Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ ĐÌNH TUẤN
TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên - 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ ĐÌNH TUẤN
TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN
CHÍNH LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Khang
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i
http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ
học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn
Vũ Đình Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Đình Tuấn
Xác nhận của trƣởng khoa chuyên môn Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ..........................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ VĂN CHÍNH LUẬN
CỦA HỒ CHÍ MINH...................................................................................... 6
1.1. Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài ................................................ 6
1.1.1 Hiện tượng vay mượn của từ trong tiếng Việt .................................. 6
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán – Việt ... 6
1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của từ Hán Việt ...................................... 12
1.1.4 Vai trò của từ Hán Việt trong sáng tác văn học .............................. 22
1.1.5 Văn chính luận là gì ........................................................................ 26
1.2 Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh ......... 27
1.2.1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969)........................................................... 27
1.2.2. Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh........................ 28
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH
LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH........................................................................ 30
2.1. Đặc điểm chung của từ Hán Việt trong văn chính luận Hồ Chí Minh. 30
2.1.1. Số từ Hán Việt trên tổng số các từ của toàn tác phẩm................... 30
2.1.2. Từ Hán Việt trong tổng số các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.. 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.3 Từ Hán Việt trong từng loại tác phẩm ............................................ 35
2.2 Đặc điểm hình thức của các từ Hán Việt trong văn chính luận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh .................................................................................. 38
2.2.1. Khái quát chung về các từ Hán Việt xét về mặt cấu tạo ................ 38
2.2.2. Từ Hán Việt là những từ đơn âm tiết ............................................. 39
2.2.3 Từ Hán Việt là những từ phức ........................................................ 42
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ Hán Việt trong văn chính luận của
Hồ Chí Minh ......................................................................................... 50
2.3.1 Khái quát chung .............................................................................. 50
2.3.2. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị ...................... 50
2.3.3. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế......................... 52
2.3.4. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự ....................... 53
2.3.5. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hoá ....................... 55
2.3.6. Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức ....................... 56
2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 58
Chƣơng 3 VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG
VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH ............................................... 59
3.1 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận ........ 59
3.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai trong tiếng Việt........ 59
3.1.2. Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong việc viết cho ai 59
3.1.3 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt để viết về cái gì ......... 69
3.2 Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vệc sử dụng từ Hán Việt ....... 75
3.2.1 Khái quát chung .............................................................................. 75
3.2.2 Từ Hán Việt Nguyên khối và những từ ghép giữa một yếu tố Hán
với một yếu tố Việt ....................................................................... 77
3.3 Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 78
KẾT LUẬN.................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ học xã hội phổ biến của mọi
ngôn ngữ, Tiếng Việt cũng không phải là một loại trừ . Khi nghiên cứu và phân tích
về tiếng Việt các nhà ngôn ngữ học đã cho thấy, khoảng 70% ngôn ngữ bắt nguồn
từ yếu tố Hán. Điều này cũng không mấy khó hiểu, trải qua hàng ngàn năm lịch sử,
giữa hai dân tộc Hán và Việt đã có sự tiếp xúc về mặt ngôn ngữ. Các từ có nguồn
gốc từ tiếng Hán đã hoà chung với dòng chảy của những từ thuần Việt tạo nên một
vốn từ vựng tiếng Việt phong phú, có sức sống mãnh liệt và sức biểu cảm cao. Vì
thế, trong các tác phẩm viết bằng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng đáng
kể và có vai trò quan trọng.
Là nhà cách mạng, nhà văn hóa, Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng Việt một
cách sáng tạo và tài tình trong tác của mình, trong đó có cách dùng từ Hán Việt.
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, tại Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An,
một Vùng quê nghèo nhưng giầu truyền thống cách mạng. Cả thân phụ và thân mẫu
đều có những ảnh hưởng rất lớn tới Hồ Chí Minh. Sinh ra trong thời loạn lạc( đất
nước bị kẻ thù xâm lược) nên Hồ Chí Minh sớm có ý tưởng ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìm con đường cứu
nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình bôn ba, Hồ Chí Minh đã qua
nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi và làm nhiều nghề để kiếm sống. Sau hơn 30 năm
bôn ba ngày 28/1/1941, Người trở về Tổ quốc tiếp tục hoạt động cách mạng cùng
với đồng chí, đồng bào. Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ
nhà văn, nhưng do hoàn cảnh tác động, Người đã để lại một sự nghiệp văn chương
đồ sộ được chia làm 3 mảng: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Đặc điểm sử
dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh như thế nào đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống. Trong khi đó lớp từ Hán Việt
trong văn chính luận của Hồ Chí Minh được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật
và đã trở thành một phong cách riêng.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Từ Hán Việt trong các văn bản
chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. Lịch sử vấn đề
- Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại, là người bạn đồng hành của
con người, không có ngôn ngữ sẽ không có nền văn minh nhân loại hôm nay. Ngôn
ngữ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu về
từ vựng là một khía cạnh nhỏ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Khi nghiên cứu về từ
vựng ngữ nghĩa người ta đã chỉ ra: Các đơn vị của từ vựng; ý nghĩa của từ và ngữ;
các lớp từ vựng; vấn đề hệ thống hoá từ vựng. Một trong những người nghiên cứu
thành công về vấn đề này là các tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật,
Nguyễn Minh Thuyết và GS.TS Vadim B.Kasevic.
- Như chúng ta đều biết từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình tiếp xúc quy
mô sâu rộng trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Hán và Việt trên
nhiều lĩnh vực. Chính sự tiếp xúc Hán - Việt đã hình thành nên cách đọc Hán Việt.
Cách đọc Hán Việt là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và
tiếng Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề từ Hán
Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu từ Hán Việt là một công việc không thể thiếu trong
vấn đề nghiên cứu từ ngữ nói chung. Nghiên cứu từ Hán Việt là một đề tài được
nhiều tác giả quan tâm chú ý. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những công trình
nghiên cứu thành công về vấn đề từ Hán Việt: Tác giả Phan Ngọc với công trình
Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , Nxb Đà Nẵng, 1984; Tác giả Đặng Đức Siêu với công
trình nghiên cứu Dạy học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục,
2000; Các tác giả Nguyễn Quang Ninh(chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu,
Lê Xuân Thại với công trình nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
và mở rộng vốn tư Hán - Việt, Nxb Giáo dục, 2001; Tác giả Hoàng Trọng Canh
với công trình nghiên cứu Từ Hán Việt và cách dạy học từ Hán Việt ở tiểu học,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009...Bên cạnh những công trình này còn có các bài
nghiên cứu về từ Hán - Việt, gắn liền với vấn đề giảng dạy tiếng Việt, trong đó
nổi bật lên là các bài viết như: Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt
trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Văn Khang, Tạp chí ngôn ngữ, số 1/1994);
Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Trương Chính, Tiếng Việt, Số
7/1989); Xung quanh vấn đề dạy và học từ ngữ Hán - Việt ở trường phổ thông (
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Lê Xuân Thại, Tạp chí ngôn ngữ, Số 4/1990),....Trong các công trình nghiên cứu
và những bài viết trên, các tác giả đã khái quát lại những đặc điểm cơ bản của từ
Hán Việt và đưa ra những phương pháp cụ thể về dạy - học từ Hán Việt trong
nhà trường phổ thông để đạt kết quả cao nhất. Đây chính là tài sản vô giá mà các
nhà nghiên cứu đã khổ công tìm kiếm giúp cho chúng ta học tập và giảng dạy tốt
phần từ Hán Việt ở trường phổ thông.
Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân
tộc Việt Nam. Ngoài việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh còn
để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ bao gồm (
văn chính luận, truyện kí và thơ ca). Vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các
tác phẩm văn chương của Hồ Chí Minh là một điều cần thiết. Ngoài những công
trình nghiên cứu chung về toàn bộ cuộc đời của Hồ Chí Minh, thì việc nghiên
cứu ngôn ngữ cũng được nhiêu tác giả đề cập đến trong các vấn đề sau: Nghiên
cứu về phong cách văn chương Hồ Chí Minh, nghiên cứu về liên kết độ dài trong
các văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu về câu và việc sử dụng câu
trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
Riêng vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác
của Hồ Chí Minh là một vấn đề thú vị nhưng chưa có một công trình nghiên
cứu nào hoàn thiện và thành hệ thống. Đặc biệt là việc sử dụng từ Hán Viết
trong các tác phẩm văn chính luận lại càng ít. Chính từ những lí do trên,
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là, thông qua việc khảo sát, nghiên cứu từ Hán
Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần nghiên
cứu về từ Hán Việt nói riêng, vốn từ trong tiếng Việt nói chung, đồng thời góp
phần vào nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần đề ra những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ mượn nói chung và từ Hán Việt nói riêng.
- Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và thể loại văn
chính luận và việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận.
- Tiến hành khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản chính luận
của Hồ Chí Minh.
- Phân tích chỉ ra vai trò của hệ thống từ Hán Việt trong những bài văn
chính luận của Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí Minh gồm: Là những bức thư
(Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế nông dân, Thư gửi Tổng thư kí Hội những người hồi
hương từ Đông Dương, Thư gửi Ph. Bi-u, Thư gửi đồng chí Mác Ti, Thư gửi ông Phen
và ông Becna, Thư gửi đồng chí Sôta ( liên đoàn chống đế quốc ở Becslin), Thư gửi
ông Phen, Thư gửi những người hồi hương, Thư gửi ông Đặng Thai Mai, Thư gửi các
chiến sĩ dân quân du kích, Thư gửi nha bình dân học vụ, Thư gửi nông dân thi đua canh
tác, Thư chúc tết năm 1951); Văn chính luận là các tác phẩm tuyên ngôn (Tuyên ngôn
độc lập, Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức); Văn chính luận là lời kêu
gọi, lời hiệu triệu (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm 6
năm toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng Tám và
ngày độc lập, Lời kêu gọi nhân dịp kỉ niệm Nam Bộ kháng chiến, Lời kêu gọi cả nước
tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản
xuất và tiết kiệm, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão); Văn chính luận là các
bài báo và bài trả lời phỏng vấn (Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt, Tội ác của chủ
nghĩa thực dân, Trả lời bọn De Gaulle).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch Hồ Chí
Minh về những vấn đề sau: về cấu tạo từ; về ngữ nghĩa; về mặt ngữ dụng học. Tư
liệu được rút ta từ “ Hồ Chí Minh toàn tập” NXB chính trị Quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Dựa và các tác phẩm văn chính luận của
Hồ Chí Minh để khảo sát các từ Hán Việt, sau đó đưa ra bảng thống kê các từ Hán
Việt được sử dụng theo một số tiêu chí nhất định.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng để làm
nổi bật nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh nói
riêng và trong sáng tác văn chương nói chung.
- Ngoài ra, người viết còn phối hợp và sử dụng các phương pháp, thủ pháp
khác khi cần thiết như: phân tích, tổng hợp, khái quát,...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu về chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi cố gắng tìm ra những điểm mới trong việc sử dụng từ Hán Việt, một lĩnh
vực chưa được nghiên cứu đầy đủ và thành một hệ thống.
Luận văn bước đầu nghiên cứu về từ Hán Việt trong các văn bản chính
luận của Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ tịch Hồ Chí minh
về việc đấu tranh chống lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai vào tiếng Việt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, luận văn gồm các
chương sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Khái quát về văn chính luận của Hồ Chí Minh
Chƣơng 2: Đặc điểm của từ Hán Việt trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Vai trò của việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận của
Hồ Chí Minh.