Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ lịch sử và từ cổ trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh.
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
668.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1632

Từ lịch sử và từ cổ trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

TỪ LỊCH SỬ VÀ TỪ CỔ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA

NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

Vũ Thị Hiền

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất

kì công trình nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học công bố trong công trình

này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hiền

LỜI CẢM ƠN

Người viết chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn,

trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những bài học quý

báu trong suốt bốn năm học vừa qua để người viết có nền tảng kiến thức vững

chắc thực hiện công trình nghiên cứu này.

Đặc biệt xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Bùi Trọng Ngoãn,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên người viết trong quá trình

thực hiện luận văn.

Đồng thời xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn

bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ người viết trong suốt thời gian vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hiền

1

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Từ lịch sử và từ cổ là hai lớp từ vựng có khối lượng rất lớn mà chưa

công trình nghiên cứu nào có thể tổng hợp được. Do đó cách tốt nhất là thông

qua tác phẩm văn học để tổng hợp thống kê. Tuy nhiên không phải bất kì tác

phẩm văn học nào cũng thể hiện rõ nét giá trị riêng biệt của từ lịch sử và từ cổ

trong hệ thống các lớp từ vựng phong phú của tiếng Việt. Vì vậy, việc chọn

lựa một tác phẩm văn học có thể làm nổi bật giá trị của hai lớp từ này để phục

vụ hiệu quả cho mục đích nghiên cứu là điều hết sức quan trọng. Trong hàng

loạt tác phẩm văn học mà chúng tôi được đọc, có thể nói Hồ Quý Ly của

Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết thể hiện rất rõ nét giá trị của từ lịch

sử và từ cổ.

Cuốn tiểu thuyết như tái hiện một Thăng Long xưa cũ. Trong đó, Nguyễn

Xuân Khánh đã đầu tư xây dựng rất công phu chân dung của nhiều vị anh

hùng, các bậc vua chúa, quan lại trong lịch sử thời Trần. Đặc biệt, hình ảnh

Hồ Quý Ly được xây dựng đậm nét, đa tính cách, đem lại cho người đọc một

cảm giác thích thú. Tác phẩm còn là bức tranh đẹp về văn hóa Thăng Long

ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt

thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹp, …được lưu truyền

hay đã bị mai một theo năm tháng.

Điều làm nên giá trị và sức hấp dẫn của tác phẩm không đơn thuần nằm

ở mặt nội dung, mà tác phẩm còn mở ra trước mắt người đọc những khám phá

thú vị về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong Hồ Quý Ly được thể hiện một cách điêu

luyện, đặc biệt là sự xuất hiện dày đặc của từ lịch sử và từ cổ. Chính hai lớp

từ đó đã làm nên một không khí rất riêng cho cuốn tiểu thuyết này. Việc

nghiên cứu về từ lịch sử và từ cổ được xem như là một bước quan trọng giúp

2

người đọc cảm nhận sâu hơn về tác phẩm, về lịch sử nước nhà thời kì cuối

nhà Trần.

Vì vậy, khi nghiên cứu từ lịch sử và từ cổ trong Hồ Quý Ly, chúng tôi hi

vọng sẽ chỉ ra sức ảnh hưởng to lớn của hai lớp từ này đối với tác phẩm.

Đồng thời, công trình nghiên cứu này cũng góp phần minh định những đóng

góp của tác giả đối với thể tài tiểu thuyết lịch sử nói riêng và cho tiến trình

vận động của văn học Việt Nam nói chung.

Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Từ lịch sử và từ cổ trong

tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Năm 2000, Nguyễn Xuân Khánh ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly

và ngay lập tức vinh dự nhận nhiều giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi tiểu

thuyết của Hội nhà văn Việt Nam (1998 – 2000); Giải thưởng của Hội nhà

văn Việt Nam (2001); Giải thưởng Thăng Long của UBND thành phố Hà Nội

(2002). Tác phẩm đã khẳng định tên tuổi, tài năng nghệ thuật và bút lực dồi

dào của nhà văn.

Vì vậy, vừa mới xuất bản, Hồ Quý Ly đã thu hút được sự chú ý của giới

phê bình lí luận, của giới báo chí và bạn đọc khắp nơi. Tuy nhiên, cho đến

nay, tiểu thuyết Hồ Quý Ly chỉ được “mổ xẻ” về mặt nội dung, trong khi hình

thức nghệ thuật của nó thì chưa được chú trọng.

Về nội dung của cuốn tiểu thuyết, Linh Thoại trong bài “Tiểu thuyết Hồ

Quý Ly: Đưa người Việt đến gần hơn với sử Việt” trên báo Tuổi Trẻ

(03/10/2000) đánh giá cao thành công của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tái

hiện một thời đại lịch sử, không làm bạn đọc thấy xa lạ mà thêm yêu sử Việt.

Tác giả khẳng định thành công củaNguyễn Xuân Khánh trong việc xây dựng

một số nhân vật lịch sử như: Trần Nghệ Tông, Trần Khát Chân, Hồ Hán

Thương, Hồ Nguyên Trừng … “Mỗi người một cái nhìn thời cuộc, mỗi tính

3

cách, mỗi tâm hồn và qua họ ta khám phá được xã hội về con người của một

thời đại” [16, tr.28].

Với bài “Hồ Quý Ly, cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc” (báo Văn nghệ số

41/2000) nhà nghiên cứu Hán Nôm Đinh Công Vĩ đưa ra nhận xét: “Tiểu

thuyết này đi theo hai hướng có thể chấp nhận: phản ánh lịch sử đúng hoàn

toàn như tư liệu và phản ánh có hư cấu theo hướng dễ chấp nhận. Nhưng dù là

hư cấu, tác giả vẫn phải cất cánh trên hiện thực, có liên hệ với tư liệu” [17,

tr.6].

Với bài “Vạn xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử”, in trong

“Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX” (2002), tác giả Lại Văn Hùng đã đánh

giá cao những thành công của tiểu thuyết này cũng như về hình tượng văn học

Hồ Quý Ly, về những nhân vật mang tính biểu tượng và về nghệ thuật trần

thuật. Ông nhấn mạnh : “Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công hình

tượng nhân vật Hồ Quý Ly, một nhân vật gồm cả thiện – ác, đa tính cách,

nhiều tâm trạng và cả sự biến dạng của lí tưởng mà nhân vật theo đuổi” [7,

tr.817].

Thanh Thảo trong tập tiểu luận phê bình “Mãi mãi là bí mật” (2004), có

bài “Về những nhân vật “giao điểm” trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly”. Ở bài viết

này, ông tập trung mối quan tâm của mình vào các nhân vật chính của tác

phẩm. Hồ Quý Ly trong lịch sử không hoàn toàn giống Hồ Quý Ly trong tiểu

thuyết, nhưng dường như “con người lịch sử đã ám vào nhân vật tiểu thuyết”

và đó chính là sức hấp dẫn của nhân vật này. Ông lí giải nguyên nhân vì sao

gọi nhân vật trong tiểu thuyết này là nhân vật giao điểm, một phần vì “tính đa

diện trong tính cách của họ”, phần nữa là vì “khi tự soi chiếu mình, những

nhân vật ấy lại soi chiếu tính cách của mình vào những nhân vật khác” và qua

đó làm “bật sáng lên những vùng tối trong tính cách và tâm hồn nhân vật”

[15, tr.182].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!