Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
T¦ DUY CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - NH÷NG §ÆC §IÓM
CHñ YÕU Vµ ý NGHÜA PH¦¥NG PH¸P LUËN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
T¦ DUY CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - NH÷NG §ÆC §IÓM
CHñ YÕU Vµ ý NGHÜA PH¦¥NG PH¸P LUËN
Chuyên ngành : Chính trị học
Mã số : 62 31 20 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS NGUYỄN VĂN HUYÊN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do
chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả đưa ra trong
luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Dung
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 7
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến tư duy 7
1.2. Các công trình về tư tưởng chính trị, tư duy chính trị 13
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư duy, tư tưởng chính
trị Hồ Chí Minh 18
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY CHÍNH TRỊ VÀ CÁC
YẾU TỐ HÌNH THÀNH TƢ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 25
2.1. Những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị và tư duy chính trị
Hồ Chí Minh 25
2.2. Các yếu tố tác động tới sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh 39
Chƣơng 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƢ DUY CHÍNH TRỊ
HỒ CHÍ MINH 58
3.1. Những điểm đặc sắc trong nội dung tư duy chính trị Hồ Chí Minh 58
3.2. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình tư duy chính trị Hồ Chí Minh 75
Chƣơng 4: Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA TƢ DUY CHÍNH TRỊ
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TƢ DUY CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 117
4.1. Tư duy chính trị ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới 117
4.2. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh cung cấp phương pháp luận cho quá
trình đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 136
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CMVS : Cách mạng vô sản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNTD : Chủ nghĩa thực dân
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc
CTQG : Chính trị quốc gia
QTCS : Quốc tế Cộng sản
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội nói chung và lịch sử chính trị nói riêng đã chứng
minh: sự phát triển của các quốc gia, sự rạng danh của các dân tộc đều là kết quả của
các thể chế chính trị vững mạnh với những con người chính trị có phẩm chất, trí tuệ,
tài năng và đặc biệt là sự xuất hiện của các thủ lĩnh chính trị đức độ, anh minh, tài ba
xuất chúng. Lịch sử chính trị Việt Nam qua các thời đại phát triển đều gắn liền với
các vương triều thịnh trị với các vua sáng, tôi hiền. Không có những con người xuất
chúng cả về tài năng, đức độ, tinh thần hào kiệt, ý chí kiên cường… thì cũng không
qui tụ, huy động và phát huy được đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước. Điều đó cho thấy vai trò quyết định
của con người chính trị - với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động chính trị, đối với
lịch sử chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc.
Cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản ra đời với đội ngũ những con
người trí tuệ, tài năng, phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là sự xuất hiện lãnh tụ thiên tài Hồ
Chí Minh đã làm nên những kỳ tích mà hàng nghìn năm trước đây dân tộc ta, dù khát
khao, hy sinh phấn đấu cũng chưa làm được. Đó là kỳ tích của những con người
mang tư duy khoa học, cách mạng được hòa quyện trong bầu nhiệt huyết của người
con yêu nước, yêu độc lập, tự do và ý chí sắt đá của người cộng sản được kết tụ thành
một sức mạnh to lớn làm thay đổi lịch sử dân tộc và bản đồ thế giới. Phẩm chất, năng
lực và khí phách ấy được hội tụ đầy đủ, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh.
Người trở thành biểu tượng của nền Hòa bình thế giới, sức mạnh trường tồn của dân
tộc Việt Nam và điển hình của một tư duy chính trị tiên tiến có tầm ảnh hưởng và sức
lan tỏa rộng lớn trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay.
Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ thực tiễn cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra hàng loạt những câu hỏi cần có lời giải đáp:
Làm thế nào để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp
trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới? Làm thế nào để
xây dựng được một chính đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp
chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé? Làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản, lại bị mấy chục
2
năm chiến tranh tàn phá? Làm thế nào để xây dựng một chính quyền, một bộ máy
nhà nước đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân? v.v.
Những câu hỏi ấy đặt ra đòi hỏi mỗi người Việt Nam yêu nước phải tìm lời
giải. Nguyễn Ái Quốc là người đã thành công trong việc đề ra một hệ thống lý luận
cách mạng phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm và giải đáp được những yêu cầu của lịch
sử chính trị nước nhà. Hệ thống tư tưởng và những cống hiến của Người đã góp phần
to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và có tính khai mở thời đại. Đó là điểm
tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh với các bậc tiền bối và
các sĩ phu yêu nước trước và cùng thời. Vậy, điều gì làm nên sự sáng tạo và những
cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh? Phải chăng đó là do thời thế của lịch sử? hay do
năng lực tư duy, phẩm chất, khí phách của Người?
Cho đến nay, trong giới nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung và sự nghiệp
chính trị của Người nói riêng, chủ yếu tập trung khai thác và làm rõ những sáng tạo,
độc đáo thể hiện trong tư tưởng và hành vi chính trị Người. Những tư tưởng và hành
vi đó không có ngay mà được chín dần, được kiểm tra, sàng lọc và ngày càng hoàn
thiện. Chúng là kết quả của một quá trình tư duy và trải nghiệm, của những phép thử
đúng - sai, và của cả niềm tin, ước vọng cá nhân. Vậy, nguồn gốc, căn nguyên đưa tới
những sáng tạo trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh là gì?
Ralph Waldo emerson từng viết: “Tổ tiên của mọi hành động là tư duy”. Mọi
tư tưởng, hành động của con người trước hết được bắt nguồn từ tư duy. Tư duy đúng
sẽ chi phối tư tưởng và hành động đúng. Để có tư tưởng và hành động chính trị đúng
trước hết phải bắt nguồn từ một tư duy khoa học, cách mạng. Chính cách tư duy ở
mỗi người khác nhau sẽ tạo nên tư tưởng và hành động khác nhau. Nhưng tư duy
không tự hình thành mà có nguồn gốc thực tiễn, nhằm giải đáp một thực tiễn đặt ra.
Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới cùng với những tư tưởng chính
trị của các thế hệ trước chính là cơ sở để Hồ Chí Minh tư duy và đưa ra hệ thống tư
tưởng chính trị của mình. Nếu những dữ kiện, căn cứ cần cho việc hình thành tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã có thì qúa trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu… lại có vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng ấy. Do đó, tư duy khoa
học là gốc cho mọi tư tưởng đúng và hành động đúng của con người. Vậy, ở Hồ Chí
Minh có tư duy chính trị đặc sắc như thế nào để tạo ra những sáng tạo riêng có của
3
Người? Tư duy chính trị Hồ Chí Minh có đặc điểm gì để xác lập những tư tưởng
chính trị làm biến đổi cả bản đồ thế giới trong thế kỷ XX?
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được chính thức bắt đầu từ năm 1986 với sự
đổi mới trước hết là tư duy. Thực chất là đổi mới tư duy chính trị trên các phương
diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đổi mới tư duy chính trị là cơ sở, định hướng cho quá
trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lấy đó làm nền tảng lý luận cho quá trình đổi mới. Sau gần 30 năm thực hiện,
bên cạnh những kết quả đạt được là rất lớn, thực tiễn cách mạng đang đặt ra những
yêu cầu mới đòi hỏi cả Hệ thống chính trị cần đẩy mạnh hơn nữa, phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân, tinh thần, trí tuệ, bản lĩnh, khí phách của người Việt Nam để xây
dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hơn bao
giờ hết, cần khai thác những di sản mà Hồ Chí Minh để lại nhằm tìm thấy những chỉ
dẫn quí báu cho sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Việc tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh do
đó không chỉ giải mã được cội nguồn của những sáng tạo trong tư tưởng và hành
động chính trị Hồ Chí Minh mà còn lấy đó làm cơ sở lý luận cho sự nghiệp đổi mới
hiện nay. Sự nghiên cứu không chỉ bổ sung những hiểu biết sâu sắc về sự nghiệp
chính trị Hồ Chí Minh mà còn góp phần vào việc nghiên cứu con người chính trị
với những năng lực và tố chất cần có của một lãnh tụ. Đây cũng là cơ sở để góp
thêm những nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng và các lý thuyết chính trị trong ngành
chính trị học ở Việt Nam. Đề tài do đó có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nhận
thức sự cần thiết của việc nghiên cứu, học viên lựa chọn đề tài "Tư duy chính trị
Hồ Chí Minh - những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận" làm luận
án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về tư duy, tư duy chính trị và tư duy chính trị Hồ Chí Minh,
luận án phân tích làm rõ những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh; phân
tích và rút ra những đặc điểm thể hiện qua nội dung và phương pháp tư duy chính trị
Hồ Chí Minh; ý nghĩa phương pháp luận của những đặc điểm đó đối với công cuộc
đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam hiện nay.
4
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị, tư duy chính trị Hồ
Chí Minh và những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh
- Làm rõ những đặc điểm chủ yếu về nội dung và phương pháp của tư duy
chính trị Hồ Chí Minh
- Chỉ ra ý nghĩa phương pháp luận của tư duy chính trị Hồ Chí Minh đối với
việc tiếp tục đổi mới tư duy chính trị trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị của Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiếp cận từ góc độ triết học khoa học hoặc Hồ Chí Minh học đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu với các cách kiến giải khác nhau. Đề tài chỉ nghiên cứu từ góc
độ triết học chính trị để tìm hiểu những nét độc đáo trong tư duy chính trị Hồ Chí
Minh. Luận án không nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà thông qua
việc nghiên cứu những tư tưởng chính trị, hành vi chính trị để tìm hiểu tư duy chính
trị của Người. Tuy nhiên, cuộc đời Hồ Chí Minh là cuộc đời chính trị, hoạt động
chính trị là hoạt động chủ yếu chi phối mọi tư tưởng trên các lĩnh vực khác. Mọi tư
duy, suy nghĩ của Người về các lĩnh vực khác của đời sống cũng không thoát ly khỏi
mục đích chính trị. Bởi chính trị của Người là chính trị nhân văn, vì con người, lấy tự
do, hạnh phúc của con người là mục tiêu.Vì vậy, có thể nói phạm vi nghiên cứu trực
tiếp đến đề tài hẹp nhưng lại được thực hiện trên phổ rộng lớn của tư duy nhận thức
và cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- Về thời gian: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh hình thành, phát triển gắn với
cuộc đời hoạt động chính trị phong phú của Người. Đó là quá trình liên tục được bổ
sung, phát triển và hoàn thiện. Vì thế, để nhận diện và làm rõ những đặc điểm chủ
yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh cần gắn với cuộc đời, sự nghiệp chính trị của
Hồ Chí Minh.
5
- Về không gian: cuộc đời hoạt động chính trị Hồ Chí Minh vô cùng phong
phú, được hình thành từ sự trải nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới. Do đó,
luận án trên cơ sở lần theo quá trình hoạt động của Người ở các nước qua các bài viết,
bài nói và những câu chuyện về cuộc đời sự nghiệp của Người để tìm ra những đặc
điểm chủ yếu trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
- Về mặt nội dung: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh có phạm vi rất rộng, luận án
không nghiên cứu cấu trúc, chức năng, hình thái của tư duy như góc độ của tâm lý
học, mà chỉ giới hạn, tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của tư duy chính trị Hồ Chí
Minh dưới góc độ triết học chính trị.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng Việt Nam.
- Phương pháp luận của việc thực hiện luận án là biện chứng duy vật và quan
điểm lịch sử.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng những phương pháp cụ thể như: lịch sử và lô
gic, so sánh, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân
tích văn bản v.v..
5. Đóng góp khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận án đã góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn đề về tư duy, tư duy
chính trị, tư duy chính trị Hồ Chí Minh và những yếu tố tác động đến sự hình thành
tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
- Luận án phân tích và khái quát được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung
và phương pháp tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Từ đó luận giải nguồn gốc của những
sáng tạo trong tư tưởng và hành vi chính trị Hồ Chí Minh là từ tư duy.
- Rút ra một số nhận xét khoa học đóng góp vào sự phát triển của phân ngành
tư tưởng chính trị Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tư duy chính trị Hồ
Chí Minh.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở khái quát những đặc trưng cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí
Minh để phân tích, làm rõ và khẳng định giá trị, tầm vóc vĩ đại của Người thông qua
sự vận dụng của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.
6
- Các dữ liệu, tri thức của luận án có thể làm tài liệu giảng dạy cho các lớp học
có mục tiêu hướng tới tăng cường năng lực tư duy chính trị và hành vi chính trị của
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng khung lý thuyết về tư
duy, tư duy chính trị nói chung và tư duy chính trị Hồ Chí Minh nói riêng. Đó là cơ
sở, là công cụ để phân tích và hiểu sâu cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản
của tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Đây là một nội dung chưa được nghiên cứu một
cách chuyên biệt và có hệ thống nhưng lại rất cần thiết để cắt nghĩa nguồn gốc hình
thành tư tưởng và hành vi chính trị của con người nói chung và của Hồ Chí Minh
nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án sẽ góp vào bức tranh tổng thể trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh và
coi đó như một trường hợp chính trị điển hình để vận dụng trong thực tiễn chính trị
hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu
về chính trị học, Hồ Chí Minh học và những chuyên ngành liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 9 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Vấn đề tư duy, tư duy chính trị nói chung và tư duy chính trị Hồ Chí Minh nói
riêng đã dành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều bài báo và các sách, tài liệu tham khảo, luận văn,
luận án đã đề cập đến những chiều cạnh khác nhau về tư duy và tư duy chính trị. Tư
duy chính trị, đặc biệt là tư duy chính trị Hồ Chí Minh là vấn đề còn những khoảng
trống trong nghiên cứu. Liên quan đến đề tài này, có các nhóm nghiên cứu sau đây:
1.1. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN TƢ DUY
Đây là một trong những hướng thu hút nhiều người nghiên cứu nhất và có
nhiều thành công. Cho đến nay nhân loại biết rất nhiều về thế giới xung quanh, nhưng
còn biết rất ít về chính bản thân mình, đặc biệt về những gì xảy ra trong bộ não.
PGS.TSKH Phan Dũng tác giả của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” cho rằng những gì
nhân loại dành cho lĩnh vực tư duy là không đáng kể. Nhân loại quan tâm đến kết quả
tư duy (các phát minh, sáng chế…) hơn là quá trình suy nghĩ dẫn đến những kết quả
đó. “Rõ ràng nhân loại quá thờ ơ với những gì thuộc về lĩnh vực tư duy”. Các công
trình tiêu biểu của hướng nghiên cứu này có thể kể đến như:
* Các công trình nước ngoài nghiên cứu về tư duy
Được viết dưới dạng các bút ký, cuốn Lôgic học biện chứng của E.V.Ilencov đã
phân tích, luận chứng một cách có hệ thống, sâu sắc cuộc tranh luận trong lịch sử triết
học, giữa các khuynh hướng duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình về bản chất
của tư duy và khoa học về tư duy. Từ đó, tác giả đã đi đến khẳng định: mâu thuẫn đó
chỉ được giải quyết một cách đúng đắn, khoa học với quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học.
Bộ sách "Phương pháp" của Edgar Morin- người cha đẻ của tư duy phức hợp -
gồm 6 tập: Tự nhiên về Tự nhiên hay Bản tính của Tự nhiên ; Sự sống về Sự sống;
Tri thức về Tri thức, Nhân học về Tri thức; Tư tưởng; Nhân loại về nhân loại, bản sắc
nhân loại; Đạo đức học. Trong đó, cuốn Nhập môn tư duy phức hợp, Edgar Morin
trình bày tổng quát về tư duy của con người, khẳng định tính tất yếu của tư duy phức
hợp. Tác giả khẳng định, tư duy vốn thuộc lĩnh vực triết học, nhưng không nằm gọn
8
trong triết học, mà có ở trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, đời thường, có cả ở
nhà bác học, nhà tư tưởng, cũng như ở người mù chữ. Hiện nay, tư duy đơn giản hóa
có nhiều bất cập, sai lầm, dẫn đến "sự mù lòa của trí tuệ" làm cho chúng ta không còn
khả năng nhận ra và lĩnh hội được tính phức hợp của thực tại. Vì vậy, tư duy phức
hợp hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học ở thế kỉ XX, đặc
biệt là điều khiển học, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái - tự
tổ chức. Khoa học hiện đại đang đòi hỏi nhất thiết phải có tư duy phức hợp: Chỉ tư
duy phức hợp mới có khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống hiện đại.
Trong Tư duy như một hệ thống, bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc
về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn "Cái toàn
thể và trật tự ẩn" (Wholeness and Implicate Order), David Bohm đã bác bỏ quan
niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính
những gì xảy ra "ngoài kia" trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư
duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và
những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập
thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là
mất đi tính xác thực, tự do và trật tự.
Daniel H.Pink trong Một tư duy hoàn toàn mới đã nhấn mạnh: "kỷ nguyên mà
não trái thắng thế và thời đại thông tin do nó phát sinh ra đang dần được thay thế bởi
một thế giới mới mà tại đó các phẩm chất của não phải như sáng tạo, trực giác sẽ nổi
trội hơn". Ông cho rằng, thế giới cần theo đuổi triết lý suy nghĩ mới về "một nền kinh
tế sáng tạo".
John Dewey trong Cách ta nghĩ đã mô tả chi tiết các quy trình khác nhau của
quá trình suy nghĩ và rèn luyện trí nghĩ. Ông cho rằng suy nghĩ là một hành động tự
nhiên, việc dạy một người nào đó suy nghĩ là một việc bất khả. Tuy nhiên, có thể
giúp phát triển tư duy của con người thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo, sự
tò mò và cách đặt câu hỏi. Để có thể làm như vậy, thay vì nhồi nhét kiến thức, chúng
ta nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường kích thích tư duy sáng tạo.
M.M.Rodentan trong Nguyên lý lô gic biện chứng đã nghiên cứu hình thức và
quy luật của tư duy, phân tích đối tượng, vai trò của lôgic học đối với quá trình tư
duy, phân biệt lôgic hình thức và lôgic biện chứng, những hạn chế của lôgic hình
9
thức. Từ đó tác giả khẳng định, việc học tập, nghiên cứu lôgic biện chứng là điều kiện
quan trọng để đạt đến trình độ tư duy biện chứng duy vật.
Cũng của M.M. Rôdentan trong Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ
Tư bản của Mác đã phân tích những quy luật và phương pháp lịch sử do Mác áp
dụng vào việc phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quy luật của
phương pháp ấy; những đặc điểm của các quy luật dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
A.P.Séptulin trong Phương pháp nhận thức biện chứng đã tập trung phân
tích chức năng phương pháp luận của học thuyết triết học Mác-Lênin, lý giải phép
biện chứng với tư cách là phương pháp nhận thức. Từ đó tác giả khẳng định,
phương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhận thức, các
quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật và phạm trù của
phép biện chứng.
Cuốn Lịch sử phép biện chứng (6 tập) của các tác giả thuộc Viện Triết học,
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), vấn đề tư duy biện chứng duy vật được bàn
đến trong quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của phép biện chứng.
Các tác giả đã khái quát một cách hệ thống lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp tư
duy: phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình trong lịch sử
triết học nhân loại, kết quả sự thắng thế của phương pháp tư duy biện chứng duy vật.
* Các công trình trong nước nghiên cứu về tư duy
Nét đặc trưng chung nhất trong phương thức tồn tại của tâm lý người là tư duy
với tư cách là một quá trình, một hoạt động. Phân tích tính hai mặt của quá trình tư
duy thống nhất, tác giả Nguyễn Bá Dương đã đi đến nhận định: Quá trình tìm kiếm,
phát minh cái mới trong khoa học cũng giống như quá trình tái tạo kinh nghiệm của
lịch sử - xã hội loài người diễn ra dưới hình thức giải quyết các tình huống có vấn đề.
Bản thân mỗi kinh nghiệm lịch sử - xã hội luôn có tính tổng hòa của hoạt động sáng
tạo của xã hội loài người. Từ đó cho thấy, mâu thuẫn cơ bản của sự phát triển trí tuệ
loài người là ở chỗ “tư duy một mặt là một quá trình tìm kiếm và phát hiện ra cái
mới, cái bản chất, mặt khác nó còn là quá trình tái tạo lại những tri thức, những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội đã được loài người tích lũy” [38, tr.20].
Nguyễn Mạnh Cương trong bài Về bản chất của tư duy đã chỉ ra, tư duy là gì
trong sự phân biệt với ý thức, nhận thức. Để hiểu rõ được bản chất của tư duy với tư
10
cách là một chỉnh thể thống nhất và đặc biệt, để vận dụng các công cụ của tư duy một
cách hiệu quả, tác giả đã khẳng định, bộ phận cơ bản của tư duy là tư duy chính xác.
Tư duy chính xác theo tác giả là một bộ phận của tư duy biện chứng mác xít, phản
ánh trạng thái xác định của sự vật, hiện tượng trong “tính đồng nhất trừu tượng” của
chúng. Đồng thời tác giả đã phân biệt sự khác nhau giữa tư duy chính xác và tư duy
biện chứng.
Dựa trên cơ sở những mối liên hệ, quan hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan và lý thuyết phản ánh, tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng “tư
duy là quá trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng
hay các hiện tượng của hiện thực khách quan” [116, tr.153]. Tác giả cho rằng, tư duy
khác hẳn với tri giác ở chỗ, tư duy không chỉ thực hiện được những bước đi như đã
xảy ra ở tri giác, là tách các phần riêng lẻ của sự vật, mà còn cố gắng hiểu các phần
đó có quan hệ với nhau như thế nào. Tư duy phản ánh bản chất của sự vật, và do đó là
hình thức phản ánh hiện thực cao nhất.
Nguyễn Đình Trãi trong Luận án tiến sĩ triết học Năng lực tư duy lý luận cho
cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường chính trị tỉnh đã xem tư duy như là
quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu thu được qua nhận thức cảm
tính, nhận thức kinh nghiệm để rút ra cái chung, cái bản chất của sự vật” [242, tr.19].
Nguyễn Thanh Tân trong bài Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó
đã phân tích quá trình hình thành tư duy của con người bắt nguồn từ lao động và
trong quá trình hoạt động, tư duy, ý thức của con người về thế giới khách quan được
hình thành. Tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tư duy như: nguồn gốc
thực tiễn; có hệ thống tri thức làm tiền đề; đòi hỏi một bộ máy công cụ và phương
tiện nhất định; luôn có đối tượng nhất định và là một chức năng của não người.
Trong Luận văn thạc sỹ triết học, Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng
mác xít, tác giả Đoàn Thế Hùng đã khái quát lịch sử hình thành, phát triển tư duy biện
chứng duy vật từ thời cổ đại đến giai đoạn Lênin. Thông qua sự khái quát đó, tác giả
đã phân tích các điều kiện của sự hình thành tư duy biện chứng duy vật. Theo tác giả,
tư duy biện chứng mác xít là tư duy phản ánh đúng đắn biện chứng của sự vật, tức là
phản ánh sự vật trong mối liên hệ, trong sự vận động và chuyển hóa không ngừng. Từ
kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực tư duy biện chứng mác xít cho cán bộ ở nước ta hiện nay.