Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục ở việt nam nửa sau thế kỉ xix.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1982

Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục ở việt nam nửa sau thế kỉ xix.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

Đề tài:

TƯ TƯỞNG CANH TÂN TRÊN LĨNH VỰC

VĂN HÓA - GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

NỬA SAU THẾ KỶ XIX

SVTH: Hoàng Thị Hương Trà

Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4

3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5

5.1. Nguồn tài liệu.......................................................................................................5

5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5

7. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NẢY SINH TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở

VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX ......................................................................6

1.1. Thế giới - những tác động lịch sử ........................................................................6

1.1.1. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây ...............................................6

1.1.2. Sự xâm nhập của phương Tây đối với Việt Nam..............................................7

1.2. Đất nước - những yêu cầu đổi mới.....................................................................15

1.2.1. Mâu thuẫn về chính trị - xã hội .......................................................................16

1.2.2. Mâu thuẫn về kinh tế.......................................................................................18

1.2.3. Mâu thuẫn về văn hóa - tư tưởng ....................................................................20

1.3. Những nhà canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.........................................20

Chương 2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CANH TÂN TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA -

GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX...........................................26

2.1. Khái niệm canh tân.............................................................................................26

2.2. Tình hình văn hóa - giáo dục Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX .............................26

2.2.1. Về văn hóa.......................................................................................................26

2.2.2. Về giáo dục......................................................................................................29

2.3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo

dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX ..........................................................................32

2.3.1. Về văn hóa.......................................................................................................32

2.3.1.1. Tự do tôn giáo ..............................................................................................32

2.3.1.2. Cải cách phong tục .......................................................................................36

2.3.1.3. Sử dụng quốc âm..........................................................................................39

2.3.2. Về giáo dục......................................................................................................40

2.3.2.1. Đổi mới học thuật.........................................................................................41

2.3.2.2. Đổi mới việc thi cử.......................................................................................46

2.3.2.3. Mở trường đào tạo........................................................................................47

2.3.2.4. Đưa người ra nước ngoài học tập.................................................................48

2.4. Nhận xét, đánh giá và những bài học kinh nghiệm............................................49

2.4.1. Nhận xét, đánh giá về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở

Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX...................................................................................49

2.4.2. Những bài học kinh nghiệm............................................................................58

KẾT LUẬN ..............................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64

PHỤ LỤC.................................................................................................................68

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đổi mới, canh tân là một quy luật tất yếu của mọi thời đại, mọi nước nhằm

tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn, nhưng không phải bất cứ cuộc đổi mới, canh tân nào

cũng thành công. Lịch sử cho thấy có những đổi mới, canh tân thành công đã đem

lại tiếng vang và thành tựu vượt bậc cho đất nước, cũng có những đổi mới, canh tân

chỉ thực hiện nửa vời không đem lại kết quả, nhưng cũng có những cuộc đổi mới,

canh tân chỉ là đề xuất mà không được thực hiện. Tuy nhiên, dù là không được thực

hiện hay đã được thực hiện cũng đều thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn cũng như

trách nhiệm của những người đề xướng.

Vào giữa thế kỷ XIX, sự bành trướng thế lực và cuộc xâm lăng của các nước

phương Tây đã đưa đến một vấn đề nổi cộm trong chính sách đối ngoại của các

nước phương Đông, trong đó có Việt Nam là làm thế nào để bảo vệ nền độc lập dân

tộc và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vượt lên khuôn khổ của ý thức

hệ phong kiến với lối tư duy cũ trong thời mạt kỳ, những nho sĩ thức thời đã lên

tiếng đề xuất với triều đình nhiều phương án đổi mới, những việc làm cấp bách,

những phương kế để ổn định xã hội, làm cho nước giàu, dân mạnh. Tất cả đã hình

thành nên trào lưu canh tân với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ,

Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch... Tư tưởng của các nhà

canh tân Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX là một hệ thống các quan điểm tiên tiến, vượt

tầm thời đại và không ít những tư tưởng canh tân cho đến nay vẫn còn giá trị cả về

lý luận và thực tiễn. Mặc dù những tư tưởng đó đa phần không được đưa vào cuộc

sống, không trở thành hiện thực nhưng tư tưởng canh tân nói chung và tư tưởng

canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục nói riêng nửa sau thế kỉ XIX là dấu mốc

quan trọng trong sự phát triển của tư tưởng Việt Nam.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu, đặc biệt là

trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc coi trọng và phát triển nền văn hóa

- giáo dục dân tộc là yêu cầu cấp thiết đối với đất nước. Vài thập kỉ gần đây, nước ta

đang đẩy mạnh công cuộc cải cách văn hóa - giáo dục nhưng bên cạnh những thành

2

tựu chúng ta đã đạt được, nền văn hóa - giáo dục nước ta vẫn còn những hạn chế. Vì

vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống những tư tưởng canh tân nửa sau thế kỉ XIX

để rút ra những bài học kinh nghiệm về cải cách văn hóa - giáo dục là hết sức cần

thiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một

cách chuyên biệt và có hệ thống về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo

dục và giá trị hiện thực của nó.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng canh tân trên lĩnh

vực văn hóa - giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ lâu tư tưởng canh tân đất nước ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đã được

nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, khái quát trong nhiều tác phẩm. Chúng ta có thể

kể đến các công trình tiêu biểu như: Công trình Tư tưởng canh tân đất nước dưới

triều Nguyễncủa Đỗ Bang, NXB Thuận Hóa, 1999; công trình Sự phát triển của tư

tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của Trần Văn Giàu, Tập 1,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Lê

Sỹ Thắng, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; tác phẩm Tư tưởng cải cách

ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX củaLê Thị Lan, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

2002... Các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những yêu cầu lịch sử làm nảy sinh tư

tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Đồng thời, tư tưởng của một số nhà

canh tân đã được đề cập đến, tiêu biểu là tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ,

Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ... Trong các tác phẩm này, văn hóa - giáo dục đã

được đề cập nhưng chỉ là một khía cạnh trong tổng thể những vấn đề chung, chưa

có hệ thống và chưa toàn diện.

Bên cạnh đó, cũng có những công trình đi sâu vào nghiên cứu về tư tưởng của

từng nhà canh tân và cũng đề cập đến văn hóa - giáo dục như:

Trong cuốn Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của Trương Bá Cần,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, đã sưu tầm, khảo cứu và công bố toàn bộ 58

di thảo của Nguyễn Trường Tộ. Những đề nghị canh tân văn hóa - giáo dục đã được

ông nêu rõ trong Di thảo số 2 - Bàn về tự do tôn giáo, Di thảo số 18 - Về việc học

3

thực dụng, Di thảo số 27 - Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 33 -

Về việc gửi người sang Pháp học,... Những bản di thảo đó đã thể hiện rõ tư tưởng

canh tân của Nguyễn Trường Tộ nói chung và tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn

hóa - giáo dục của ông nói riêng.

Trong cuốn Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân của Thái Nhân Hòa, NXB

Đà Nẵng, 1995, đã nêu lên cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp của Phạm

Phú Thứ. Tác giả cũng đề cập đến những đề nghị canh tân của ông về văn hóa - giáo

dục như vấn đề tự do tôn giáo, đổi mới học thuật, đổi mới việc thi cử ...

Trong cuốn Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn của Mai Cao Chương và

Đoàn Lê Giang, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, đã tổng hợp và

công bố những bản điều trần của Nguyễn Lộ Trạch về vấn đề canh tân đất nước như

bản “Thời vụ sách” đề cập đến vấn đề đưa người ra nước ngoài học tập và “Thiên

hạ đại thế luận” đề cập đến vấn đề cải cách giáo dục để đáp ứng nguyện vọng của

nhân dân.

Những đề nghị cải cách văn hóa - giáo dục của các nhà canh tân thời kì này

cũng được bàn đến trong các bài viết ở các hội thảo khoa học như bài“Văn hoá Việt

Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay” hay “Vấn đề canh tân đất nước

của triều Nguyễn trên lĩnh vực văn hoá giáo dục và đào tạo nhân tài” của tác giả

Đỗ Bang, Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn hoá Việt Nam thời Nguyễn, Đại học Huế.

Chúng ta cũng có thể kể đến bài viết “Đặng Huy Trứ - thời đại và sự nghiệp” của

tác giả Đỗ Bang, Kỷ yếu hội thảo khoa học Danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ, Đại

học Huế.

Ngoài ra, tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục cũng được đề cập

đến trong các bài viết đăng trên các tạp chí như bài “Nguyễn Trường Tộ một nhà tư

tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỉ XIX” của tác giả Phạm Huy Thông đăng trên

Tạp chí Triết học, số 10 hay “Chuyện quan hiệp biện Phạm Phú Thứ” của Chương

Dân đăng trên Tạp chí Nam Phong, số 22...

Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về tư tưởng

canh tân dưới triều Nguyễn. Nhưng riêng về lĩnh vực tư tưởng văn hóa - giáo dục

thì hoặc chỉ là một nội dung nhỏ được đề cập trong hệ thống tư tưởng canh tân;

4

hoặc đề cập trong tư tưởng canh tân của từng nhà tư tưởng; hoặc có trường hợp đi

sâu vào tìm hiểu một mảng cụ thể trong tư tưởng canh tân văn hóa- giáo dục chứ

chưa có sự tổng hợp, chưa mang tính hệ thống.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống những nội

dung cơ bản trong tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, qua đó góp

phần hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh về tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế

kỉ XIX.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra trong nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ

sau:

- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử nảy sinh tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế

kỉ XIX.

- Tìm hiểu tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục của các nhà canh

tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX như tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ,

Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ...

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa -

giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn

hóa - giáo dục ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt

Nam giới hạn trong phạm vi là nửa sau thế kỉ XIX. Về nội dung, tôi tập trung đi sâu

vào nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng canh tân văn hóa - giáo dục

cũng như tác động của những tư tưởng đó trong thời điểm hiện tại và về sau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!