Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thống và cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của akutagawa ryunosuke.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
LÊ THỊ DUNG
Truyền thống và cách tân nghệ thuật
trong truyện ngắn của Akutagawa
Ryunosuke
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học Nhật Bản đã để lại trong lòng người một ấn tượng sâu sắc về cái
đẹp. Đó là cái đẹp tĩnh lặng, mong manh, mơ hồ, nhẹ nhàng, tinh tế và thanh cao
xuyên suốt các chặng đường lịch sử văn học. Từ tập thơ Manyoshu với cái xào xạc
của lá đến truyện kể Genji mang vẻ đẹp lý tưởng của thiên nhiên và con người. Đó
còn là những vần thơ Haiku nhỏ nhắn, mỏng manh như vỏ ốc nhỏ giữa đại dương
mênh mông. Thế nhưng, giữa sự bé nhỏ, lặng thinh và bỏ lửng của những câu thơ là
cả một thế giới tâm hồn tình cảm đang cuộn sóng. Vẻ đẹp ấy còn lung linh hơn,
mong manh và mơ hồ hơn qua những trang văn của Kawabata với cái đẹp của nỗi
buồn và cô đơn.
Giữa một vườn hoa đẹp lộng lẫy và ngát hương thơm, Akutagawa như một
bông hoa âm thầm khép im mình giữa bốn bề rực rỡ. Có ai biết được rằng bông hoa
ấy đang phải chịu đựng và cố gắng vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh với niềm
khao khát sống. Phải chăng, đó mới là vẻ đẹp thực sự cần có nơi cuộc đời.
Akutagawa chưa được biết đến nhiều trên văn đàn văn học thế giới nhưng cuộc đời
cùng với những truyện ngắn của ông đã tạo nên dấu ấn không thể phai mờ đối với
3
độc giả mọi thời đại. Sống trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới, Akutagawa
đã kế thừa lối viết văn của những bậc tiền bối đồng thời là sự sáng tạo tuyệt vời về
nghệ thuật viết theo lối tự sự hiện đại. Điều đó khiến cho những tác phẩm của ông
vừa phảng phất chất cổ điển quen thuộc dễ đi vào lòng người đồng thời cũng gợi tò
mò cho người đọc về sự tân kỳ của nghệ thuật viết truyện. Cái đẹp trong văn
Akutagawa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống trong văn học cổ và sự cách
tân trong nghệ thuật biểu hiện của văn học hiện đại đã tạo nên sự độc đáo riêng biệt
trong phong cách của Akutagawa.
Bởi những tìm tòi sáng tạo trong nghệ thuật viết văn cũng như những vấn đề
lớn về con người và xã hội được đặt ra trong tác phẩm, chúng tôi đi vào nghiên cứu
đề tài “Truyền thống và cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của Akutagawa
Ryunosuke” để thấy được sức sáng tạo vượt không gian, thời gian. Những tác phẩm
nghệ thuật mà ông để lại cho đời sẽ mãi là những giá trị thiêng liêng trong sâu thẳm
tâm hồn độc giả. Akutagawa là người mở đường cho sự hiện đại hóa của lối viết
truyện ngắn ở Nhật Bản. Xuất hiện trên văn đàn văn học Nhật Bản chỉ trong một
thời gian ngắn như ánh sao băng lướt qua trên bầu trời, thế nhưng ánh sáng huyền
diệu ấy đã làm bừng tỉnh tâm hồn và khắc sâu vẻ đẹp lung linh trong miền ký ức.
Đó là cơ sở làm xuất hiện những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nhật Bản.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, Akutagawa là nhà văn âm thầm đi trong cuộc đời, vượt qua
những khổ đau bất hạnh để tìm kiếm và góp nhặt những giá trị chân chính cho văn
chương. Cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Akutagawa đã in dấu vào trái tim độc
giả như một niềm kiêu hãnh và rất đỗi thiêng liêng. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực văn
học Nhật Bản, nhà văn Akutagawa chưa được nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu.
Thế nhưng các công trình nghiên cứu về Akutagawa của các tác giả trong và ngoài
nước là những tư liệu rất quan trọng để chúng tôi có những hiểu biết nhất định về
con người, cuộc đời và hành trình sáng tạo của nhà văn Akutagawa, đồng thời cũng
là niềm động lực để chúng tôi có niềm say mê nghiên cứu đề tài này.
4
Bàn về phong cách viết văn của Akutagawa, Nguyễn Tuấn Khanh nhận định:
“Akutagawa là nhà viết truyện nổi tiếng…Ông cố gắng kết hợp văn hóa Châu Âu và
văn hóa Nhật bản”[10,97]. Tuy thấm nhuần văn hóa phương Tây nhưng Akutagawa
lại lấy đề tài trong văn học cổ Nhật bản và trung Quốc, “Ông không chạy theo đề tài
phương Tây và những khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa”(Naturalism)[10,97]. Tác
phẩm của Akutagawa đã “trở về nguồn gốc truyền thống nhưng phân tích tâm lí
hiện đại…,pha trộn hiện thực và huyền ảo, văn chương hoa mỹ nhưng súc tích, bố
cục chặt chẽ”[10,97].
Akutagawa xuất hiện trên văn đàn văn học Nhật Bản không chỉ với một
phong cách viết văn độc đáo mà những truyện ngắn của ông còn in đậm tinh thần
nhân văn và nhân bản sâu sắc. Trong bài viết“Đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn
của ông”, Phong Vũ nhấn mạnh “Akutagawa được coi là bậc thầy ưu tú của truyện
ngắn, là một trong những người khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản, người
đã góp phần quan trọng để đưa nền văn học ấy hòa với dòng chung của văn học thế
giới. Trong cuộc đời văn học ngắn ngủi của mình, ông đã tìm tòi không mệt mỏi, đã
vật lộn khá gay go quyết liệt để tự vượt lên chính mình, tìm cho mình một tiếng nói
nghệ thuật chân chính, độc đáo”[21,345]. Tác giả chỉ ra rằng: “Đặc điểm nổi bật
trong sáng tác của Akutagawa là mối quan tâm của ông tới thế giới nội tâm, đến
tâm lý con người: nó như một đối tượng của nhận thức chứ không chỉ là sự giải
thích hành động của con người…Ông chỉ ra thế giới nội tâm không phải tự thân mà
trong sự va chạm với thế giới xung quanh”[21,345]. Dịch giả Phong Vũ đã phác
họa bức tranh đời sống của nhà văn, những ảnh hưởng từ chính cuộc đời đối với sự
nghiệp của Akutagawa. Tiếp đó là những truyện ngắn tạo nên bước ngoặt cuộc đời
của nhà văn đã làm sống lại cả một thời với những kí ức đau buồn xen lẫn hạnh
phúc. Đồng thời, Phong Vũ cũng chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của
những truyện ngắn đó.
Bàn về trường phái nghệ thuật của Akutagawa, Khương Việt Hà có bài viết
“Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ
XX”. Ở thời Taisho, bên cạnh sự phát triển của các trường phái văn học như phái
5
Duy mỹ, Shikaba, còn xuất hiện trào lưu Tự thuật (hay còn gọi là Tư tiểu thuyết).
Đặc biệt là sự ra đời dòng văn học theo chủ nghĩa tân hiện thực (neo – realism).
Akutagawa là người đứng đầu khuynh hướng văn học ấy. Ông cùng với Masao
Kume và Kikuchi Kan đã đưa dòng văn học này phát triển lên đỉnh cao. Chủ nghĩa
tân hiện thực viết theo lối “Dùng khả năng của lí trí để phán đoán một cách lạnh
lùng, khách quan những dữ kiện xã hội dù thuộc về hiện tại hay lui về quá khứ” [2,
501]. Tác giả nhận định: “Đây là một khuynh hướng văn học dung hòa được những
tinh hoa lí trí của chủ nghĩa tự nhiên và màu sắc lãng mạn, phóng túng của chủ
nghĩa duy mỹ, thể hiện một phong cách riêng biệt và hòa trộn giữa hiện thực và
huyền ảo”[7,126]. Sức sống lâu bền của những tác phẩm Akutagawa viết là ở chỗ
“Những sáng tác hiện thực mà sự đa dạng về nội dung và hình thức của chúng lớn
hơn bất cứ tác phẩm của nhà văn nào cùng thời với ông. Phản ánh sự nhạy cảm và
chiều sâu ý thức của một con người am hiểu văn chương Nhật bản truyền thống,
văn học Trung Hoa cổ điển và tư tưởng phương Tây hiện đại” [7,126].
Năm 2006, tác giả Đinh Văn Phước đã tập hợp những truyện ngắn đặc sắc
của Akutagawa trong cuốn “Trinh tiết”. Cuốn sách còn tập hợp một số bài viết của
các nhà nghiên cứu, phê bình về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn
Akutagawa. Trong “Lời giới thiệu” đầu cuốn sách, tác giả Trần Tiễn Cao Đăng đã
bộc lộ những cảm xúc khi nói về những truyện ngắn của Akutagawa. Qua những
sáng tác của Akutagawa, tác giả khám phá được Nhật Bản với vẻ đẹp của một đất
nước, của một nền văn hóa. Bên cạnh đó “Khám phá của tôi – thông qua
Akutagawa – thật giản dị: bằng những âm, những chữ, những câu, người ta có thể
mang đến cho nhau cơ hội sống những cuộc đời khác, cảm nhận những chiều kích
khác của hiện hữu, một cách sâu sắc, máu thịt, tận đáy” [2,5]. Nguyễn Nam Trân
cũng đóng góp hai bài viết: “Tiểu sử Akutagawa Ryunosuke” và “Akutagawa
Ryunosuke từ A đến R”. Bài viết thứ nhất chỉ đơn thuần giới thiệu về cuộc đời
Akutagawa với những mốc thời gian và những sự kiện cụ thể. Bài viết thứ hai có 7
mục, mỗi mục nói về một khía cạnh khác nhau liên quan đến sự lí giải về cuộc đời,
văn nghiệp, tác phẩm và những tư tưởng nghệ thuật của Akutagawa. Đinh Văn
6
Phước đề cập đến vấn đề: Akutagawa vay mượn cốt truyện để sáng tạo nên tác
phẩm nghệ thuật. Bài viết“Akutagawa dựa vào đâu để viết Sợi tơ nhện” (Lạc bước
vào rừng văn hóa) bàn đến cách viết và lối sáng tác văn chương của Akutagawa:
“Ông bắt đầu nổi tiếng trong làng văn với tài khai thác, triển khai những đề tài có
sẵn trong các tác phẩm cổ điển Nhật Bản và của cả những nước khác. Điều này làm
cho một số người ngộ nhận là ông chỉ làm việc vay mượn. Ông vay mượn nhưng
ông cũng sáng tạo. Sự vay mượn không chỉ dừng lại ở các câu chuyện cổ mà ông
còn dùng ngay cả những sáng tác đương thời. Ông không chỉ vay mượn một truyện
để viết một truyện mà trong lắm trường hợp đã tham khảo nhiều truyện để viết một
truyện”[2,484]. Đinh Văn Phước đã chỉ ra xuất xứ của Sợi tơ nhện, đồng thời cũng
là những cách tân vượt thời đại mà Akutagawa đã sáng tạo nên một tuyệt tác cho
riêng phong cách tác phẩm của mình. Truyện ngắn Sợi tơ nhện là một trong những
tác phẩm thể hiện sự chiêm nghiệm của Akutagawa trước cuộc đời. Cuộc sống hiện
tại có nhiều thay đổi, những giá trị của đời sống tinh thần con người cũng bị đảo
lộn. Bên cạnh nét đẹp truyền thống đã xuất hiện những biến đổi của giá trị con
người thời hiện tại. Cái nhìn ấy mang tính nhân bản sâu sắc.
Trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Thị Xuân Vinh với công trình nghiên cứu “Những cách
tân nghệ thuật trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke” có đề cập đến một số
phương diện cách tân nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa theo hướng hiện đại
hóa. Đó là sự sáng tạo mới mẻ về thể loại, về nghệ thuật trần thuật, kiểu nhân vật và
ngôn ngữ trong truyện ngắn. Tác giả nhận định: “Khi lần giở trước đèn những
trang sách đẹp của Akutagawa, một thế giới nghệ thuật tưởng như thuộc về một vẻ
đẹp cổ điển của một nước Nhật cổ kính kia, lại làm cho ta vô cùng kinh ngạc về sự
tân kỳ trong sáng tạo nghệ thuật. Có những sáng tác của Akutagawa, nếu mờ hóa đi
tên tác giả, đất nước và niên đại, có thể sẽ làm cho nhiều độc giả thảng thốt gọi đó
là cách viết hậu hiện đại của thời chúng ta” [20, 2].
Các nhà nghiên cứu đã làm sáng rõ về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn và đôi nét
về phong cách nghệ thuật của Akutagawa. Thế nhưng, truyện ngắn Akutagawa vẫn
7
là một thế giới còn nhiều điều bất ngờ để các nhà nghiên cứu và độc giả cùng khám
phá. Với lòng trân trọng và cảm phục một con người với tấm lòng say mê, dành cả
cuộc đời cho nghệ thuật, chúng tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu những đóng góp to
lớn của nhà văn trong việc đưa nền văn học Nhật Bản bước sang một trang mới bởi
những cách tân táo bạo về nghệ thuật. Xét cho cùng, văn chương là sự nhận thức.
Không phải sự nhận thức nào cũng là toàn diện và đầy đủ. Bởi mỗi con người là
một cá tính sáng tạo, mỗi con người sẽ tiếp nhận tác phẩm văn học dưới những góc
độ khác nhau. Từ những gì đã tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đóng
góp những ý tưởng mới về nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật tự ý thức, nhân vật mờ hóa
- Kết cấu đảo ngược và kết cấu dòng ý thức
- Sự kết hợp của nhiều người kể chuyện trong một tác phẩm.
- Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo nên sự đa thanh của truyện ngắn.
- Giọng điệu trần thuật khi tự sự lạnh lùng, khi mỉa mai giễu cợt
Có thể nói, Akutagawa là nhà văn đi trước thời đại. Lối viết văn của ông gần
giống với lối viết của thời hậu hiện đại, mặc dù ông sống cách chúng ta gần hai thế
kỉ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này sẽ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu và phát
hiện những truyền thống và cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa
trên một số phương diện: đề tài, chủ đề, bối cảnh: không – thời gian, cốt truyện;
nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu và nghệ thuật trần thuật (người kể chuyện,
điểm nhìn, giọng điệu).
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát các truyện ngắn của
Akutagawa trong 2 cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa” do tác giả Phong Vũ
dịch, Nxb Hội nhà văn, năm 2000, gồm 16 truyện ngắn và cuốn “Tuyển tập truyện
ngắn Akutagawa” do tác giả Đinh Văn Phước chủ biên năm 2006, Nxb Văn học,
bao gồm 30 truyện ngắn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
8
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi thu
thập, tổ chức và phân loại tài liệu một cách khoa học. Trên cơ sở đó, xác định
những nhóm truyện ngắn có cùng chung kiểu loại trên các bình diện như kết cấu,
điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện trong các truyện ngắn của Akutagawa.
- Phương pháp phân tích, khái quát: Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu
vào phân tích, khám phá những nét truyền thống và cách tân trong truyện ngắn
Akutagawa. Đặc biệt, chúng tôi vận dụng lý thuyết tự sự học để nghiên cứu lối viết
truyện ngắn Akutagawa trên các phương diện: kết cấu, điểm nhìn trần thuật và
người kể chuyện. Đồng thời, thông qua phương pháp này, chúng tôi khẳng định
những đóng góp của tác giả trong việc hiện đại hóa thể loại truyện ngắn Nhật Bản.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu những nét
truyền thống và cách tân của nghệ thuật truyện ngắn Akutagawa, chúng tôi có đối
chiếu, so sánh với những câu chuyện được vay mượn để thấy được sự sáng tạo mới
mẻ về nghệ thuật của truyện ngắn Akutagawa.
5. Mục đích của đề tài
- Từ việc nhận diện, phân tích, tổng hợp các truyện ngắn của Akutagawa,
chúng tôi chỉ ra những nét truyện thống và cách tân về nghệ thuật truyện ngắn của
Akutagawa.
- Với quan niệm xem “tác phẩm văn học như một quá trình”, luận văn đề
xuất một hướng tiếp cận dưới góc độ tự sự học đối với truyện ngắn Akutagawa. Bởi
lẽ, theo chúng tôi, dù đã có độ lùi về thời gian từ khi tác phẩm của Akutagawa ra
mắt bạn đọc nhưng không phải hành trình khám phá vẻ đẹp Akutagawa của văn học
Nhật bản đã chấm dứt.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: AKUTAGAWA RYUNOSUKE VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
Chương 2: TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA – TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN
CÁCH TÂN