Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng pháp quyền của montesquieu trong tác phẩm "tinh thần pháp luật" và việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
715.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1086

Tư tưởng pháp quyền của montesquieu trong tác phẩm "tinh thần pháp luật" và việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

.

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Đề tài:

TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN CỦA MONTESQUIEU

TRONG TÁC PHẨM “TINH THẦN PHÁP LUẬT” VÀ

VIỆC VẬN DỤNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN NGỌC ÁNH

Sinh viên thực hiện : HÀ PHAN TƯỜNG VY

Chuyên ngành : GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Lớp : 13SGC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017

.

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN CỦA MONTESQUIEU

TRONG TÁC PHẨM “TINH THẦN PHÁP LUẬT” VÀ

VIỆC VẬN DỤNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Đà Nẵng tháng 5 năm 2017

.

3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở tham

khảo tài liệu có chọn lọc dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts Trần Ngọc Ánh và chưa

từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về

nội dung khoa học của công trình này.

Tác giả

Hà Phan Tường Vy

.

4

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn

chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo: Trần Ngọc Ánh đã tận tình hướng dẫn em

trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bam giám hiệu, quý thầy cô, các

phòng ban của trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cô

khoa Giáo dục chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực

hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình làm bài báo cáo khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng

nhưng do thời gian có hạn, trình độ kỹ thuật, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế

nên chắc chắn đề tài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để em được học hỏi nhiều hơn và bài

báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Hà Phan Tường Vy

.

5

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................7

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ...........................................................................8

2.1 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................8

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................8

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...............................................................9

4.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................9

4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................9

5. Bố cục của đề tài......................................................................................................9

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................9

7. Đóng góp của khóa luận.........................................................................................12

B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................13

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ

NƯỚC PHÁP QUYỀN ............................................................................................13

1.1. Pháp quyền........................................................................................................13

1.2. Nhà nước pháp quyền .........................................................................................13

Kết luận chương 1 .....................................................................................................18

Chương 2: TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN CỦA MONTESQUIEU QUA TÁC

PHẨM “TINH THẦN PHÁP LUẬT”.....................................................................19

2.1. Montesquieu - Thời đại, con người và sự nghiệp.................................................19

2.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội đương thời...................................................................19

2.1.2. Vài nét về tiểu sử của Montesquieu và tác phẩm “Tinh thần pháp luật”. .........20

2.2. Nội dung tư tưởng pháp quyền của Montesquieu qua tác phẩm “Tinh thần pháp

luật”...........................................................................................................................24

2.2.1. Quan niệm về quyền lực của nhà nước.............................................................24

2.2.1.1. Chính thể dân chủ .........................................................................................24

2.2.1.2. Chính thể quân chủ .......................................................................................25

2.2.1.3. Chính thể chuyên chế ....................................................................................26

2.2.2. Quan niệm về pháp luật ...................................................................................28

2.2.2.1. Nguồn gốc pháp luật .....................................................................................28

.

6

2.2.2.2. Vai trò pháp luật ...........................................................................................28

2.2.2.3. Phân loại pháp luật.......................................................................................29

2.2.3. Tư tưởng phân quyền và kiểm soát quyền lực...................................................31

2.2.3.1. Vấn đề phân quyền nhà nước ........................................................................31

2.2.3.2. Vấn đề kiểm soát quyền lực ...........................................................................33

2.2.4. Vấn đề về quyền con người ..............................................................................35

2.2.4.1. Tự do.............................................................................................................35

2.2.4.2. Bình đẳng......................................................................................................36

2.2.4.3. Tư Hữu..........................................................................................................36

Kết luận chương 2 .....................................................................................................38

Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN CỦA MONTESQUIEU

VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM HIỆN NAY.....................................................................................................39

3.1. Giá trị và hạn chế của tư tưởng pháp quyền Montesquieu ...................................39

3.1.1. Giá trị ..............................................................................................................39

3.1.2. Hạn chế............................................................................................................40

3.2. Vận dụng tư tưởng pháp quyền của Montesquieu vào xây dựng nhà nước giai

đoạn hiện nay ............................................................................................................41

3.2.1. Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ......41

3.2.2. Phương hướng và giải pháp vận dụng..............................................................47

3.2.2.1. Phương hướng ..............................................................................................47

3.2.2.2. Giải pháp ......................................................................................................56

Kết luận chương 3 .....................................................................................................64

C. KẾT LUẬN .........................................................................................................65

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................67

.

7

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, đặc biệt là đổi mới chính trị,

đổi mới pháp luật theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền- một mô hình tổ chức

nhà nước và xã hội dựa trên nền tảng dân chủ và tinh thần thượng tôn pháp luật đang

có những bước tiến đáng kể. Việc mở rộng nghiên cứu những tác phẩm kinh điển về tư

tưởng pháp quyền là rất cần thiết, để kiểm nghiệm, xem xét lại tính đúng đắn trước kia

và tính chuyển đổi hiện nay, nhằm gợi mở điểm hợp lý cho việc xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam phù hợp với truyền thống văn

hóa, nguyện vọng hòa bình, độc lập, dân chủ, thịnh vượng và đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, hẳn độc giả Việt Nam rất quen thuộc với tên tuổi của Montesquieu, và

tư tưởng pháp quyền của ông qua tác phẩm “ Tinh thần pháp luật ”. Tác giả đề cập và

lí giải hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn với những tư tưởng tích cực về quyền tự

nhiên, về dân chủ, phân tích nguyên tắc và hiện thực các thể chế khác nhau, bàn về

pháp luật và ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội và đặc biệt là tư tưởng “ Tam

quyền phân lập” từng bước được hiện thực hóa trở thành phương pháp kinh điển để

nhiều nước vận dụng xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước của mình, vì thế nó ảnh

hưởng rất lớn đến tư tưởng và thực tiễn xây dựng pháp quyền từ cuối thế kỉ XVIII đến

suốt thế kỉ XIX và cho đến ngày nay.

Ở Việt Nam, với khẳng định về việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đang là mục tiêu cấp thiết của nước ta

thì nhiều vấn đề lý luận khoa học xã hội đặt ra đòi hỏi việc nghiên cứu tư tưởng pháp

quyền tiến bộ của Montesquieu là hợp lý và thật sự cần thiết vì Montesquieu là người

khởi xướng nền pháp quyền hiện đại, tất cả những vấn đề về pháp quyền được ông

phân tích trên cơ sở phương pháp luận triết học, đặt biệt là phương pháp luận thực

nghiệm-quy nạp giúp ông vượt qua định kiến để ông tiếp cận khoa học, không chỉ làm

sáng tỏ các vấn đề về pháp luật mà còn vạch ra tinh thần pháp luật, tức là cái tinh túy,

cái nguyên lí xuyên suốt hệ thống ứng xử của con người trong mọi dân tộc và mọi thời

đại với hi vọng tìm được phương pháp xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh

dưới cơ chế điều chỉnh công bằng dân chủ của hệ thống pháp luật giúp cho sự tự do

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!