Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ phật giáo trong văn học dân gian người việt
PREMIUM
Số trang
238
Kích thước
5.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1776

Từ ngữ phật giáo trong văn học dân gian người việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TRINH

TỪ NGỮ PHẬT GIÁO

TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG

Phản biện 1:

PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 2:

PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN

Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại trường Đại học sư phạm vào ngày

06 tháng 01 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện trường Đại học sư phạm- ĐHĐN

Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác

động của PG đến văn học. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chỉ dừng

lại ở việc liệt kê một số trường hợp từ ngữ có nguồn gốc PG hoặc tác

động của tư tưởng PG trong văn học dân gian, văn học viết mà chưa

có một công trình nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của từ ngữ Phật giáo

(TNPG) đến văn học Việt Nam, cụ thể là văn học dân gian người Việt

(VHDGNV)

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu TNPG trong

VHDGNV. Thông qua việc phân tích, miêu tả những dẫn chứng để

làm rõ hệ thống TNPG thông dụng thường gặp trong các tác phẩm

VHDGNV.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Điển hình là công trình Ca dao, tục ngữ Phật giáo Việt Nam

(2002) của nhóm tác giả Lệ Như, Thích Trung Hậu. Nhóm tác giả đã

dày công hệ thống, phân loại các tác phẩm ca dao, tục ngữ có sử

dụng các TNPG hoặc có ảnh hưởng của tư tưởng PG.

Cũng đi sâu nghiên cứu về TNPG, cụ thể là thơ thiền đời Lý

Trần, phải kể đến hai tác giả Đoàn Thị Thu Vân và Nguyễn Phạm

Hùng với hai công trình nghiên cứu: Thơ văn thế kỷ XI-XIV- tập 1-

Thơ thiền Lý Trần và Thơ thiền Việt Nam, những vấn đề lịch sử và tư

tưởng nghệ thuật. Hai công trình nghiên cứu này phân tích những

TNPG trong các tác phẩm thơ thiền tiêu biểu thời Lý Trần.

Nghiên cứu về TNPG trong tiếng Việt, tác giả Võ Minh Phát

đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học năm 2016 với đề

tài: “Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt

Nam”.

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

TNPG trong văn học dân gian người Việt (gồm từ vựng PG

xuất hiện trong các tác phẩm văn học dân gian) là đối tượng nghiên

cứu của luận văn.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi khảo sát hệ thống TNPG trong

các tác phẩm văn học dân gian phổ biến thuộc các thể loại ca dao, tục

ngữ, truyện thơ tiếng Việt. Từ đó, thống kê ra những TNPG hay sử

dụng trong văn chương và đời sống xã hội.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trước hết, chúng tôi dùng phương pháp điều tra khảo sát và

phương pháp thống kê phân loại để thu thập từ ngữ có nguồn gốc PG

được sử dụng trong tác phẩm văn học dân gian người Việt.

Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã khảo sát, từ đó áp dụng phương

pháp phân tích, miêu tả để tìm ra những đặc điểm của từ ngữ ấy khi

chuyển từ phạm vi PG sang phạm vi văn học và đời sống. Bên cạnh

đó, sử dụng thêm phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy sự khác biệt

của ý nghĩa TNPG trong kinh tạng và trong văn học lẫn đời thường.

6. Đóng góp của nghiên cứu

Về lý luận:

• Làm sáng tỏ về TNPG với phạm vi hành chức trong văn học

dân gian người Việt và những giá trị biểu đạt, nhân sinh của nó trong

tác phẩm văn học quần chúng.

• Góp phần khẳng định TNPG là một hiện tượng xã hội với

những giá trị và ảnh hưởng nhất định đến giao tiếp đời thường lẫn

sáng tác văn chương.

Về thực tiễn:

- Góp phần thiết thực trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn

hóa, đạo đức, lối sống của dân tộc Việt.

- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho cho giáo viên, học sinh,

sinh viên trong giảng dạy, học tập nghiên cứu sử dụng các TNPG

3

trong văn học dân gian người Việt.

7. Cấu trúc của luận văn

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Chương 2: Kháo sát từ ngữ Phật giáo trong văn học dân gian

người Việt

- Chương 3: Giá trị của từ ngữ Phật giáo trong văn học dân

gian người Việt

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Từ, ngữ tiếng Việt

1.1.1. Khái niệm từ, ngữ

1.1.2. Các lớp từ vựng tiếng Việt

a. Các lớp từ vựng tiếng Việt xét theo nguồn gốc

b. Các lớp từ vựng tiếng Việt xét theo đối tượng sử dụng:

c.Từ ngữ tiếng Việt xét theo thời gian sử dụng:

1.1.3. Biệt ngữ tôn giáo

Biệt ngữ tôn giáo là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật,

hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tôn giáo.

1.2. Phật giáo tại Việt Nam

1.2.1. Sơ lược về lịch sử Phật giáo tại Việt Nam

1.2.2. Từ ngữ Phật giáo

Theo khảo sát trong Từ điển Phật học Huệ Quang, có đến

23.000 từ ngữ Phật giáo tiếng Việt bao gồm: các thuật ngữ phật giáo,

tên người, tên tác phẩm, tên các tông phái, các nghi thức, các tác

phẩm văn học, nghệ thuật Phật giáo, từ chuyên môn Phật học, các từ

liên quan đến lịch sử Phật giáo nói chung. Các từ ngữ này được sử

dụng trong phạm vi nhà chùa như là từ chuyên môn Phật học và hòa

lẫn đời sống hằng ngày của người Việt thông qua đời sống sinh hoạt

văn hóa, tinh thần.

4

1.3. Khái quát về văn học dân gian người Việt

1.3.1. Khái niệm chung về văn học dân gian

Bàn về khái niệm Văn học dân gian, Lê Đức Luận cho rằng “Văn

học dân gian là phần lời của văn nghệ dân gian, một loại hình nghệ thuật

mang tính nguyên hợp, trong đó, nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan

trọng và luôn luôn gắn liền với các thành tố nghệ thuật khác của nghệ

thuật biểu diễn dân gian. Mặt khác, khi dòng văn học viết ra đời, nó là

dòng văn học không chính thống luôn song hành với văn học viết, làm

ngôn liệu cho hoạt động diễn xướng dân gian” [27;tr.20]

Bên cạnh đó, các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian người

Việt là:

- Tính truyền miệng và tính diễn xướng:

- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác

tập thể

- Văn học dân gian mang tính biến đổi.

1.3.2. Các bộ phận của văn học dân gian người Việt

Văn học dân gian ra đời trong lao động, là một bức tranh toàn

diện về đời sống sản xuất và sinh hoạt của người Việt. Bên cạnh đó,

còn phản ánh một thế giới đời sống tinh thần phong phú, nhân văn và

không gian văn hóa, phong tục độc đáo. Dựa vào phương thức trình

bày, có thể chia văn học dân gian người Việt thành những bộ phận:

Các thể loại theo phương thức kể: Thần thoại, truyền thuyết,

truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười và giai thoại.

Các thể loại theo phương thức hát nói: Câu đố, tục ngữ, ca dao,

dân ca, vè, đồng dao.

Các thể loại diễn xướng tổng hợp: Chèo sân đình, tuồng.

CHƯƠNG 2

TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN

NGƯỜI VIỆT

5

2.1. Từ ngữ Phật giáo trong văn học dân gian người Việt được

phân chia theo đặc điểm cấu tạo

2.1.1. Từ

2.1.1.1. Từ đơn

Khảo sát từ đơn Phật giáo trong hệ thống các câu ca dao, tục

ngữ người Việt, chúng tôi thu được luận văn thu được 34 từ đơn

thường gặp, thuộc hệ thống các danh từ, động từ, tính từ.

Bên cạnh việc xuất hiện tại các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ

người Việt. Từ đơn PG còn xuất hiện ở rất nhiều tác phẩm văn xuôi

VHDGNV. Thống kê trong 23 tác phẩm văn xuôi có hàm chứa tư

tưởng PG hoặc có xuất hiện hình ảnh của nhân vật Phật, Bụt, luận

văn thống kê một số từ đơn PG thường gặp.

Hệ thống 62 từ đơn xuất hiện trong 23 tác phẩm văn xuôi

thuộc văn học dân gian người Việt cũng phong phú, đa dạng từ các

loại danh từ, động từ, tính từ và cũng là những từ ngữ thân thuộc

được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt.

Bảng 2.2. Thống kê số lượng từ đơn phật giáo trong 23 tác phẩm văn

xuôi thuộc văn học dân gian người Việt

TT Từ

đơn

Số

tác phẩm sử

dụng

Tên tác phẩm

1 ác 1 Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

2 am 1 Thiền sư Minh Không

3 bay 1 Ả chức chàng ngưu

4 biến 1 Thiền sư Minh Không

5 Bụt 2

Cây tre trăm đốt

Tấm cám

6 cầu 3

Quan âm Thị Kính

Quan âm Nam Hải

Ả chức chàng ngưu

7 chay 1 Quan âm Thị Kính

8 chí 1 Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

9 chùa 3

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Thiền sư Minh Không

Truyện Dương Không lộ và Nguyễn Giác Hải

6

TT Từ

đơn

Số

tác phẩm sử

dụng

Tên tác phẩm

10 cúng 2

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Sự tích Hồ Ba Bể

11 đấng 1 Quan âm Nam Hải

12 đạo 3

Man Nương

Sự tích đầm Nhất dạ và bãi tự nhiên

Sự tích đầm Mực

13 đạo sĩ 1 Sự tích đầm Nhất dạ và bãi tự nhiên

14 điềm 1 Thạch Sùng

15 duyên 1 Duyên nợ tái sinh

16 hệ 1 Quan âm Thị Kính

17 hiện 2

Sự tích đầm Mực

Tấm cám

18 hiếu 2

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

Quan âm Thị Kính

19 hóa 3

Quan âm Nam Hải

Sự tích cây nêu ngày Tết

Sự tích công chúa Liễu Hạnh

20 hoàn 1 Quan âm Nam Hải

21 hồn 1 Sự tích cây nêu ngày Tết

22 huyệt 1 Duyên nợ tái sinh

23 khẩn 1 Ả chức chàng ngưu

24 khổ 1 Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

25 kiếp 2

Quan âm Thị Kính

Duyên nợ tái sinh

26 kinh 4

Quan âm Thị Kính

Quan âm Nam Hải

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

Man Nương

27 lễ 2

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Thiền sư Minh Không

28 ma 1 Sự tích công chúa Liễu Hạnh

29 miếu 1 Sự tích đầm Mực

30 ngự 1 Quan âm Nam Hải

31 ngục 1 Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

32 nhập 1 Quan âm Nam Hải

33 oan 2

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Cái chết của bốn ông sư

34 ơn 1 Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

35 Phật 9

Quan âm Thị Kính

Quan âm Nam Hải

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

7

TT Từ

đơn

Số

tác phẩm sử

dụng

Tên tác phẩm

Sự tích cây nêu ngày Tết

Man Nương

Thiền sư Minh Không

Truyện Dương Không lộ và Nguyễn Giác Hải

Sự tích Hồ Ba Bể

Cái chết của bốn ông sư

36 phép 2

Quan âm Nam Hải

Sự tích cây nêu ngày Tết

37 phúc 1 Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

38 quỷ 2

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Sự tích cây nêu ngày Tết

39 sãi 2

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Cái chết của bốn ông sư

40 sư 7

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Man Nương

Thiền sư Minh Không

Truyện Dương Không lộ và Nguyễn Giác Hải

Cái chết của bốn ông sư

Thiền sư Minh Không

Đẻ ra sư

41 tâm 1 Thiền sư Minh Không

42 tang 1 Quan âm Thị Kính

43 tăng 1 Man Nương

44 than 1 Sự tích đầm Nhất dạ và bãi tự nhiên

45 thần 3

Quan âm Nam Hải

Sự tích con hến

Sự tích Ngũ Hành Sơn

46 thánh 1 Thiền sư Minh Không

47 tháp 1 Thiền sư Minh Không

48 thầy 1 Cái chết của bốn ông sư

49 thiện 2

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

Sự tích Hồ Ba Bể

50 thờ 2

Thiền sư Minh Không

Sự tích đầm Mực

51 thuyết 1 Quan âm Nam Hải

52 tiên 2

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

Ả chức chàng ngưu

53 tiểu 1 Quan âm Thị Kính

54 trần 3

Sự tích sông Nhà Bè (Thủ Huồng)

Sự tích đầm Mực

Ả chức chàng ngưu

8

TT Từ

đơn

Số

tác phẩm sử

dụng

Tên tác phẩm

55 trì 1 Thiền sư Minh Không

56 trời 2

Mèo lại hoàn mèo

Ả chức chàng ngưu

57 trượng 1 Man Nương

58 tu 3

Quan âm Nam Hải

Sự tích Phật Bà Quan âm Hành Sơn

Truyện Dương Không lộ và Nguyễn Giác Hải

59 tử 1 Duyên nợ tái sinh

60 tụng 1 Man Nương

61 ước 1 Thiền sư Minh Không

62 xác 2

Sự tích đầm Mực

Cái chết của bốn ông sư

Hệ thống từ đơn được khảo sát trong ca dao, tục ngữ lẫn văn

xuôi VHDGNV đều mang tính phổ biến, tuy nhiên, chúng được chia

thành 2 nhóm. Một nhóm từ khi nhắc đến người ta có thể nhận ra ngay

từ ngữ PG, ví dụ như: Phật, tiểu, sư, sãi, kinh, duyên, phận, phúc…

Một nhóm từ khi nhắc đến khó nhận ra nguồn gốc Phật giáo, ví dụ

như: thiện, tâm, hồn, tham, oán, cầu.. vì nó đã hòa vào đời sống, văn

hóa, phong tục của người Việt. Tuy nhiên, cả hai nhóm từ đơn được

khảo sát hoàn toàn mang tính khẩu ngữ. Tác giả dân gian sử dụng đôi

khi không để diễn đạt mình là người Phật tử hay tính uyên bác mà xuất

phát từ sự phù hợp của từ đơn Phật giáo này với điều mà người truyền

tải, người nói muốn biểu hiện. Ranh giới giữa từ có nguồn gốc tôn giáo

và từ ngữ toàn dân hoàn toàn được xóa nhòa.

Một điểm hạn chế của việc sử dụng từ đơn Phật giáo trong

văn học dân gian đó là bản thể từ chỉ tương đương với một hình vị,

hàm lượng biểu đạt tính nhân văn, ý vị vẫn còn có nhiều hạn chế;

đồng thời chưa thoát rõ những hàm nghĩa mang điểm nhìn đạo

lý nhân quả, nhân duyên, luân hồi và nghiệp báo. Điều này, thể hiện

rõ nét hơn qua hệ thống từ ghép được sử dụng trong văn học dân gian

người Việt.

9

2.1.1.2. Từ ghép

- So với từ đơn PG trong các tác phẩm VHDGNV, hệ thống từ

ghép PG chiếm số lượng lớn và biểu đạt những hình ảnh, hàm nghĩa

trang trọng cùng triết lý nhân sinh quan sâu sắc. Tuy nhiên, các từ

ghép PG trong VHDGNV đa phần mang tính đa nghĩa, vừa mang

nghĩa Phật pháp, vừa mang nghĩa đời sống nên có những từ ngữ khó

truy nguyên được nguồn gốc và ý nghĩa.

Song song với đó, khảo sát trong 23 tác phẩm văn xuôi thuộc

VHDGNV, chúng tôi xét thấy có 158 từ ghép Phật giáo được sử dụng

Cũng như hệ thống từ đơn, các từ ghép PG được sử dụng trong

các tác phẩm văn xuôi VHDGNV vừa mang nghĩa phật pháp vừa có

ý nghĩa đời sống, theo đúng quy luật phát triển nghĩa, chuyển nghĩa.

Từ ghép PG có sự đóng góp đáng kể vào kho từ vựng tiếng Việt,

biểu đạt ý nghĩa cô đọng,súc tích, hình tượng, hàm nghĩa trang trọng, giúp

tác giả dân gian dễ dàng thể hiện triết lý nhân sinh hướng về đạo Phật

nhưng vẫn mang màu sắc văn hóa dân gian của người Việt khá rõ ràng.

Hệ thống từ ghép được sử dụng đương nhiên trong đời sống

nhà Phật, trong văn chương nhưng lại có một số lượng đáng kể được

sử dụng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt.

Như vậy, hệ thống từ đơn, cũng như từ ghép PG biểu thị cách

thức tu hành hoặc đối nhân xử thế theo đạo lý nhà Phật đã được đưa

vào trong ca dao, tục ngữ, văn xuôi thuộc văn học dân gian người

Việt một cách nhuần nhuyễn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đông đảo

quần chúng nhân dân lao động.Bên cạnh đó, những vần điệu du

dương cùng ngôn từ trong sáng của thơ ca dân gian cũng khiến cho

những bài học đạo lý mang hơi hướng giáo lý nhà Phật được trở nên

dễ tiếp nhận với đại đa số người tiếp cận.

2.1.2. Ngữ

2.1.2.1. Ngữ định danh

Khảo sát trong một số tác phẩm văn xuôi thuộc văn học dân

10

gian người Việt, thấy xuất hiện nhiều ngữ định danh như sau:

Bảng 2.3. Thống kê ngữ định danh trong các tác phẩm văn xuôi

thuộc văn học dân gian người Việt

Stt Ngữ định danh Xuất hiện trong tác phẩm

1 Thần hoàng bổn cảnh Quan âm Nam Hải

2 Thiền sư Không Lộ Truyện Không Lộ

3 Thiện tài đồng tử Quan âm Nam Hải

4 Thập diện Minh vương Quan âm Nam Hải

5 Phật đài Quan âm Nam Hải

6 Phật bà Sự tích công chúa Liễu Hạnh

7 Phật mẫu Man Nương

8 Nam Hải Phổ đà sơn Quan âm Nam Hải

9 Quân âm Diệu Thiện Sự tích Phật Bà Quan âm Hành sơn

10 Quan âm Nam Hải Quan âm Nam Hải

11 Quan âm Như Lai Quan âm Nam Hải

12 Nhập thất tam thiền Quan âm Nam Hải

13 Phật đạo Man Nương

14 Phật bà Quan âm Sự tích công chúa Liễu Hạnh

15 Phật bà Sự tích công chúa Liễu Hạnh

16 Ma chay Quan âm Thị Kính

17 Nam hải Phổ đà sơn Quan âm Nam Hải

18 Pháp điện Man nương

19 Pháp Lôi Man nương

20 Kinh Gia la ni môn Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Gíac Hải

21 Kinh Lăng Nghiêm Sự tích Phật Bà Quan âm Hành sơn

22 Kinh Luận Sự tích Phật Bà Quan âm Hành sơn

23 Đức Phật Thiên tôn Quan âm Thị Kính

24 Đức Quan âm Nam Hải Sự tích Phật Bà Quan âm Hành sơn

25 Đầu trâu mặt ngựa Sự tích Phật Bà Quan âm Hành sơn

26 Cứu độ chúng sinh Quan âm Nam Hải

Tương tự việc khảo sát từ hệ thống văn xuôi, trong ca dao, tục

ngữ Tiếng Việt cũng xuất hiện nhiều ngữ định danh là tên gọi của các vị

Phật, Bồ tát, các hình ảnh tưởng tượng về cõi tâm linh nơi Phật giới.

Như vậy, ngữ định danh trong từ ngữ PG thường mang sắc thái

nghĩa trang trọng, tôn nghiêm khi gắn liền với tên gọi của các vị

Tiên, Phật; mang sắc thái biểu cảm khi gắn liền với các hình ảnh biểu

trưng, biểu tượng về một cõi tâm linh mang tính tưởng tượng.

Xét về mặt nguồn gốc, ngữ định danh có nguồn gốc PG trong

11

VHDGNV đa phần có nguồn gốc Hán Việt khi dùng làm tên gọi của

các đấng tối cao hay nói về các cõi siêu sinh, vô hình.Có thể khẳng

định, trong từ ngữ Phật giáo nói chung và TNPG trong VHDGNV

nói riêng thì từ Hán Việt đóng một vai trò quan trọng trong định danh

đối tượng.

Xét về mặt ngữ nghĩa, hệ thống ngữ định danh trong từ ngữ

PG qua những khảo sát trong đề tài của luận văn, mang tính đơn

nghĩa vì chỉ đơn thuần biểu đạt tên gọi, không mang tính đa nghĩa

hoặc nhiều cách hiểu như hệ thống từ ghép.

2.1.2.2. Thành ngữ Phật giáo

Trong kho tàng VHDGNV, có xuất hiện hẳn một hệ thống thành

ngữ Phật giáo, diễn đạt những quan điểm, giáo lý nhà Phật được thấm

nhuần vào hệ tư tưởng, văn hóa ứng xử của người Việt xưa nay. Những

thành ngữ PG này hoàn toàn được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng

ngày như một phương tiện giao tiếp đời thường. Qua thống kê, người

viết thu nhận được một số thành ngữ PG như sau:

Nhóm thành ngữ thiêng về biểu đạt các hình ảnh liên quan đến

nhà Chùa: Bụt nhà không thiêng, Bụt chùa không thiêng, Bụt nhiều

oản ít, Tiền Phật hậu Phật,Thập nhị nhân duyên, Phúc chủ lộc thầy,

Chùa đất Phật vàng..

Nhóm thành ngữ thiêng về biểu đạt giáo lý nhà Phật: Khẩu

Phật tâm xà, Ác giả ác báo, Dĩ ân báo ân, Của người phúc ta, Dĩ đức

báo oán, Đức năng thắng số, Họa vô đơn chí, Họa phúc khôn lường,

Thiện sanh phước chung, Ác giả ác báo, Thiện giả thiện tai, Có phúc,

có phận, Ở ác gặp ác, Thưởng thiện phạt ác..

Nhóm thành ngữ mượn hình ảnh Phật giáo để châm biếm, đả

kích các sự kiện trái với luân thường, đạo lý trong cuộc sống: Của

bụt trả bụt, Chùa rách Phật vàng, Khẩu Phật tâm xà, Khẩu xà tâm

Phật, Hỏi sư mượn lược, Tham thì thâm,Vu oan giá họa, Hại thân

thân hại, Sinh sự, sự sinh, Gieo gió gặp bão, Của thiên trả địa, Oan

12

oan tương bá.

Những thành ngữ nói trên khá phổ biến và được cộng đồng

chấp nhận sử dụng cả vào ngôn ngữ đời thường. Đó cũng là một

trong những điểu khiến cho vốn từ ngữ của tiếng Việt ngày càng trở

nên dồi dào, phong phú. Hệ thống từ tạo thành các thành ngữ Phật

giáo có đa dạng nguồn gốc từ thuần Việt đến phi thuần Việt.

2.2. Từ ngữ Phật giáo trong văn học dân gian người Việt được

phân chia theo nguồn gốc.

2.2.1. Nguồn gốc thuần Việt

Từ thuần Việt là từ không phải tiếp nhận từ ngôn ngữ khác mà

là vốn có của tiếng Việt. Theo Nguyễn Thiện Giáp, một giải pháp

mang tính tình thế trong việc tìm ra từ thuần Việt đó là “Ngoài những

từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và

ngôn ngữ Ấn-Âu, tất cả những từ còn lại được coi là từ thuần Việt”.

Qua khảo sát từ các tác phẩm cụ thể, luận văn nhận thấy, đa

phần các TNPG là từ đơn xuất hiện trong các tác phẩm VHDGNV

đều có nguồn gốc thuần Việt.

Căn cứ vào bảng thống kê ở trên, có thể kể ra các từ đơn Phật

giáo có nguồn gốc thuần Việt trong các tác phẩm văn học dân gian

người Việt, với đa dạng các thể loại danh từ, động từ, tính từ như:

lộc, sãi, ma, phúc, oan,nợ, bùa, hương, rằm, chuông, tu, tiên,

nghĩa, phúc, thiền, số, phận, chay, sư,kinh, cầu, thỉnh, tu, khấn, oán,

thờ, tụng, trần, tham, hiếu, ác, ma, bay, biến, cầu, chay, chí, chùa,

cúng, đấng, đạo, sĩ, khấn, khổ, kiếp, kinh, lễ, ngục, oan, thiện, thờ,

nhập, tiểu, trì, trần, trời, tu, tử, tụng..

Các từ có nguồn gốc thuần Việt đa phần là hệ thống từ đơn và

có tính thu hẹp nghĩa khá rõ nét so với các từ ghép có nguồn gốc Hán

Việt, đồng thời là giá trị cốt lõi của tiếng Việt và giữ vai trò điều

khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. Từ thuần Việt xuất

hiện khá lâu bởi nó biểu thị các sự vật, hiện tượng ở các khía cạnh cơ

13

bản nhất và được người Việt sử dụng thường ngày trong đời sống

giao tiếp, không quá nặng nề về yếu tố trang trọng, cầu kỳ.

2.2.2. Nguồn gốc Hán Việt

Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có một số lượng “từ

mượn” tương đối, phù hợp với đặc điểm giao lưu, tiếp biến văn hóa

của dân tộc đó. Là quốc gia có hàng ngàn năm Bắc thuộc, tiếp xúc

với văn hóa Hán từ lâu đời, ngôn ngữ tiếng Việt nói chung và TNPG

trong VHDGNV nói riêng có một sự ảnh hưởng không nhỏ ngôn ngữ

Hán gắn liền với sự ra đời của những từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt.

Từ Hán Việt là những từ gốc Hán đọc theo cách đọc Hán Việt

(cụ thể là phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời nhà

Đường).Không giống từ thuần Việt, từ ngữ Hán Việt đa phần mang ý

nghĩa trừu tượng và được dùng để chỉ các khái niệm thuộc các lĩnh

vực triết học, lịch sử, văn học một cách cụ thể, thường phù hợp với

phong cách sách vở, với không gian giao tiếp trang trọng.

Từ Hán Việt chiếm số lượng khá lớn trong TNPG bởi hệ thống

kinh kệ Phật giáo, đa phần sử dụng các yếu tố Hán Việt để lưu giữ lại

những lời dạy của Đức Phật nhằm tạo sắc thái vừa trang trọng, vừa

tao nhã. Bên cạnh đó, từ Hán Việt còn có vai trò tất yếu trong việc

định danh đối tượng, cụ thể ở đây là tên gọi của các vị Chư Phật, tên

gọi của hệ thống kinh kệ, các cõi của nhà Phật trong đời sống lẫn văn

hóa, văn học dân gian người Việt.

Khảo sát trong văn học dân gian người Việt, lấy những kết quả từ

các bảng thống kê 2.1, 2.2 ; luận văn có thể phân loại các TNPG có

nguồn gốc Hán Việt trong VHDGNV thành các nhóm cụ thể như sau:

Nhóm từ chỉ tên các vị Tiên, Phật, ma quỷ, các thế lực siêu

nhiên: Bồ tát, chư Phật, Đức Phật, Ngọc đế,Ngọc Hoàng, Pháp

điện,Pháp Lôi,Pháp Vân,Pháp Vũ,Phật bà,Phật đài,Phật đạo,Phật

mẫu,Phật Quan âm, tiên nhân, thổ địa, quỷ sứ..

Đây là nhóm các từ chỉ về tên gọi của các vị tiên, Phật, Bồ Tát.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!