Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ nghề nghiệp trong nghề đúc đồng phước kiều, quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
LÊ THỊ BÍCH TÂM
TỪ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
PHƯỚC KIỀU, QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
TỪ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
PHƯỚC KIỀU, QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
PGS.TS Trương Thị Diễm
Người thực hiện:
LÊ THỊ BÍCH TÂM
(Khóa 2011 - 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Thị Bích Tâm xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Trương Thị Diễm.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Nếu có bất kì sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay sự
gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Lê Thị Bích Tâm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận
tình của PGS.TS Trương Thị Diễm, sự quan tâm của các thầy cô giáo và sự
động viên của các bạn sinh viên trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nghệ nhân
Dương Ngọc Tiễn, nghệ nhân Dương Ngọc Thắng và các thợ đúc, người dân
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Quảng Nam.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới quý thầy cô, các cô chú tại Làng Phước Kiều, các bạn đã ủng hộ, động
viên tôi trong suốt thời gian qua.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Lê Thị Bích Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Bố cục ........................................................................................................ 3
NỘI DUNG ................................................................................................... 4
Chương Một. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .... 4
1.1. Khái quát về từ...................................................................................... 4
1.1.1. Những định nghĩa về từ ........................................................................ 4
1.1.2. Những đặc điểm cấu tạo từ ................................................................... 5
1.2. Khái quát về từ ngữ nghề nghiệp.......................................................... 5
1.2.1. Khái niệm từ nghề nghiệp..................................................................... 5
1.2.2. Đặc trưng của từ nghề nghiệp............................................................... 8
1.2.3. Phân biệt từ nghề nghiệp với tiếng lóng và thuật ngữ khoa học ............ 9
1.3. Vài nét về làng nghề, tổ nghề đúc đồng Việt Nam và Làng nghề đúc
đồng Phước Kiều, Quảng Nam.................................................................. 12
1.3.1. Vài nét về làng nghề, tổ nghề đúc đồng Việt Nam.............................. 12
1.3.2. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Quảng Nam................................... 14
1.4. Nguyên tắc thu thập và phân loại hệ thống từ ngữ nghề đúc đồng
Phước Kiều, Quảng Nam ........................................................................... 18
1.4.1. Nguyên tắc thu thập............................................................................ 18
1.4.2. Tiêu chí phân loại............................................................................... 19
1.4.3. Nguyên tắc ngữ nghĩa......................................................................... 20
Chương Hai. LỚP TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG PHƯỚC KIỀU, QUẢNG NAM XÉT VỀ MẶT NGỮ PHÁP...... 21
2.1. Kết quả thống kê, phân loại từ ngữ nghề nghiệp trong nghề đúc đồng
Phước Kiều, Quảng Nam xét về mặt ngữ pháp ........................................ 21
2.2. Nhận xét từ ngữ nghề đúc đồng Phước Kiều, Quảng Nam về mặt
ngữ pháp ..................................................................................................... 24
Chương Ba. LỚP TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGHỀ ĐÚC
ĐỒNG PHƯỚC KIỀU, QUẢNG NAM XÉT VỀ MẶT TỪ VỰNG -
NGỮ NGHĨA.............................................................................................. 29
3.1. Kết quả thống kê, phân loại từ ngữ nghề nghiệp trong nghề đúc đồng
Phước Kiều, Quảng Nam xét về mặt từ vựng – ngữ nghĩa....................... 29
3.1.1. Về mặt từ vựng................................................................................... 29
3.1.2. Về mặt ngữ nghĩa ............................................................................... 32
3.2. Nhận xét từ ngữ nghề đúc đồng Phước Kiều, Quảng Nam về mặt từ
vựng - ngữ nghĩa......................................................................................... 33
3.2.1. Nhận xét về mặt từ vựng..................................................................... 33
3.2.2. Nhận xét về mặt ngữ nghĩa ................................................................. 34
3.3. Nét văn hóa được phản ánh qua lớp từ ngữ nghề đúc đồng Phước
Kiều, Quảng Nam....................................................................................... 38
3.3.1. Từ ngữ nghề đúc đồng Phước Kiều với văn hóa nhận thức................. 39
3.3.2. Từ ngữ nghề đúc đồng Phước Kiều với văn hóa ứng xử người Việt ... 40
KẾT LUẬN................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 47
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các lớp từ vựng tiếng Việt, từ nghề nghiệp nằm ở vị trí khá
khiêm tốn; chúng có số lượng không nhiều và hoạt động trong phạm vi tương
đối hạn chế. Có lẽ vì vậy mà sự quan tâm dành cho từ nghề nghiệp chưa được
nhiều. Để nhận diện từ nghề nghiệp trong môi trường giao tiếp đa dạng của
một cộng đồng ngôn ngữ cần phải sử dụng những thủ pháp đặc biệt để tách
chúng ra khỏi các lớp từ vựng nói trên.
Sự xuất hiện của những từ ngữ nghề nghiệp trong đời sống giao tiếp
của một làng nghề truyền thống đã góp phần làm phong phú thêm cho vốn từ
của một ngôn ngữ. Khi đã được xã hội hoá cao, một số từ nghề nghiệp có thể
trở thành những từ toàn dân. Những từ ngữ này thường nằm ở khu vực biên
của từ nghề nghiệp. Tuy nhiên, số lượng những từ này không nhiều và còn
phải trải qua một quá trình chuyển hoá lâu dài. Phần lớn những từ ngữ nghề
nghiệp còn lại đều là những từ thuần tuý mang tính chuyên môn - nghề nghiệp
và rất ít có khả năng tham gia vào lớp từ vựng toàn dân hoặc các lớp từ vựng
khác. Sự tồn tại hay không tồn tại của những từ ngữ nghề nghiệp này phụ
thuộc vào sự sống còn của chính bản thân nghề nghiệp đó.
Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công
nghiệp hoá đã làm cho các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng có
nguy cơ bị thu hẹp lại. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các lớp từ ngữ nghề nghiệp
không chỉ có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ học, mà còn góp phần gìn giữ những
nét văn hoá đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc. Từ ngữ nghề nghiệp của
các làng nghề thủ công truyền thống chính là chìa khóa để mở ra rất nhiều
cánh cửa có giá trị tốt đẹp.
Nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Bắc, cách
thành phố Tam Kì 40km về phía Nam, và đặc biệt là nơi gặp nhau của 2 điểm