về phù điêu Borobudur thêm phong phú hơn. Sự nhiệt tình

hướng dẫn của Cô đã tạo cho tôi có một động lực để hoàn thành bài Khóa luận tốt

nghiệp của mình. Có thể nói quá trình tôi làm và hoàn thiện Khóa luận luôn có sự

đồng hành của Cô; Cô góp ý, chỉnh sửa, và theo sát tôi từ bước đầu tiên cho tới khi

hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, tôi cảm ơn Thạc sĩ Đặng Thị Quốc Anh Đào, người hướng dẫn tôi

trong thời gian tôi làm báo cáo thực tập, những nội dung trong báo cáo thực tập đã tạo

nền tảng để tôi phát triển đề tài lên thành Khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra, tôi cũng Cảm ơn thầy Trần Quốc Bảo, thầy Nguyễn Văn Nghĩa. Hai

Thầy đã giúp tôi trong việc chỉnh sửa những câu từ tiếng Anh (khi tôi tham khảo

những nguồn tài liệu của tác giả nước ngoài) cho phù hợp với văn phong, ngữ nghĩa

của tiếng Việt.

Sau cùng, tôi Cảm ơn đến chính bản thân tôi, đã nỗ lực cùng với niềm dam mê

cộng với sự kiên trì, cuối cùng tôi cũng hoàn chỉnh Khóa luận tốt nghiệp của mình.

MỤC LỤC

MỞĐẢU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứ u................................................................................................2

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u .......................................................................... 6

5. Phương pháp nghiên cứ u .........................................................................................6

6. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN..................................................................................... 8

1.1. Khái quát Phật giáo và Phật giáo tại Indonesia................................................ 8

1.1.1. Lịch sử hình thành Phật giáo............................................................................8

1.1.2. Giáo lý căn bản của Phật giáo .......................................................................10

1.1.3. Con đường truyền bá Phật giáo vào Indonesia ...............................................12

1.2. Sơ lược về kiến trúc Borobudur......................................................................15

1.2.1. về tên gọi....................................................................................... 15

1.2.2. về thời gian xây dựng..................................................................................... 16

1.2.3. về hình dáng ................................................................................................... 19

^ỈẾ U k ế t c h ư ơ n g 1 .............................................................................................20

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG CẤU TRÚC CỦA

CÔNG TRÌNH BOROBUDUR...............................................................................21

-2.1. Vị trí tọa lạc của công trình kiến trúc Borobudur ......................................... 21

2.2. Trong tầng vuông ............................................................................................24

2.3. Trong tầng tròn................................................................................................32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................... 39

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA CÔNG TRÌNH BOROBUDUR............... 40

3.1. Trong tầng vuông ........................................................................................... 40

3.2. Trong tầng tròn............................................................................................... 47

3.3. Nghệ thuật Trung Jawa và ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo

Ấn Độ đến công trình kiến trúc Borobudur .............................................................63

3.3.1. Nghệ thuật Trung Jawa ................................................................................. 63

3.3.2. Ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ

đến công trình kiến trúc Borobudur .......................................................................... 66

TIẾU KỂT CHƯƠNG 3 .............................................................................................72

KÉT LUẬN ...............................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................75

PHỤ LỤC

ri

1

MỎ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Borobudur là một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng không chỉ ở Indonesia

* mà cả trên thế giới. Có rất nhiều người khi đi du lịch đến Indonesia, điều đầu tiên họ

nghĩ tới là sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng công trình kiến trúc kỳ vĩ này.

0

Đến với Borobudur có rất nhiều đối tượng, đầu tiên là những du khách thăm

quan vì mục đích du lịch, kế đến là những người có niềm dam mê về nghệ thuật điêu

khắc, về giá trị văn hóa, muốn khám phá ra những ẩn ý được tạc trong những phiến đá

ở các dãy phù điêu trên mỗi hành lang vuông, và những tháp chuông trên tầng tròn.

Vậy khối kiến trúc ấy ẩn chứa giáo lý và tư tưởng của đạo Phật như thế nào?

Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn.

Bên cạnh đó, đất nước Indonesia là một quốc gia có số lượng người theo Islam

giáo lớn nhất thế giới (gần 90% tín đồ theo đạo Islam), nhưng tại sao ngay giữa một

“thế giới Islam” ấy lại tồn tại một công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ, mang nét nghệ

thuật kiến trúc của Phật giáo Ấn Độ, trong khi đó tính về số lượng người theo Phật

giáo ở Indonesia chỉ khoảng gần 1%. Phải có điều gì đó đặc biệt ở công trình kiến trúc

Borobudur này mà nó có thể tồn tại được qua biết bao thế kỷ ngay giữa một đất nước

phát triển mạnh về đạo Islam.

Không mấy tráng lệ như những công trình kiến trúc khác, nhưng điều khiến

chúng tôi ấn tượng nhất đó chính là hàng ngàn phù điêu được điêu khắc một cách dặc

sắc và tỉ mỉ, nó làm cho chúng tôi rất trân trọng và ngưỡng mộ những nhà điêu khắc

thời ấy đã làm nên được một công trình mang lại giá trị, niềm tự hào không chỉ cho

những người dân Indonesia mà còn là cho những con người thuộc khu vực Đông Nam

Á và toàn thế giới. Là người con trong khu vực Đông Nam Á, trước tiên chúng tôi

muốn nghiên cứu những giá trị nghệ thuật, nét văn hóa của chính khu vực mình. Dù

Borobudur được khá nhiều người nghiên cứu và viết về nó; nhưng chúng tôi, là những

thế hệ đi sau muốn góp một chút công sức của mình trong việc nghiên cứu giá trị văn

hóa về mặt tôn giáo ở Borobudur.

2

Tất cả những lý do trên đã khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng

Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur - Indonesia” cho khóa luận tốt nghiệp

của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur

Indonesia” nhằm các mục tiêu sau:

Góp phần hiểu biết về một công trình kiến trúc được mệnh danh là “Công trình

kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của thế giới”, đặc biệt chúng tôi đi sâu vào tư tưởng Phật

giáo thể hiện qua công trình này nhằm làm rõ lý do vì sao Borobudur còn được xem là

“Bài ca trong đá về con đường giải thoát của Phật giáo”.

Mục tiêu khác của đề tài là nhằm cung cấp thêm tư liệu bằng tiếng Việt trong

việc nghiên cứu về văn hóa Indonesia cho các bạn sinh viên khóa sau tham khảo được

thuận lợi hơn.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Liên quan đến đề tài khóa luận có hai loại công trình nghiên cứu:

a. Nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur - Indonesia

tất yếu phải đề cập đến những vấn đề về lịch sử hình thành Phật giáo, tư tưởng giải

thoát trong Phật giáo và quá trình du nhập Phật giáo vào Indonesia.

Quyển Giới thiệu đạo Phật do Bình Anson biên dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,

năm 2007 là một công trình trình bày một cách khái quát về Phật giáo. Trong tác phẩm

này, tác giả đã có giải thích một cách rõ ràng những cụm từ liên quan đến Phật giáo, và

đưa ra hệ thống giáo lý căn bản trong Phật giáo.

Cuốn sách Tư tưởng giải thoát trong triết học Ân Độ của tác giả Doãn Chính,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008, tổng số trang là 202 trang, nội dung bao

• trùm cuốn sách nói về tư tưởng giải thoát, đặc biệt là tác giả chú trọng và xoáy sâu vào

tư tưởng giải thoát theo quan niệm của Phật giáo trong triết học Ân Độ, tác giả đã dịnh

nghĩa như thế nào được gọi là giải thoát, rất sát với quan điểm của Phật giáo; đồng thời

tác giả cũne đã nêu lên được một cách cụ thể, sâu sắc về giáo lý Phật giáo đặc biệt là

Tứ diệu đế - một chân lý mà khi Đức Phật ngộ ra được thì Ngài đã Giác ngộ, ở đây tác

3

giả đã nói về bốn chân lý ấy rất rõ ràng, dễ hiểu; tác giả cũng đề cập về cõi Niết bàn,

và cách hiểu như thế nào về Niết bàn cũng được tác giả giải thích một cách đầy dủ và

toàn diện. Đây là tài liệu khá quan trọng của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề

tài.

Một công trình nghiên cứu về Nền tảng Phật giảo (tập 1 và 2) của giáo hội Phật

giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2011. Công trình này là một công trình

nghiên cứu khá đồ sộ về Phật giáo, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến Phật giáo;

đặc biệt công trình đã đưa ra những con số liên quan đến Phật giáo rất chi tiết và cụ thể

về những cõi như: dục giới, sắc giới, vô sắc giới; những đạo hạnh của Bồ tát; những

kiếp hóa thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; và đưa ra 32 tướng tốt của bậc Đại

Nhân, đồng thời đã giải thích rõ về 32 tướng tốt ấy khi Đức Phật đản sinh dã có đầy

đủ. Đây là nguồn tài liệu để chúng tôi tham khảo về những con số liên quan đến Phật

giáo và những kiếp hóa thân của Đức Phật.

Những công trình viết về lịch sử Phật giáo nói chung và con đường du nhập

Phật giáo vào Indonesia nói riêng, tuy không có ý định đặt vấn đề nghiên cứu về tư

tưởng Phật giáo ở công trình kiến trúc Borobudur - Indonesia, nhưng đôi khi ít nhiều

có nhắc đến việc xây dựng công trình kiến trúc này và nét ảnh hưởng của Phật giáo

Đại thừa trong công trình Borobudur.

Ngô Văn Doanh trong cuốn sách được xuất bản năm 1995 của Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội với nhan đề Indonesia - Những chặng đường lịch sử đã đưa ra những

chứng cứ và dẫn chứng về con đường cũng như thời gian Phật giáo du nhập vào

Indonesia. Đồng thời, tác giả cũng nói về hai vưong quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

Phật giáo trong lĩnh vực đời sống tôn giáo ở thời kỳ trị vì của họ đó là vương quốc

Srivijaya (VII - XIV) và vương triều Sailendra (VIII - IX).

Hai công trình nghiên cứu Đại cương lịch sử thế giới trung đại phương Đông

(tập 2) của tác giả Đặng Đức An, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010; và Lịch

sử văn minh thế giới do Vũ Dương Ninh là chủ biên, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,

năm 2009; đã phân tích hai nhóm trường phái chính của Phật giáo đó là Phật giáo

Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, nêu lên những điểm chung và khác biệt của hai

trường phái này; đồng thời cũng cho thấy được lịch sử hình thành của quốc gia

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!