Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng Chủ tịch HCM ve thanh nien.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập đối với sinh viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
hiện nay
Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc đã thể hiện 4 trụ cột của giáo dục thế giới ngày nay là "học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người", những mục tiêu của giáo dục hiện đại
ngày nay thật ra cũng mang nội dung không xa lạ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập thể hiện trên một số nội dung trọng yếu sau đây:
Một là, phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. Ham học có nghĩa là phải
có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được
mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ
và hoài bão vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ
như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà trường
thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có
1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc
học ở trường, học ở sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt đời mà
Người muốn gửi đến chúng ta. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I,
Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt
đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết
rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học
và hành để tiến bộ kịp nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr.215). Học trong nhà trường cũng
như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động
học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ.
Hai là, chủ thể học tập là những người nào? Theo Bác, ai cũng phải học, không kể sang, hèn; giàu,
nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Khi đã xác định sự học là một
nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học.
Ba là, học cái gì? Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người. Trong hành
trang tri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta
chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ
thời gian để học và hiểu hết tất cả. Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy
định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để
lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu
cầu của mình để học.
Bốn là, phải biết được mục đích của việc học là để làm gì, theo Bác:“Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục
đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.684).
Trước hết, muốn làm việc, học tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết
những yêu cầu của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra. Thông qua
học tập ở trường, ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật
pháp, phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức. Đặc biệt, muốn
làm cán bộ tốt, muốn phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn bao giờ hết càng phải học
để có tư duy, phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo; nắm chắc yêu cầu, nội dung quy trình giải
quyết công việc cũng như hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người mà mình được giao phục vụ.