Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp và ứng dụng trong quan hệ đồng chất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
..... .....
PHAN THỊ HƯƠNG LÀI
TỰ ĐẲNG CẤU NHÓM
BẢO TOÀN LỚP LIÊN HỢP VÀ
ỨNG DỤNG TRONG QUAN HỆ
ĐỒNG CHẤT
CHUYÊN NGÀNH : PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP
MÃ SỐ : 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Phản biện 1: TS. Nguyễn Duy Thái Sơn
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Gia Định
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ ngành Phương pháp Toán sơ cấp họp tại Đại
học Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho G là một nhóm. Aut(G) và Inn(G) lần lượt là nhóm các tự
đẳng cấu và nhóm các tự đẳng cấu trong của nhóm G. Với
x G
, ký
hiệu
G
x
là lớp liên hợp của x trong G. Một tự đẳng cấu α của nhóm
G được gọi tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp nếu
( ) , G x x
với mọi phần tử x thuộc G. Tập AutC(G) gồm tất cả các tự đẳng cấu
bảo toàn lớp liên hợp của G là một nhóm, và Inn(G) là một nhóm con
chuẩn tắc của AutC(G). Các nhóm AutC(G), Inn(G) và nhóm thương
OutC(G) = AutC(G)/Inn(G) có những ứng dụng trong lý thuyết nhóm,
chẳng hạn chúng là những bất biến đối với quan hệ đồng chất trên tập
các nhóm.
Nếu G là nhóm giao hoán, rõ ràng Inn(G) = AutC(G). Năm 1911,
nhà toán học người Anh, W. Burnside [2] đã nêu một câu hỏi: Có tồn
tại hay không một nhóm hữu hạn G sao cho G có một tự đẳng cấu
bảo toàn lớp liên hợp mà không phải là tự đẳng cấu trong? Câu hỏi
này đặc biệt được quan tâm khi G là một p – nhóm. Năm 1913,
W.Burnside [3] đã đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi đó bằng cách
xây dựng một nhóm G có cấp p6
, p là số nguyên tố lẻ, mà OutC(G) ≠ 1.
Năm 1947, G. E. Wall [13] đã chỉ ra tồn tại nhóm G cấp 25 mà
OutC(G) ≠ 1. Tiếp sau đó, nhiều nhóm khác [4] cũng đã được các nhà
toán học xây dựng với OutC(G) ≠ 1, nhưng các nhóm ấy đều có cấp
lớn hơn p6
. Năm 2001, M. Kumar và L. R. Vermani [7] đã chứng tỏ
OutC(G) = 1 với mọi nhóm có cấp p4
. Nhằm tìm hiểu các tự đẳng cấu
nhóm bảo toàn lớp liên hợp, tôi chọn đề tài luận văn Thạc sĩ của
mình là: “Tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp và ứng dụng
trong quan hệ đồng chất”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp và các tính
chất của nó.
- Nghiên cứu quan hệ đồng chất trên tập các nhóm.
- Khảo sát ứng dụng của tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp
vào quan hệ đồng chất trên tập các nhóm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các p – nhóm hữu hạn.
- Tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp.
- Quan hệ đồng chất trên các p – nhóm hữu hạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và hệ thống các tài liệu về lý thuyết nhóm có liên quan
đến nội dung đề tài. Đặc biệt là các tài liệu về tự đẳng cấu nhóm,
phân loại đồng chất các p - nhóm hữu hạn.
- Khảo sát các tính chất của tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên
hợp và ứng dụng vào quan hệ đồng chất trên các p – nhóm hữu hạn.
- Trao đổi, thảo luận với người hướng dẫn.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 2
chương và được bố cục như sau:
Mở đầu
Chương 1. Nhóm và p – nhóm hữu hạn
Chương này sẽ trình bày sơ lược một số kiến thức về cấu trúc
nhóm và p – nhóm hữu hạn nhằm làm cơ sở cho chương sau.
§1. Nhóm và p - nhóm
§2. Nhóm lũy linh
Chương 2. Tự đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp và ứng dụng
trong quan hệ đồng chất
Chương này là nội dung chính của luận văn, sẽ giới thiệu về tự
đẳng cấu nhóm bảo toàn lớp liên hợp cùng các tính chất liên quan và
ứng dụng chúng trong quan hệ đồng chất trên tập các p – nhóm.
§1. Tự đồng cấu bảo toàn lớp liên hợp
§2. Quan hệ đồng chất
§3. Ứng dụng của tự động cấu bảo toàn lớp liên hợp trong
quan hệ đồng chất.
Kết luận
Danh mục các tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1.
NHÓM VÀ p – NHÓM HỮU HẠN
Chương này trình bày sơ lược một số kiến thức về cấu trúc nhóm
và p – nhóm hữu hạn nhằm làm cơ sở cho chương sau, các chi tiết
liên quan có
thể xem trong các tà
i liêu v ̣ ề lý
thuyết nhóm.
1.1. NHÓM VÀ p – NHÓM.
1.1.1. Cấu trúc nhóm
1.1.2. Nhóm con
Định nghĩa 1.7. Một nhóm con thực sự H của G được gọi là nhóm
con cực đại của G nếu có nhóm con M của G sao cho
H M G
thì
M G
hoặc
M H
.
1.1.3. Nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương
1.1.4. Đồng cấu nhóm
1.1.5. Tích trực tiếp và tổng trực tiếp
Giảsử A và B là các nhóm. Trên tâp ḥ ơp tích Descartes ̣
G A B a b a A b B { , : , }
ta đinh ngh ̣ ia m̃ ôt lu ̣ ât ḥ ơp th ̣ ành như sau:
a b a b a a bb 1 1 2 2 1 2 1 2 , , , .
Dễdàng kiểm tra lai ṛ ằng G cùng vớ
i phép toán đó
lâp nên ̣ môṭ
nhóm, có phần tử đơn vi ḷ à e e e A B ,
và phần tử nghicḥ đảo của
ab,
là
1 1 1 a b a b , , .
Đinh ngh ̣ ia 1.30. ̃ Nhóm
G A B
xác đinh như trên đư ̣ ơc g̣ oi ḷ à
tích
trưc ti ̣ ếp của hai nhóm A vàB.
Từ đinh ngh ̣ ia c ̃ ủa tích trưc ti ̣ ếp, ta có mênh ̣ đềsau.