Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tự học sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap tools
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGỌC
TỰ HỌC SINH HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM
TRÊN PHẦN MỀM CMAP TOOLS
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGỌC
TỰ HỌC SINH HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM
TRÊN PHẦN MỀM CMAP TOOLS
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp Dạy học Sinh học
Mã số : 60-14-10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚC CHỈNH
Thái Nguyên, Năm 2012
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS
Nguyễn Phúc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh –
KTNN, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 04 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công
bố trong một công trình khoa học nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan.....................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các bảng ..........................................................................................iv
Danh mục các hình............................................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử nghiên cứu về phương pháp tự học .......................................................7
1.2. Phương pháp tự học .............................................................................................9
1.3. Bản đồ khái niệm ...............................................................................................30
1.4. Phần mềm Cmap Tools......................................................................................37
Chƣơng 2. TỰ HỌC SINH HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
KHÁI NIỆM TRÊN PHẦN MỀM CMAP TOOLS
2.1. Các nguyên tắc đảm bảo việc tự học .................................................................39
2.2. Nội dung của quá trình tự học............................................................................40
2.3. Hướng dẫn học sinh tự học ...............................................................................50
2.4. Tự học Sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap
Tools..........................................................................................................................56
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích - nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ......................................................69
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm.............................................................69
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................74
3.4. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm...........................................................79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận ....................................................................................................... 80
2. Đề nghị........................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên nhân học sinh chưa tiếp thu hết kiến thức ........................ 26
Bảng 1.2. Mức độ cần thiết tự học của học sinh............................................. 26
Bảng 1.3. Lý do học sinh cần phải tự học....................................................... 27
Bảng 1.4. Phần trăm học sinh trong lớp có hoạt động tự học......................... 27
Bảng 1.5. Nguyên nhân tự học chưa đạt hiệu quả .......................................... 28
Bảng 1.6. Những yêu cầu cần thiết đối với phương tiện tự học ..................... 29
Bảng 3.1. Tần suất trắc nghiệm....................................................................... 75
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra .................................................. 76
Bảng 3.3. Kiểm định điểm trắc nghiệm ..................................................... 77
Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm ......................................... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... v
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1
1.1. Xuất phát từ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Sinh học ........ 1
1.2. Xuất phát từ sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học ở trường
phổ thông ......................................................................................................... 1
1.3. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tự học .................................................... 2
1.4. Xuất phát từ ƣu điểm của bản đồ khái niệm......................................... 4
1.5. Xuất phát từ ưu điểm của phần mềm Cmap Tools .................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 6
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 6
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng song song ở
trường trung học phổ thông nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của luận
văn. .................................................................................................................... 6
- Điều tra thăm dò trước khi thực nghiệm sư phạm. ............................................ 6
6.3. Phương pháp thống kê toán học................................................................. 6
7. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
Chương 1........................................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 7
1.1. Lược sử nghiên cứu về phương pháp tự học.............................................. 7
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................ 7
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
1.2. Phương pháp tự học ................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm tự học ..................................................................................... 9
Bảng 1.1. Nguyên nhân học sinh chưa tiếp thu hết kiến thức......................... 26
Bảng 1.2. Mức độ cần thiết tự học của học sinh............................................. 26
Bảng 1.3. Lý do học sinh cần phải tự học....................................................... 27
Bảng 1.4. Phần trăm học sinh trong lớp có hoạt động tự học........................ 27
Bảng 1.5. Nguyên nhân tự học chưa đạt hiệu quả.......................................... 28
Bảng 1.6. Những yêu cầu cần thiết đối với phương tiện tự học ..................... 29
1.3. Bản đồ khái niệm ..................................................................................... 30
Hình 1.1. Các hệ thống bộ nhớ chủ chốt của não bộ đều tác động................ 33
1.4. Phần mềm Cmap Tools............................................................................ 37
Chương 2......................................................................................................... 39
TỰ HỌC SINH HỌC BẰNG CÁCH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM
TRÊN PHẦN MỀM CMAP TOOLS .......................................................... 39
2.1. Các nguyên tắc đảm bảo việc tự học........................................................ 39
2.2. Nội dung của quá trình tự học ............................................................ 40
Hình 2.1. Bản đồ khái niệm về quy trình xây dựng bản đồ khái niệm........... 47
Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra - đánh giá và tự điều
chỉnh “thực chất cũng là con đường” phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết,
và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học [8], [9], [11], [20], [27], [32],
[33], [34], [52], [60]....................................................................................... 49
Hình 2.2. Chu trình tự học .............................................................................. 50
2.3. Hướng dẫn học sinh tự học ...................................................................... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
2.4. Tự học Sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm
Cmap Tools..................................................................................................... 56
Hình 2.3. Bản đồ khái niệm về mã di truyền................................................... 65
Hình 2.4. Bản đồ khái niệm về quá trình nhân đôi của ADN........................ 67
Chương 3......................................................................................................... 69
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................... 69
3.1. Mục đích - nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................ 69
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm................................................... 69
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 74
Bảng 3.1. Tần suất trắc nghiệm....................................................................... 75
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra ....................................................... 75
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra .................................................. 76
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm................................... 76
Bảng 3.3. Kiểm định điểm trắc nghiệm ..................................................... 77
Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm ......................................... 78
3.4. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 80
1. Kết luận ....................................................................................................... 80
2. Đề nghị........................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81
Phụ lục 12. Bản đồ khái niệm về đột biến số lượng NST 104Phụ lục 1.. 86
Phụ lục 1.......................................................................................................... 87
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN ........................................... 87
Phụ lục 2.......................................................................................................... 90
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỌC SINH.................................................. 90
Phụ lục 3[10], [14], [18], [22], [23].............................................................. 92
ĐỀ KIỂM TRA ............................................................................................... 92
Phụ lục 4. Bản đồ khái niệm về khái niệm và cấu trúc của gen ..................... 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Phụ lục 5. Bản đồ khái niệm về quá trình phiên mã ....................................... 98
Phụ lục 6. Bản đồ khái niệm về mối liên hệ ADN-mARN-Protein-Tính trạng
......................................................................................................................... 98
Phụ lục 7. Bản đồ khái niệm về quá trình dịch mã ......................................... 99
Phụ lục 8. Bản đồ khái niệm về điều hoà hoạt động của gen....................... 100
Phụ lục 9. Bản đồ khái niệm về đột biến gen................................................ 101
Phụ lục 10. Bản đồ khái niệm về nhiễm sắc thể............................................ 102
Phụ lục 11. Bản đồ khái niệm về đột biến cấu trúc NST .............................. 103
Phụ lục 12. Bản đồ khái niệm về đột biến số lượng NST.............................. 104
Xác nhận của Trƣởng khoa chuyên môn.................................................. 148
Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn................................................................ 148
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Xuất phát từ việc đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa Sinh học
Quá trình dạy học tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn. Những
thành tố cơ bản trong cấu trúc của nó bao gồm: mục đích, nhiệm vụ dạy học;
nội dung dạy học; phương pháp - phương tiện dạy học; hình thức tổ chức dạy
học; giáo viên; học sinh; kết quả dạy học. Trong cấu trúc này, mỗi thành tố có
vị trí, có vai trò và chức năng đặc thù, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Sinh học phổ thông cũng
có nghĩa là đổi mới nội dung dạy học mà phương pháp dạy học là thành tố luôn
chịu sự quy định của nội dung dạy học, nó được xem như là một thành tố để
giáo viên chuyển tải nội dung dạy học đến học sinh, học sinh dùng nó để lĩnh
hội nội dung dạy học. Xuất phát từ thực tiễn đó, phương pháp dạy học cũng cần
phải được thay đổi nhằm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ dạy học đề ra.
Mặt khác, hàng loạt các kiến thức mới phù hợp với thời đại đã được
đưa vào giảng dạy trong chương trình đổi mới và được thực hiện trên toàn
quốc. Kiến thức trong chương trình thường được cung cấp dưới dạng những
thông tin ngắn gọn, cô đọng hoặc thông qua các hình vẽ đòi hỏi học sinh phải
xử lí, tạo điều kiện hình thành dần thói quen tự học ở học sinh. Do đó, nếu chỉ
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống mà không có sự đổi mới thì học
sinh khó có thể lĩnh hội được đầy đủ và sâu sắc nội dung tri thức [1], [12],
[13], [15], [29], [36], [37].
1.2. Xuất phát từ sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học ở trường
phổ thông
Phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp các cách thức hoạt động của
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ
đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ dạy học đề ra [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Với phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ một chiều, thầy
giảng, trò ghi - hiện nay, chất lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học nói chung
và ở bậc giáo dục phổ thông nói riêng còn thấp, chưa phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Do vậy,
đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đang là vấn đề cấp thiết đối
với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nước ta. Trong “Chiến lược phát triển giáo
dục 2001- 2010” đã chỉ rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy học,
chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng
dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho
người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và
có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh” [3].
Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và
công nghệ. Với những thành tựu to lớn đã đạt được, ngày nay, khoa học và
công nghệ đang xâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, yêu cầu
của xã hội đối với con người ngày càng cao. Trước thực tiễn đó, sự nghiệp
Giáo dục - Đào tạo nói chung, phương pháp dạy học nói riêng cần phải
được đổi mới.
1.3. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tự học
Tự học có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành đạt của con người, là
con đường tự khẳng định của mỗi cá nhân. Tự học giúp cho con người giải
quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc
sống cá nhân.
Tự học khắc phục nghịch lí : tri thức thì vô hạn mà thời gian thì có hạn.
Sự bùng nổ thông tin làm cho người giáo viên không có cách nào truyền thụ
hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi
vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh trung học phổ thông, quỹ thời gian
3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một
giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ
với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập
để khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người
thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường
tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng
và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang
đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết
quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng
định khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành
đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học
của học sinh cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng
dẫn, chỉ dạy của người giáo viên. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu
không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo
dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp
học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng-1969).
Giáo viên cần giúp cho học sinh tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung
cấp cho học sinh những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết
cách tự học chính là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa khóa
vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương
pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi
dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học [8],
[11], [13], [30], [31], [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.4. Xuất phát từ ƣu điểm của bản đồ khái niệm
Khái niệm vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. Quá trình nhận
thức của con người thực chất là quá trình hình thành và sử dụng khái niệm. Vì
vậy, dạy và học khái niệm là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học [5], [7].
Trong dạy học, không thể chỉ chú ý đến hình thành và phát triển các khái
niệm riêng lẻ mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống khái niệm liên quan với
nhau. Chính sự xác lập các mối quan hệ logic và liên tục trong sự hình thành hệ
thống khái niệm là cơ sở của sự hình thành thế giới quan khoa học [52].
Đối với bộ môn Sinh học, hệ thống các khái niệm, các quy luật Sinh
học liên hệ chặt chẽ với nhau được hình thành và phát triển theo một trật tự
logic. Việc phân loại, sắp xếp các khái niệm Sinh học thành hệ thống là rất
quan trọng. Với khối lượng khái niệm rất lớn nếu lĩnh hội không có hệ thống
thì học sinh không thể nắm vững, nhớ lâu và vận dụng được [9].
Một trong những phương pháp để hệ thống được khái niệm là xây dựng
bản đồ khái niệm. Xây dựng bản đồ khái niệm có tác dụng kết nối các thông
tin mới và các thông tin đã có. Bản đồ khái niệm có thể được tiến hành ở
nhiều mức độ khác nhau, nhiều khâu khác nhau trong quá trình dạy học, đặc
biệt là trong khâu tự học.
Nếu sử dụng thành thạo bản đồ khái niệm trong tự học, học sinh sẽ học
được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư
duy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của
mình. Vì vậy, sử dụng bản đồ khái niệm giúp học sinh học tập một cách tích cực,
huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Mặt khác, do tự “sáng tác” nên trên mỗi
bản đồ khái niệm thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học
sinh và do tự thiết kế nên người học sẽ yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình.
Cách làm này sẽ rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là
cách giúp người học hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học
thuộc lòng, học vẹt.
Bản đồ khái niệm có thể được thiết kế trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc
cũng có thể thiết kế trên phần mềm Cmap Tools.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1.5. Xuất phát từ ƣu điểm của phần mềm Cmap Tools
Cmap Tools là sự kết hợp giữa tính năng của bản đồ khái niệm với sức
mạnh của công nghệ, đặc biệt là internet và mạng toàn cầu (WWW). Phần
mềm này giúp người sử dụng không những có thể dễ dàng xây dựng và sửa
đổi các bản đồ khái niệm vào mọi lúc nhờ bộ xử lí văn bản mà còn có thể trao
đổi được với nhau trong khi xây dựng bản đồ, bất kì ai trên internet cũng có
thể truy cập vào, liên kết các tài nguyên vào để làm rõ nội dung bản đồ và tìm
kiếm những thông tin có liên quan trên WWW.
Đặc biệt, đối với những máy tính có nối mạng phần mềm cho phép
người sử dụng liên kết những tài nguyên (những hình ảnh, đồ thị, video, biểu
đồ, bảng, văn bản, trang web hoặc bản đồ khái niệm khác...) có ở bất cứ nơi
nào trên internet hoặc trong máy tới những khái niệm hoặc những từ nối trong
bản đồ khái niệm.
Khi đã xây dựng xong bản đồ khái niệm, có thể lưu giữ bản đồ trong
máy tính hoặc xuất ra dưới dạng tranh.
Sau khi một bản đồ sơ bộ được dựng lên, xem xét lại bản đồ này là việc
làm rất cần thiết. Bạn có thể thêm vào các khái niệm, cũng có thể sắp xếp lại
các khái niệm theo các cách khác để tạo nên một cấu trúc rõ nhất và đẹp nhất.
Với phần mềm này bạn có thể thay đổi kích cỡ, kiểu chữ và có thể thêm màu
cho bản đồ khái niệm [9], [52].
Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tự học Sinh học
bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap Tools.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp tự học Sinh học bằng cách xây dựng bản đồ
khái niệm trên phần mềm Cmap Tools.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tự học, bản đồ khái niệm và phần
mềm Cmap Tools.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông.