Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tự đánh giá của học sinh Trung học cơ sở
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1115

Tự đánh giá của học sinh Trung học cơ sở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Thị Như Quỳnh

TỰ ĐÁNH GIÁ

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Thị Như Quỳnh

TỰ ĐÁNH GIÁ

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Tâm lí học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những

kết quả và số liệu trên là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình

nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lương Thị Như Quỳnh

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này có thể được hoàn thành đó không phải là công sức của riêng cá

nhân tôi mà còn là công sức và sự hỗ trợ của nhiều đơn vị khác nhau.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh nói chung và những thầy, cô – giảng viên của khoa Tâm lí học và

Phòng Sau đại học nói riêng. Quý thầy, cô đã giảng dạy và hỗ trợ cho tôi cũng như

các học viên khác trong suốt một quá trình học tập tại đây.

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Thu Mai – người hướng

dẫn khoa học của tôi. Em cảm ơn cô vì đã là giảng viên đồng hành cùng em trên

chặng đường này; giúp em nhận ra nhiều điều đáng quý, trưởng thành hơn và luôn

kịp thời hỗ trợ cũng như định hướng cho những thiếu sót của em.

Đề tài luận văn này sẽ rất khó có thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ của 4

trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến Ban Giám hiệu các trường: THCS A và THCS D (Quận Bình Tân),

THCS B (Quận 6), THCS C (Huyện Bình Chánh) đã tạo điều kiện cho tôi và xin

cảm ơn toàn thể các em học sinh THCS khối 6, khối 7, khối 8 và khối 9 đã đồng ý

thực hiện khảo sát cũng như trả lời phỏng vấn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình vì luôn quan tâm, động viên;

các anh, chị và bạn bè khóa 28 luôn nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ tôi trong suốt quá

trình này.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ........................................................................... 8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................. 8

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về TĐG ở ngoài nước .................................. 8

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về TĐG ở trong nước................................. 14

1.2. Lý luận TĐG của HS THCS............................................................................. 17

1.2.1. Lý luận TĐG.............................................................................................. 17

1.2.2. Đặc điểm của HS THCS ............................................................................ 31

1.2.3. TĐG của HS THCS ................................................................................... 34

Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 46

Chương 2. THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRUNG

HỌC CƠ SỞ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................................ 47

2.1. Tổ chức nghiên cứu TĐG của HS THCS......................................................... 47

2.1.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 47

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 47

2.1.3. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 52

2.2. Kết quả nghiên cứu TĐG của HS THCS ......................................................... 54

2.2.1. Thực trạng TĐG của HS THCS................................................................. 54

2.2.2. Đối chiếu TĐG của HS THCS với các đề tài nghiên cứu trước................ 89

2.2.3. Biện pháp cho sự phát triển TĐG của HS THCS ...................................... 93

Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 99

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 Đ>S Đúng nhiều hơn sai

2 HTĐ Hoàn toàn đúng

3 HTS Hoàn toàn sai

4 HS Học sinh

5 PV Phân vân

6 S>Đ Sai nhiều hơn đúng

7 TS Tần số

8 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

9 THCS Trung học cơ sở

10 TĐG Tự đánh giá

11 TYT Tự ý thức

12 % Tỷ lệ phần trăm

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cách thức quy đổi điểm về mức độ TĐG trên năm mặt....................... 49

Bảng 2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu........................................................... 53

Bảng 2.3. Nhận thức về khái niệm TĐG của HS THCS....................................... 54

Bảng 2.4. Nhận thức về mức độ quan trọng, sự cần thiết của TĐG và hiểu

bản thân của HS THCS......................................................................... 55

Bảng 2.5. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt thể chất xét trên phương

diện nội dung......................................................................................... 56

Bảng 2.6. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt thể chất xét trên phương

diện số lượng......................................................................................... 58

Bảng 2.7. Thực trạng phân loại chỉ số khối của cơ thể của HS THCS ................. 58

Bảng 2.8. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt giao tiếp xét trên phương

diện nội dung......................................................................................... 60

Bảng 2.9. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt giao tiếp xét trên phương

diện số lượng......................................................................................... 62

Bảng 2.10. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt học tập xét trên phương

diện nội dung......................................................................................... 62

Bảng 2.11. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt học tập xét trên phương

diện số lượng......................................................................................... 64

Bảng 2.12. Thực trạng về khía cạnh học lực của HS THCS................................... 65

Bảng 2.13. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt cảm xúc xét trên phương

diện nội dung......................................................................................... 66

Bảng 2.14. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt cảm xúc xét trên phương

diện số lượng......................................................................................... 68

Bảng 2.15. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt đạo đức xét trên phương

diện nội dung......................................................................................... 68

Bảng 2.16. Thực trạng TĐG của HS THCS về mặt đạo đức xét trên phương

diện số lượng......................................................................................... 70

Bảng 2.17. Thực trạng về hạnh kiểm của HS THCS .............................................. 71

Bảng 2.18. Thực trạng TĐG của HS THCS............................................................ 72

Bảng 2.19. Hoàn cảnh diễn ra TĐG của HS THCS ................................................ 73

Bảng 2.20. Tiêu chuẩn TĐG của HS THCS ........................................................... 74

Bảng 2.21. Đối tượng tác động đến TĐG của HS THCS ....................................... 75

Bảng 2.22. Động cơ dẫn đến TĐG của HS THCS.................................................. 76

Bảng 2.23. Thực trạng TĐG của HS THCS theo giới tính ..................................... 77

Bảng 2.24. Sự khác biệt thực trạng TĐG về mặt cảm xúc của HS THCS theo

giới tính................................................................................................. 78

Bảng 2.25. Thực trạng TĐG của HS THCS theo trường ........................................ 78

Bảng 2.26. Thực trạng TĐG của HS THCS theo khối............................................ 79

Bảng 2.27. Sự khác biệt giữa TĐG về mặt đạo đức theo khối................................ 79

Bảng 2.28. Thực trạng TĐG của HS THCS theo học lực....................................... 80

Bảng 2.29. Sự khác biệt giữa TĐG về mặt đạo đức theo học lực........................... 80

Bảng 2.30. TĐG của HS THCS theo hạnh kiểm..................................................... 81

Bảng 2.31. Sự khác biệt giữa TĐG về mặt đạo đức theo hạnh kiểm...................... 81

Bảng 2.32. TĐG về mặt thể chất thông qua tình huống giả định 1......................... 82

Bảng 2.33. TĐG về mặt thể chất thông qua tình huống giả định 2......................... 83

Bảng 2.34. TĐG về mặt giao tiếp thông qua tình huống giả định 3 ....................... 83

Bảng 2.35. TĐG về mặt giao tiếp thông qua tình huống giả định 4 ....................... 84

Bảng 2.36. TĐG về mặt học tập thông qua tình huống giả định 5.......................... 84

Bảng 2.37. TĐG về mặt học tập thông qua tình huống giả định 6.......................... 85

Bảng 2.38. TĐG về mặt cảm xúc thông qua tình huống giả định 7........................ 86

Bảng 2.39. TĐG về mặt cảm xúc thông qua tình huống giả định 8........................ 86

Bảng 2.40. TĐG về đạo đức thông qua tình huống giả định 9................................ 87

Bảng 2.41. TĐG về đạo đức thông qua tình huống giả định 10.............................. 88

Bảng 2.42. TĐG của HS THCS thông qua tình huống giả định ............................. 88

Bảng 2.43. TĐG của HS về các mặt của tác giả Đỗ Ngọc Khanh 2005 ................. 90

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Thực trạng TĐG của HS THCS trên năm mặt.......................................73

Biểu đồ 2.2. TĐG của HS THCS trên năm mặt của đề tài năm 2005 và 2019 ..........91

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Căn cứ vào Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Quốc hội Việt Nam đã khẳng

định:

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người

Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Rõ ràng, mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đang hướng người học đến với sự

phát triển toàn diện nhất có thể. Để đạt được điều này thì không thật sự dễ dàng,

nhất là khi xuất phát điểm của mỗi cá nhân không giống nhau.

Để có thể trở thành những người thành công và có ích cho tương lai thì việc

giúp cho cá nhân hình thành và phát triển nhân cách tích cực là một điều rất cần

thiết. Khi mỗi cá nhân có thể tự đánh giá (TĐG) chính mình thì nhân cách của họ sẽ

được phát triển một cách tốt nhất. TĐG bản thân thấp hơn hay cao hơn so với thực

tế đều không mang lại cái nhìn chuẩn xác. Từ đây, dễ sinh ra tự ti hoặc tự cao; cản

trở cho sự phát triển tâm lí, gây khó khăn trong giao tiếp và hạn chế những cơ hội

cho bản thân. TĐG xuất hiện và bộc lộ rõ nét khi bước vào độ tuổi thiếu niên hay

còn được gọi là tuổi HS Trung học cơ sở (THCS). Đây là giai đoạn có nhiều sự biến

đổi diễn ra nhanh, mạnh nhưng chưa ổn định về tất cả các mặt. Những điều này đều

có những tác động nhất định đến TĐG của các em. Đầu giai đoạn THCS, TĐG của

các em thường được lấy chuẩn từ người khác và dựa vào sự nhận xét đánh giá của

họ. Đặc biệt là những người có uy tín, gần gũi với các em (Lý Minh Tiên, Nguyễn

Thị Tứ, Bùi Hồng Hà & Huỳnh Lâm Anh Chương, 2012). Chính vì lấy chuẩn từ

người khác nên các em dễ chịu sự tác động và đôi khi sự áp đặt vô hình của người

lớn; cùng sự nhạy cảm, TĐG quá khắt khe với chính mình trong lứa tuổi này là một

trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ thương tâm xảy ra.

2

Vào năm 2008, Tổng cục Dân số và Tổng cục thống kê đã tiến hành điều tra

lần thứ hai đối với vị thành niên và thanh thiếu niên với hơn 10.000 khách thể ở 63

tỉnh thành. Kết quả điều tra về những cảm xúc và suy nghĩ mà thanh thiếu niên đã

từng trải qua như sau: 73,1% có cảm giác buồn chán; 27,6% cảm giác rất buồn, thấy

mình không có ích và không muốn hoạt động như bình thường; 21,3% cảm thấy

hoàn toàn thất vọng về tương lai và 4.1% đã nghĩ đến tự tử. Tỉ lệ thanh thiếu niên

trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên từ 32% đến 73% so với năm 2003 (Nguyễn

Thị Ánh Nguyệt, 2017). Chưa dừng lại ở đó, năm 2018 tác giả Huỳnh Văn Sơn đã

nghiên cứu đề tài: “Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của HS THCS và biện pháp

phòng ngừa”, với khách thể là 1.043 HS của 7 trường THCS trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh (Tp.HCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 643 HS có hành vi bỏ

bê bản thân, thể hiện sự thiếu trách nhiệm với chính mình. Ngoài ra, có đến 401

khách thể có suy nghĩ bi quan về cuộc sống, 149 HS thừa nhận từng làm đau bản

thân mình và 280/1043 HS có thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân đáng chú ý là

hành vi này lại được tập trung chủ yếu ở HS khá, giỏi (T Trang, 2018). Có thể nhận

thấy, từ những nhận thức tiêu cực và tự ti về bản thân rất có thể dẫn đến những cảm

xúc và hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính mình. Thiết nghĩ nếu các em có

thể TĐG bản thân một cách tích cực thì tình trạng trên có thể được hạn chế.

TĐG là đề tài không còn xa lạ, đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới và đây

cũng là vấn đề được quan tâm ở nước ta. Dù các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

vẫn chưa nhiều song vẫn là những nền tảng hết sức quan trọng cho những nghiên

cứu tiếp theo. Điều này vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với người nghiên cứu.

Nhưng trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn đề tài, người nghiên cứu nhận thấy rằng

đây vẫn là vấn đề cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm. Nhất là khi xã hội đang

ngày càng phát triển và tiến bộ gần như trên tất cả mọi phương diện, sự tiếp xúc với

công nghệ thông tin và sự mở rộng giao lưu hội nhập với văn hóa các nước đã

không còn là khó khăn. Tất cả những điều này đã tác động đến môi trường sống và

sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến TĐG.

Nói tóm lại, đứng trước giai đoạn đầy biến động của lứa tuổi HS THCS cùng

những con số đáng báo động và tình hình nghiên cứu về TĐG trong và ngoài nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!