Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tu lieu
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
122.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
723

tu lieu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Điển tích cuộc sống và văn học

Bài viết được đăng lúc 3:00:03 PM, 17.02.2009

NGÔ TỰ LẬP

Trong thời gian làm luận án ở École Normale Supérieure de Fontenay/ Saint Cloud , tôi được nghe một

câu chuyện thú vị. Trong nhà giam nọ, đám tù khổ sai, sau mỗi ngày lao động như trâu ngựa dưới đòn

roi của cai ngục, chỉ có một thú tiêu khiển là nghe một người trong bọn họ kể chuyện tiếu lâm.

Người kể chuyện rất từng trải, có duyên và có tài bịa đặt, nhưng thời gian giam giữ quá

lâu, cuối cùng cả kho tiếu lâm lẫn tài bịa đặt của anh ta đều cạn kiệt. Nghe đi nghe lại mãi,

đám tù nhân thuộc lòng không chỉ các chuyện mà cả thứ tự của chúng trong vốn liếng của

người bạn tù. Vì thế, thay vì kể chuyện, gã tù nhân có duyên kể chuyện kia chỉ cần xướng

lên một con số, chẳng hạn “hăm hai”, là tất cả cười ồ. Điều này dần dần trở thành thói quen

một cách tự nhiên. Thế rồi một hôm có tù nhân mới: chẳng khó khăn gì chúng ta cũng có

thể hình dung bộ dạng ngớ ngẩn của anh ta trong khi đám tù nhân cũ ôm bụng cười vì nghe

con số “hăm hai” tưởng chừng vô nghĩa ấy.

Thực ra chuyện tù nhân dùng các con số hay các loại ký hiệu khác nhau, trong đó các ký

hiệu ngôn ngữ, chẳng hạn tiếng lóng, để thông tin và trốn tránh sự kiểm soát của cai ngục

là điều không có gì lạ. Nhưng với tôi, con số hăm hai của đám tù nhân trong câu chuyện

thâm thúy này lại gợi lại những suy nghĩ khác: nó là một ví dụ tuyệt vời về điển tích.

Trong các từ điển hoặc sách giáo khoa, điển tích thường được định nghĩa như là những câu

chuyện ghi chép trong sách vở và được trích dẫn hoặc dẫn ý. Cuốn Sổ tay văn học (A

Handbock to literature) của C. Huge Holman và William Harmon, chẳng hạn, định nghĩa

điển tích là “lối nói dẫn chiếu vắn tắt đến một hình tượng, sự kiện hay đề tài lịch sử và văn

học”(1).

Trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp hai từ “điển tích” và “điển cố”. Từ điển của Nguyễn

Văn Khôn viết: “Điển: Kinh điển. Thường. Phép tắc. Chủ trương. Coi sóc việc gì. Cầm cố.

Họ. Tích: Xưa, trước, lâu, ban đêm. Họ. Cố: Bền, vững bền. Kín đáo, vốn đã. Nhiều lần. Bỉ

lậu. Cố nhiên, tất nhiên. Họ. Điển tích: Sự tích chép trong sách vở xưa. Điển cố: Điển cũ

tích xưa; sự tích, luật lệ cũ”.

Như vậy, “điển cố” là khái niệm rộng hơn và không chỉ bao gồm những sự tích chép trong

sách vở. Tuy nhiên, trên thực tế hai từ này vẫn được dùng lẫn lộn. Từ điển Tiếng Việt (Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, 1977) định nghĩa điển cố là “Chuyện chép trong sách cũ” và

điển tích là “Sự việc trong kinh sách cũ”. Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường, viết

trong Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: “Điển cố: Thuật ngữ của

giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt

Nam, vốn chịu ảnh hưởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân

khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn: trong

hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả

ý mình, nhưng đây không phải là trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi

nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này được gọi là dùng điển cố, bao gồm phép

dùng điển và dùng chữ” (2)..

Theo tôi, sự lẫn lộn này không phải là trầm trọng, và có lẽ nó bắt nguồn từ thực tế là khái

niệm “văn” trong các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rộng hơn nhiều so với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!