Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Chương 1
Cơ sở hình thành và khái niệm truyền thống
đoàn kết trong lịch sử dân tộc
Truyền thống bao giờ cũng là một sản phẩm của cộng đồng tồn tại lâu đời trên một
vùng đất nhất định. Truyền thống đoàn kết cũng là một sản phẩm của lịch sử, do cộng đồng
người Việt Nam tạo dựng trong quá trình hình thành và phát triển của mình với tất cả
những điều kiện và đặc điểm của Tổ quốc Việt Nam
Vậy những cơ sở nào tạo dựng nên truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Nhìn
lại trong suốt tiến trình lịch sử của mình, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam cũng
được hình thành và phát triển cùng với tiến trình dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt
Nam. Hay nói cách khác, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam chính là một sản
phẩm được sinh ra trong một tiến trình lịch sử vĩ đại của dân tộc: tiến trình dựng nước và
giữa nước cũng như quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Có đặt trong bối cảnh lịch sử như vậy, ta mới có thể thấy hết được mối quan hệ của
truyền thống đoàn kết với các truyền thống khác của dân tộc ta cũng như sự phát triển của
lịch sử. Điều đó đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc, với các thang
đo giá trị truyền thống khác nhau nhưng luôn có sự thống nhất biện chứng với nhau và
không tách rời lẫn nhau. Mà truyền thống đoàn kết cũng là một trong những biểu trưng của
các giá trị đó.
Truyền thống đoàn kết bản thân nó không phải ngẫu nhiên tự nó xuất hiện, mà nó
được hình thành trên những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, và ứng với mỗi vùng, mỗi
quốc gia nó cũng có những biểu hiện khác nhau. Xét ở hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,
truyền thống đoàn kết được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc
dựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:
1
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
1.1. Cơ sử hình thành
1.1.1. Cơ sở điều kiện tự nhiên
Truyền thống đoàn kết lúc khới thủy ban đầu là do lao động sản xuất của con người
mà hình thành nên. Buổi ban đầu khi loài người xuất hiện sự nhận thức về thế giới chưa
cao, chính lao động sản xuất đã dần dần biến đổi sự nhận thức của họ. Điều kiện tự nhiên,
thiên nhiên lúc bấy giờ nhiều hiểm nguy, qua thời gian con người đã dần nhận thức và lao
động cải tạo tự nhiên theo mục đích của mình. Thiên nhiên khắc nghiệt cộng với trình độ
nhận thức thiên nhiên chưa cao và lao động sản xuất đã dần hình thành nên tinh thần gắn
kết tự nhiên trong mổi con người. Bởi vậy, có thể nói rằng, truyền thống đoàn kết là một
tinh thần tốt đẹp của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, do điều
kiện tự nhiên của mỗi quốc gia khác nhau nên truyền thống ấy mang nét đặc trưng riêng
biệt của mỗi dân tộc trên thế giới, ngay cả những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Việt nam là một quốc gia nặn trong vùng khí hậ nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên khá ưu đãi
cho con người nhưng cũng mang lại nhiều hiểm nguy, và những đặc thù khác của điều kiện
tự nhên nên truyền thống đoàn kết dân tộc Việt nam mang những nét riêng biệt.
Ngay từ thời nguyên thủy, trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, lại
do trình độ còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, người vượn phải tập hợp với nhau thành
từng bầy, cùng chống thú dữ để tự vệ, đó là những bầy người nguyên thủy. Đây chính là cơ
sở, là nền móng quan trọng hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Nước Việt Nam có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi trùng điệp, lại có đồi thấp,
thung lũng rộng, có đồng bằng các châu thổ rộng lớn và thềm lục địa nông. Một dải bờ biển
dài trên 3000km và một hệ thống sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sinh
vật phát triển. Do đó Việt Nam có đầy đủ điều kiện cần thiết cho con người sinh sống và
phát triển. Với đặc điểm này, từ rất sớm trên lãnh thổ nước ta đã phát triển một nền nông
nghiệp lúa nước rực rỡ ( đỉnh cao là nền văn hóa lúa nước văn minh sông Hồng).
Bên cạnh những thuận lợi đó Việt Nam còn có biết bao khó khăn và thử thách của
vùng nhiệt đới ẩm. Chịu ảnh hưởng gió mùa như mưa nguồn, nước lũ, bão tố, hạn hán, lũ
2
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
lụt, dịch bệnh thường xuyên đe dọa . Những yếu tố thiên tai đó thường xuyên đe dọa cuộc
sống của nhân dân ta, vốn chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Càng về trước khi mức sản xuất
thấp, trình độ tổ chức của xã hội còn hạn chế thì sức hoành hành của thiên tai càng dữ dội
và cuộc chiến đấu khắc phục khó khăn của người ngày càng gian khổ, ác liệt. Từng cá
nhân, từng gia đình hoàn toàn bất lực trước thiên tai. Chỉ có chung sức lại trong những
cộng đồng lớn, dưới sự tổ chức của bộ máy tập trung, con người mới có thể đắp đê, làm
thủy lợi, từng bước chế ngự thiên tai để phát triển nông nghiệp.
Như chúng ta đã biết, yêu cầu có tính chất sống còn của một nền nông nghiệp lúa
nước điển hình chính là vấn đề trị thủy, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công việc trị thủy từ rất sớm.
Hạn thì phải đào mương dẫn nước vào ruộng cày cấy nuôi cây lúa, úng lụt thì phải đắp bờ
thửa, bờ vùng để ngăn lũ lụt. Việc tập hợp lực lượng, huy động mọi nguồn lực trong xã hội
tập trung cho vấn đề trị thủy trở thành vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì nhận thức được
yêu cầu này, từ rất sớm người Việt cổ đã tự nguyện liên kết lại với nhau trong các công xã,
nhiều công xã lại liên kết với nhau cũng không nhằm ngoài mục đích trên. Trên cơ đó, nhà
nước đã ra đời. Truyền đoàn kết của dân tộc ta cũng bắt đầu xuất phát từ đó. Tính liên kết
cộng đồng là một chuẩn mực xã hội của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tình làng nghĩa xóm là
một sức mạnh văn hóa mang tính bản chất trong văn hóa Việt Nam. Chính tinh thần đoàn
kết tương thân tương ái đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần vô cùng lớn lao để người
Việt Nam vượt qua sóng gió và trụ vững trên mảnh đất này.
Như vậy, cuộc đấu tranh với thiên nhiên-một thiên nhiên vừa đẹp, vừa khắc nghiệt,
vừa thuận vừa nghịch, vừa ưu đãi vừa thử thách con người sớm đã đòi hỏi con người phải
đoàn kết lại với nhau. Đó là một cơ sở khách quan dẫn đến sự hình thành và phát triển
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Cơ sở điều kiện xã hội
Ngoài cơ sở điều kiện tự nhiên thì cơ sở về điều kiện xã hội cũng là một trong những
nhân tố tạo nên truyền thống đoàn kết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lịch
sử xã hội của mỗi dân tộc không giống nhau cho nên tinh thần ấy cũng sẽ mang những nét
3
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
của điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc trên thế giới. Khác với các quốc gia khác, lịch
sử dân tôc Việt nam có dòng chảy chủ đạo là lịch sử dựng nước và giữ nước gần như xuyên
suốt . Trong khi đó, các quốc gia khác tuy cũng có sự nghiệp đấu tranh bảo vệ dân tộc
nhưng nó có những đặc điểm khác biệt với Việt nam. Bởi vậy, họ có truyền thống đoàn kết
bên cạnh những đặc điểm tương đồng thì còn có những điểm khác biệt mang đặc trưng
riêng của mỗi quốc gia dân tộc.
Nước ta trong quá trình phát triển lịch sử của mình luôn bị đè nặng bởi sự đe dọa xâm
lược từ bên ngoài, mà chủ yếu là từ một quốc gia lớn mạnh ở phương Bắc-Trung Quốc.
Đối với đế chế đó, mảnh đất chúng ta luôn là một miếng mồi ngon mà chúng luôn thèm
khát. Đối với mối nguy cơ to lớn từ bên ngoài ấy, người Việt phải đoàn kết lại với nhau,
tạo nên một sức mạnh tổng hợp, cùng nhau vùng lên đấu tranh, giữ vững độc lập chủ
quyền, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp của các thế lực bên ngoài là một
nhiệm vụ mang tính chất sống còn của lịch sử dân tộc. Chính yêu cầu này mà đã góp phần
cố kết người Việt lại với nhau, tạo truyền thống đoàn kết lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Cuộc chiến đấu chống xâm lược là một thử thách ghê gớm nhất, toàn diện nhất sức sống
của một dân tộc. Để chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù mạnh hơn, dân tộc ta phải phát
huy tất cả sức mạnh của đất nước, của nhân dân. Đó là một sức mạnh tổng hợp tạo nên từ
nhiều yếu tố, trong đó đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa của dân tộc, vì quyền lợi chung và tối
cao của tổ quốc là nhân tố cơ bản nhất. Đoàn kết thống nhất vì mục tiêu độc lập tự do và
trên cơ sở đó phát huy sức mạnh tiềm tang của toàn dân, đó là con đường chiến đấu và
chiến thắng của nhân dân trước họa ngoại xâm. Lịch sử bốn ngàn năm giữ nước đã cho
thấy, những lúc nào giữa vững và phát huy được được sức mạnh đoàn kết của toàn dân thì
cuộc chiến tranh yêu nước sớm muộn gì cũng sẽ giành được chiến thắng.
Như vậy, cùng với cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước, cuộc
đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là cơ sở khách quan thứ hai quy định
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Trước thiên tai, nhân dân ta phải tập hợp lại
để chung sức làm ăn, đắp đê, làm thủy lợi, xây dựng và bảo tồn cuộc sống. Trước giặc
ngoại xâm lớn mạnh và tàn bạo, nhân dân ta càng phải đoàn kết thống nhất để đánh giặc
4