Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện potx
MIỄN PHÍ
Số trang
18
Kích thước
400.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1756

Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại

Nguyễn Đức Hiệp

Hậu hiện đại (post-modernism), thoát thân từ hiện đại (modernism), là triết lý mang tính chất đa dạng, cái nhìn tương đối

trong mọi vấn đề và hiện nay được thể hiện trong nhiều ngành nghệ thuật, văn hóa xã hội từ hội họa, kiến trúc, văn học...ở

nhiều nước trên thế giới. Ít người trong chúng ta có thể nghĩ rằng Max Planck và thuyết lượng tử (quantum theory) của

ông lại có liên hệ đến sự phát triển triết lý và văn hóa ở phương Tây trong thế kỷ 20. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay,

khoa học, nhất là trong lãnh vực vật lý, mà nền tảng là thực nghiệm và khách quan đã có những sự va chạm trong lãnh vực

tư tưởng và triết học với nghệ thuật và nhân văn mà cái nhìn tương đối của hậu hiện đại đã chiếm địa vị trọng tâm. Đã có

nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khoa học và nghệ thuật là hai thế giới với tư duy và văn hóa quá khác biệt khó có sự gặp

nhau. Nhưng trong lịch sử trước đây từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, khoa học và nghệ thuật đã gặp nhau và bổ

sung cho nhau trong giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển khoa học bắt đầu từ thời khai sáng ở thế kỷ 17, đặt nền

tảng cho khoa học hiện đại ngày nay: vật lý lượng tử và thuyết tương đối.

Chính sự phát triển của thuyết lượng tử và sau này thuyết nguyên tử và tương đối đã là cơ nguồn thúc đẩy phát sinh những

tư tưởng, những nhận thức mới, những đột phá trong lãnh vực triết lý, văn học, nghệ thuật ảnh hưởng đến những trào lưu

hiện sinh (existentialism), siêu thực (surrealism), hiện đại (modernism) và từ đó đến hậu hiện đại (post-modernism) ngày

nay.

Khoa học, nhất là vào đầu thế kỷ 20, đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nghệ thuật và là khởi nguồn của hứng cảm, suy tư

của các triết gia, văn thi sĩ, họa sĩ... Họ dùng những thành quả và những khám phá mới trong khoa học vật lý để dũng cảm,

tự tin đưa ra những nhận thức hoàn toàn mới đối với vật thể, thế giới chung quanh, thoát khỏi những gò bó mà họ cho là

đóng khung, cổ điển và không còn hợp thời với cách mạng mà thuyết lượng tử đã mang lại.

Để có thể hiễu rõ hơn về tiến trình ảnh hưởng của thuyết lượng tử đến văn hóa phương Tây trong thế kỷ 20, ta hãy xem xét

tình hình khoa học và tư tưởng trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Vật lý cổ điển qua cơ học của Newton và thuyết sóng điện từ của Maxwell cuối thế kỷ 19 hoàn toàn chiếm lãnh địa vị độc

tôn là cơ sở các nhà khoa học dùng để tìm hiểu, phân tách giải thích sự kiện, quá trình của thiên nhiên. Khi Gustav

Kirchoff, thầy của Max Planck, nghiên cứu về quang phổ phát ra từ vật nóng (blackbody radiation) qua thí nghiệm đã

chứng minh là năng lượng từ vật đen nóng phụ thuộc vào hai yếu tố, tầng số phát xạ và nhiệt độ. Ở nhiệt độ nhất định,

năng lượng phát từ vật đen tăng tỉ lệ với tầng số ở tầng số thấp đến điểm cực tối đa sau đó giảm khi tầng số cao hơn. Khi

nhiệt độ cao hơn thì đường biểu diễn cũng giống như vậy nhưng cực điểm của năng lượng phát xảy ra ở tầng số cao hơn so

với nhiệt độ thấp. Kirchoff, năm 1859, sau khi không thể dùng lý thuyết vật lý để chứng minh giải thích phù hợp với kết

quả thí nghiệm, đã kêu gọi thách thức các nhà vật lý dùng lý thuyết làm sao chứng minh được phương trình giữa năng

lượng, tần số và nhiệt độ của năng lượng phát từ vật đen nóng.

Trong hơn 40 năm, các nhà vật lý từ Stefan, Boltzman (Định luật Stefan-Boltzman) đến Wien (định luật Wien) đã đưa ra

các công thức duy nghiệm cố gắng giải thích phù hợp với kết quả thực nghiệm. Mùa thu 1900, sau khi nghe tin định luật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!