Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy ở Người những tư duy lý luận nổi bật,
vượt khỏi nhận thức của các nhà lý luận đương thời, đối với những vấn đề lớn, có quan hệ đến việc xác
định đường lối kinh tế của nước ta. Những vấn đề này được Người nêu ra sớm hơn, khác hơn và phù hợp
thực tế hơn với những quan điểm lý luận mà mọi người lúc đó hiểu và viết.
Chúng tôi xin mạnh dạn trình bày những vấn đề mà chúng tôi cho là tư duy nổi bật và những nguyên nhân
dẫn đến nhận thức đó của Người.
Tư tưởng thực hiện mở cửa nền kinh tế
Theo chúng tôi, đây thực sự là tư duy kinh tế vượt thời đại của Hồ Chí Minh, được hình thành ở Người từ
rất sớm. Ngay từ năm 1919, trong một bài báo đăng trên báo L'Humanite', Người đã viết; "Xét về nguyên
tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế, và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ
quốc tế được mở rộng và tăng cường" (1.9-10). Tư tưởng này về sau được Người cụ thể hóa trong bức
thư Người gửi cho Liên hợp quốc với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi đất
nước mới giành được độc lập: ..."Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho sự đầu tư của các
nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng
mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt
Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. Nước
Việt Nam sẵn sàng ký kết với lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp
định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không
quân...". (4.470)
Vào đầu thế kỷ XX mà đã có tư duy mở cửa nền kinh tế như trên, lại đã thấy vai trò to lớn của Liên hợp
quốc trong việc bảo đảm an ninh cho việc mở cửa nền kinh tế của một quốc gia - một tư duy hiện đại cả
với ngày nay - thì rõ ràng đó là tư duy của một thiên tài, có tầm nhìn xa thấy rộng!
Trên cơ sở của tư duy đó, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã có
những việc làm, theo chúng tôi là rất nhạy bén và sáng tạo, trong việc mở rộng quan hệ của nước Việt
Nam độc lập với những nước lớn, có ảnh hưởng đến tình hình chính trị thế giới và cả Việt Nam lúc đó. Có
thể nêu một số thí dụ sau đây:
Ngày 1-11-1945 (chỉ hai tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ) Người đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị gửi một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt
thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục
nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Trong bức thư đó Người
còn nói rõ thêm quan điểm của thanh niên trí thức Việt Nam (và cố nhiên đó cũng là quan điểm của
Người): "Trong suốt nhiều năm nay họ quan tâm sâu sắc đến các vấn đề của nước Mỹ và tha thiết mong
muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý
tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức
hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam" (4.80-81). Tầm nhìn đó của Người về mở rộng quan hệ
của Việt Nam với Mỹ là rất sớm, rất cởi mở!
Ngay sau khi giành được độc lập trong nước còn bộn bề công việc: ở miền bắc, bọn quân Tưởng vào quấy
phá với âm mưu "diệt cộng, cầm Hồ", bọn phản động Việt quốc, Việt cách tìm mọi cách chống phá cách
mạng; ở miền nam, bọn thực dân Anh vào giải giáp quân Nhật cũng với âm mưu tương tự. Vậy mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định sang Pháp và ở đó bốn tháng với mục tiêu dùng uy tín và tài ngoại giao